Vai trò của công tác tuyển dụng nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ bất động sản g5 (Trang 33)

Công tác tuyển dụng nhân lực là một hoạt động của quản trị nhân lực, công tác này giúp đảm bảo chất lượng và số lượng người lao động cho doanh nghiệp. Trong sự cạnh tranh gay gắt hiện nay, công tác tuyển dụng nhân lực tốt sẽ đảm bảo được tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Tuyển dụng nhân lực có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, với cá nhân người lao động và với cả xã hội.

1.3.1. Đối với doanh nghiệp

Thứ nhất, một điều dễ nhận thấy đó là việc tuyển dụng cung cấp và đảm bảo về số lượng người lao động làm việc cho doanh nghiệp. Việc tuyển dụng có hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp có được một đội ngũ lao động lành nghề, năng động, sáng tạo, bổ sung nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuyển dụng có tầm quan trọng rất lớn đối với doanh nghiệp vì doanh nghiệp muốn hoạt động, tồn tại và phát triển đều phải dựa vào lực lượng lao động, nếu không có lực lượng lao động đủ cả về số lượng và chất lượng thì doanh nghiệp đó khó có thể tồn tại lâu dài và vững vàng trên thị trường. Tuyển dụng là khâu đầu tiên của công tác quản trị nhân sự, để làm tốt các khâu tiếp theo thì cần phải làm tốt ngay từ khâu đầu tiên này.

Thứ hai, doanh nghiệp muốn thực hiện các mục tiêu kinh doanh đặt ra một cách có hiệu quả nhất thì cần phải có những người lao động có năng lực, có phẩm chất, đủ khả năng thực hiện công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Muốn vậy, việc tuyển dụng phải thật tốt và chặt chẽ để tìm ra được những người lao động lành nghề, có đủ các kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm nhiệm công việc. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phát triển đội ngũ, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh trong điều kiện toàn cầu hóa.

Thứ ba, có thể nói nguồn nhân lực chính là tài sản của doanh nghiệp bởi lẽ chất lượng của đội ngũ nhân sự tạo ra năng lực cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp. Việc tuyển dụng nhân sự tốt góp phần quan trọng vào việc tạo ra “đầu vào” của nguồn nhân lực, nó quyết định đến chất lượng, năng lực, trình độ cán bộ nhân viên, đáp ứng đòi hỏi nhân sự của doanh nghiệp.

Thứ tư, tuyển dụng nhân sự tốt còn giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng về chi phí kinh doanh và sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách của doanh nghiệp. Một lực lượng nhân sự tốt và hùng hậu sẽ giúp mang lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và cho phép doanh nghiệp hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh đã định.

Như vậy, có thể thấy được tuyển dụng nhân sự có tầm quan trọng rất lớn đối với doanh nghiệp. Đây là quá trình “đãi cát tìm vàng”, bởi lẽ việc tuyển dụng được những người lao động đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu đặt ra của doanh nghiệp là rất khó trong một thị trường lao động lớn như Việt Nam và trong thị trường hội nhập và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì việc này lại càng trở nên khó khăn hơn. Nếu một doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên không có đủ các kỹ năng và năng lực cần thiết theo đúng yêu cầu của công việc thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu và trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động quản trị và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuyển dụng nhân viên không phù hợp sau đó lại sa thải họ không những gây tốn kém cho doanh nghiệp mà còn gây tâm lý bất an cho các nhân viên khác. Chính vì những lẽ đó, các doanh nghiệp cần phải nhận thức được tầm quan trọng của việc tuyển dụng, chú trọng và quan tâm sâu sắc đến hoạt động tuyển dụng của doanh nghiệp mình.

1.3.2. Đối với người lao động

Thứ nhất, thông qua thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp, người lao động có cơ hội được tham gia ứng tuyển và lựa chọn cho mình một vị trí công việc phù hợp với khả năng, trình độ, sở trường và tính cách của mình. Từ đó, giúp người lao động có cơ hội được cống hiến, được ứng dụng những kiến thức đã học trên sách vở vào thực tế và có cơ hội phát triển, hoàn thiện bản thân.

Thứ hai, công tác định hướng nhân viên mới trong quá trình tuyển dụng sẽ giúp cho người lao động nhanh chóng hòa nhập được với môi trường công việc mới một cách dễ dàng hơn, tạo tâm lý yên tâm, thoải mái và mong muốn gắn bó với công việc.

Thứ ba, việc tuyển dụng nhân sự cũng sẽ tạo ra không khí thi đua, tinh thần cạnh tranh trong nội bộ những người lao động của doanh nghiệp vì ai cũng mong muốn khẳng định vai trò của mình với tổ chức, để tránh khỏi bị đào thải và cảm

giác thua kém so với những người lao động mới cùng vị trí công việc. Nhờ đó mà hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được nâng cao. Đồng thời khi công tác tuyển dụng được triển khai tại doanh nghiệp phần nào cũng giúp họ hiểu rõ thêm về triết lý, quan điểm và định hướng phát triển của các nhà quản trị, từ đó sẽ định hướng cho họ theo những quan điểm đó để hoàn thành công việc của mình được tốt hơn.

Như vậy có thể thấy việc tuyển dụng lao động cũng có vai trò rất quan trọng đối với những người lao động. Nhờ có hoạt động tuyển dụng của các doanh nghiệp mà người lao động có việc làm, có thu nhập và cảm thấy mình sống có ích, có đóng góp cho gia đình và xã hội, giúp thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu cơ bản của con người trong cuộc sống hàng ngày.

1.3.3. Đối với xã hội

Hoạt động tuyển dụng của các doanh nghiệp giúp thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội về vấn đề thất nghiệp và các tệ nạn xã hội. Các doanh nghiệp góp phần giúp tạo ra cơ hội việc làm cho người lao động. Khi người lao động có việc làm, có thu nhập thì các gánh nặng về những vấn đề xã hội như thất nghiệp hay tệ nạn xã hội sẽ giảm đi rõ rệt. Qua đó giúp cho việc sử dụng nguồn lực của xã hội hiệu quả hơn rất nhiều, tránh lãng phí nguồn lực.

1.4. Đánh giá hiệu quả của công tác tuyển dụng

1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tuyển dụng

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp chấp nhận đầu tư thời gian và tiền bạc nhằm chiêu mộ những nhân sự có đạo đức nghề nghiệp, năng lực làm việc cao. Điều này có thể thấy doanh nghiệp rất coi trọng công tác tuyển dụng trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Tuyển dụng hiệu quả là một trong những yếu tố then chốt giúp duy trì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Vậy thế nào là tuyển dụng có hiệu quả? Có những tiêu chí gì để đánh giá rằng việc tuyển dụng của doanh nghiệp đã có hiệu quả hay chưa? Nhìn chung, khi đánh giá bất kỳ công việc gì cũng đều xét đến bốn tiêu chí: Số lượng, chất lượng, tiến độ và chi phí. Khi phân tích hiệu quả hoạt động của tuyển dụng, các nhà quản trị cần thu thập các thông tin sau:

- Số lượng và chất lượng các hồ sơ xin tuyển;

- Hệ số giữa số lượng nhân viên mới được tuyển và số lượng chỉ tiêu tuyển dụng của doanh nghiệp;

- Số lượng ứng viên chấp nhận và số lượng ứng viên từ chối chấp nhận công việc ở một mức lương nhất định;

- Số lượng nhân viên mới bỏ việc;

- Chi phí cho các hoạt động tuyển dụng và chi phí cho một lần tuyển; Chi phí này bao gồm tất cả các khoản liên quan đến tuyển dụng như chi phí thuê dịch vụ cho công tác tuyển dụng, chi phí quảng cáo... Dưới đây là một vài chỉ số đo lường hiệu quả tuyển dụng của doanh nghiệp thường được sử dụng:

1.4.1.1. Tỷ lệ chuyển đổi ứng viên từ nộp đơn sang phỏng vấn

Tỷ lệ chuyển đổi ứng viên từ giai đoạn nộp đơn sang giai đoạn phỏng vấn cho biết phần trăm ứng viên lọt vào vòng phỏng vấn cho mỗi vị trí tuyển dụng trên toàn bộ đơn xin việc.

Số lượng ứng viên lọt vào vòng phỏng vấn

Tỷ lệ chuyển đổi = x 100% Tổng số lượng ứng viên nộp đơn xin việc

Chỉ số về tỷ lệ chuyển đổi ứng viên giữa hai giai đoạn này đóng góp rất lớn vào việc đánh giá hiệu quả của quy trình tuyển dụng. Khi nhìn vào con số này, nhà tuyển dụng sẽ biết được “phễu tuyển dụng” của mình có đang bao gồm những ứng viên thực sự chất lượng hay không. Đồng thời, nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể kiểm tra nguồn ứng viên để nhận biết đâu là nguồn cung cấp cho doanh nghiệp nhiều ứng viên phù hợp nhất, từ đó cắt giảm chi phí cho những nguồn kém hiệu quả hơn. Cuối cùng, dựa vào tỷ lệ chuyển đổi ứng viên từ nộp đơn sang phỏng vấn, các nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng tìm ra những giả định về các vấn đề cần giải quyết trong khâu chuyển đổi này, sau đó đưa ra một “kịch bản” chiến lược giúp quá trình tuyển dụng trở nên trơn tru hơn, đạt tỷ lệ thành công lớn hơn.

Chỉ số về tốc độ tuyển dụng cho biết doanh nghiệp cần trung bình một khoảng thời gian bao lâu để có thể tuyển dụng được một ứng viên. Ví dụ như từ khi ứng viên nộp đơn xin việc cho đến vòng phỏng vấn mất 15 ngày, từ buổi phỏng vấn cho tới khi thông báo trúng tuyển mất 5 ngày, từ khi thông báo trúng tuyển đến ngày ứng viên trở thành nhân viên chính thức mất 5 ngày. Như vậy, tổng số ngày cần để tuyển dụng của vị trí này là 25 ngày.

Chỉ số về tốc độ tuyển dụng giúp nhà tuyển dụng xác định các khâu chưa hiệu quả để cải thiện chất lượng quá trình tuyển dụng. Thứ nhất, dữ liệu này chỉ ra các “nút thắt” đang tồn tại trong quá trình tuyển dụng khiến ứng viên không thể chuyển sang các bước tiếp theo. Từ đây, các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá tình hình và đưa ra cách giải quyết phù hợp. Thứ hai, tốc độ tuyển dụng cũng cho thấy nhà tuyển dụng có đang đưa ra các quyết định nhanh chóng hay không, có cần cải thiện về thời gian đưa ra các quyết định này hay không.

1.4.1.3. Tỷ lệ ứng viên nhận việc sau khi ứng tuyển

Tỷ lệ ứng viên nhận việc sau khi được trúng tuyển cho biết có bao nhiêu ứng viên trúng tuyển xác nhận sẽ gia nhập vào đội ngũ nhân sự của công ty.

Số lượng ứng viên nhận việc

Tỷ lệ ứng viên nhận việc = x 100% Tổng số lượng ứng viên trúng tuyển

Chỉ số này cho biết về hiệu quả làm việc của hội đồng tuyển dụng. Tỷ lệ ứng viên nhận việc cao đồng nghĩa với việc hội đồng tuyển dụng đã đưa ra những quyết định tuyển dụng chính xác, đánh giá ứng viên qua các vòng tuyển dụng một cách kỹ càng, cẩn thận, cung cấp cho ứng viên những trải nghiệm tốt và tạo ảnh hưởng, gây ấn tượng nhất định đối với các ứng viên.

1.4.1.4. Tỷ lệ đạt chỉ tiêu tuyển dụng

Con số này cho biết kết quả tuyển dụng đạt được bao nhiêu phần trăm chỉ tiêu tuyển dụng đặt ra ban đầu.

Số lượng ứng viên được tuyển dụng

Tỷ lệ đạt chỉ tiêu tuyển dụng = x 100% Chỉ tiêu tuyển dụng trong kỳ tuyển dụng

Chỉ tiêu đặt ra càng khoa học, chiến lược vạch ra để hoàn thành chỉ tiêu sẽ càng cụ thể và hiệu quả hơn. Bởi vậy nên ngay từ bước đặt chỉ tiêu, nhà tuyển dụng cần cân nhắc rất kỹ về khoảng thời gian bỏ ra để thu thập được những ứng viên chất lượng về “phễu tuyển dụng” của mình, cần bao lâu để đưa họ qua từng vòng tuyển dụng và cuối cùng chốt số lượng ứng viên trúng tuyển. Việc liên tục đặt ra chỉ tiêu, theo dõi tiến trình và làm báo cáo sẽ giúp các kế hoạch tuyển dụng được theo sát một cách kỹ càng, đảm bảo tiến độ tuyển dụng và mang về cho doanh nghiệp những kết quả tuyển dụng tốt nhất.

1.4.1.5. Chi phí tuyển dụng

Chi phí tuyển dụng được phản ánh thông qua một số chỉ tiêu sau: ❖ Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch chi phí

CP tuyển dụng thực tế

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch CP = x 100% CP tuyển dụng dự tính theo kế hoạch

Nếu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch chi phí ≥ 100% thì tức là doanh nghiệp đã vượt mức chi phí dự kiến hay nói cách khách là không hoàn thành kế hoạch chi phí tuyển dụng. Và ngược lại, nếu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch chi phí < 100% cho thấy doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch chi phí tuyển dụng. Điều này thể hiện việc tổ chức thực hiện tuyển dụng của doanh nghiệp là rất tốt, đã rút ngắn được nhiều giai đoạn trong quá trình tuyển dụng. Tuy nhiên, để đánh giá được chất lượng tuyển dụng qua chỉ tiêu này cần xem xét đến % hoàn thành kế hoạch tuyển dụng của tổ chức để có sự nhìn nhận chính xác hơn.

❖ Chi phí trên đầu người mới tuyển

Chỉ tiêu này cho thấy tổng chi phí để tuyển được một người lao động là bao nhiêu, được tính như sau:

Tổng chi phí tuyển dụng thực tế Chi phí trên đầu người mới tuyển =

Tổng lượng lao động mới tuyển

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ việc thực hiện tuyển dụng là không tốt, gây ra lãng phí cho tổ chức nhưng đôi khi nó lại là tốt bởi nó phản ánh sự đầu tư cho

tuyển dụng là khá cao, nhằm để thu hút những lao động tiềm năng, có chất lượng cao cho doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp quy định chi phí trên đầu người mới tuyển cho các vị trí hoặc có dự tính mức này thì để đánh giá chất lượng tuyển dụng, tổ chức còn có thể so sánh chỉ tiêu trên với mức quy định hoặc dự tính và tùy điều kiện cụ thể mà đưa ra sự đánh giá.

1.4.1.6. Một số chỉ tiêu khác đánh giá công tác tuyển dụng nhân sự

Ngoài các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của quá trình tuyển dụng hay việc thực hiện tuyển dụng đã nêu ở trên thì các nhà quản trị còn có thể đánh giá hiệu quả của công tác tuyển dụng nhân lực thông qua một số chỉ tiêu khác như sau:

Một là, số lượng lao động tuyển mới không được chấp nhận: Chỉ tiêu này có nghĩa là lượng lao động mới được tuyển vào tổ chức nhưng trong quá trình thử việc do không đạt yêu cầu nên không được tổ chức chấp nhận. Số lượng lao động tuyển mới không được chấp nhận càng cao chứng tỏ hiệu quả của công tác tuyển dụng càng thấp và ngược lại. Có thể thấy con số này cũng nói lên sự thành công hay thất bại của công tác tuyển dụng. Bên cạnh đó còn có thể sử dụng tỷ số giữa số lượng lao động tuyển mới không được chấp nhận với tổng lao động tuyển mới để đánh giá hiệu quả của tuyển dụng.

Hai là, chi phí đào tạo lại: Khi có những yêu cầu trong công việc mà nhân viên mới không hoặc chưa đáp ứng được do chưa có kinh nghiệm hoặc chưa quen với môi trường làm việc mới thì doanh nghiệp sẽ phải có những buổi đào tạo lại cho những nhân viên này. Nếu chi phí đào tạo lại là thấp thì có thể thấy rằng kết quả làm việc của nhân viên mới là cao hơn, so sánh với chi phí tuyển dụng sẽ cho hiệu quả tuyển dụng là cao và ngược lại. Tuy nhiên điều này đôi khi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chất lượng lao động của ngành nghề đó trên thị trường, mức độ hấp dẫn của công việc... Chính vì vậy để đánh giá hiệu quả tuyển dụng dựa trên tiêu chí này một cách chính xác và khách quan hơn thì cần phải xem xét thêm đến các yếu tố trên thị trường lao động có ảnh hưởng đến chất lượng người lao động.

Ba là, kết quả thực hiện công việc: Việc đánh giá kết quả thực hiện công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ bất động sản g5 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)