Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa doanh nghiệp của công ty TNHH khoa học kỹ thuật texhong ngân long (Trang 39 - 41)

nghiệp

1.3.2.1. Các yếu tố khách quan

(1) Văn hóa dân tộc: Văn hóa doanh nghiệp cũng là một trong số những tiểu

văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc. Mỗi cá nhân trong nền văn hóa doanh nghiệp cũng thuộc vào một nền văn hóa dân tộc cụ thể, với một phần nhân cách tuân theo các giá trị của văn hóa dân tộc. Việc xác định những giá trị văn hóa dân tộc được phản ánh trong văn hóa của một doanh nghiệp là hết sức khó khăn bởi văn hóa dân tộc là một phạm trù rộng lớn và trừu tượng. Đã có một vài công trình nghiên cứu đề cập đến tác động của văn hóa dân tộc lên doanh nghiệp, trong số đó tiêu biểu nhất là công trình nghiên cứu của Geert Hofttede, chuyên gia tâm lí học người Hà Lan với mô hình Hofstede, tác giả đã đưa ra bốn biến số chính tồn tại trong văn hóa dân tộc cũng như các nền văn hóa doanh ngiệp khác nhau đó là: Tính đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể, tính phân cấp quyền lực, tính cẩn trọng, tính nam quyền – nữ quyền. Đó là một trong những yếu tố thể hiện cho văn hóa của một dân tộc, có ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành và phát triển văn hóa của doanh nghiệp.

(2) Văn hóa doanh nhân: Văn hóa doanh nhân là hạt nhân, là bộ phận quan

trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp, là yếu tố hàng đầu, tác động rất lớn và góp phần tạo nên sự thành công hay thất bại của văn hóa doanh nghiệp, một doanh nhân có nếp sống phù hợp sẽ góp phần tạo nên một văn hóa doanh nghiệp phù hợp. Ngược lại, nếu người chủ doanh nghiệp có cách sống, cách hành xử phi văn hóa, cả doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng và rất khó có hi vọng xây dựng một văn hóa doanh nghiệp lành mạnh. Vì vậy, không thể xây dựng văn hóa doanh nghiệp khi chưa có một văn hóa doanh nhân lành mạnh, phù hợp với các giá trị của xã hội, đất nước, dân tộc.

(3) Văn hóa kinh doanh: Văn hóa kinh doanh là toàn bộ các giá trị văn hóa

được chủ thể kinh doanh sử dụng và tạo ra trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của chủ thể đó. Văn hóa kinh doanh là những giá trị văn hóa gắn liền với hoạt động kinh doanh, được thể hiện trong hình thức, mẫu mã và chất lượng sản phẩm, cách bố trí máy móc, dây chuyền công nghệ, quan hệ giao tiếp giữa các

thành viên. Những điều này góp phần vô cùng quan trọng trong việc xây dựng văn hóa của doanh nghiệp, bởi cái để nhìn được, cảm nhận được văn hóa của một doanh nghiệp đều đã thể hiện qua văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp đó.

(4) Văn hóa du nhập: Văn hóa du nhập là những giá trị văn hóa đến từ bên

ngoài doanh nghiệp, nếu xét ở phạm vi rộng thì những giá trị văn hóa này bắt nguồn từ nước ngoài, sau đó vào Việt Nam và ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Việt Nam. Ví dụ, tín ngưỡng Phật Giáo đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa của doanh nghiệp như trong việc doanh nghiệp tín tâm và tin vào đức Phật, doanh nghiệp tổ chức cho nhân viên đi chùa để cầu may mắn bình an. Ở phạm vi hẹp hơn, văn hóa du nhập có là từ các thành viên trong doanh nghiệp hoặc từ những thành viên mới vào làm tại doanh nghiệp, mỗi người đến từ một dân tộc, có những kinh nghiệm vốn sống khác nhau sẽ tạo nên những nét đặc sắc khác nhau trong văn hóa của doanh nghiệp.

1.3.2.2. Các yếu tố chủ quan

(1) Nhà lãnh đạo, sáng lập viên: Người sáng lập ra doanh nghiệp là người

ghi lại dấu ấn đậm nét nhất lên văn hóa doanh nghiệp và tạo ra nét đặc trưng riêng biệt cho doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp cũng phản ánh cá tính và triết lý riêng của bản thân nhà lãnh đạo. Lãnh đạo là người đặt nền móng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, và cũng là người chịu trách nhiệm cuối cùng, quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Vì vậy, họ phải là tấm gương xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Họ phải đưa ra những quyết định hợp lý trong việc xây dựng hệ thống giá trị văn hóa, và phải là người đi đầu trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra, cũng là người quyết định cơ cấu tổ chức, công nghệ của doanh nghiệp là người sáng tạo ra các biểu tượng, ngôn ngữ, nghi lễ của doanh nghiệp đồng thời cũng là người đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp và tạo động lực gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp.

(2) Lịch sử truyền thống của doanh nghiệp: Đây là yếu tố tuy không mang

vai trò quyết định đối với văn hóa của một doanh nghiệp nhưng cần phải được nói đến trước tiên. Bởi mỗi doanh nghiệp đều có lịch sử phát triển của riêng mình, có cơ

cấu tổ chức, cơ chế hoạt động, đặc trưng văn hóa mang tính đặc thù. Tất cả các yếu tố đó đều góp phần không nhỏ trong việc hình thành và xây dựng văn hóa của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có bề dày lịch sử truyền thống, đã xây dựng được cho mình một cơ chế hoạt động vững mạnh chắc chắn sẽ có văn hóa ổn định hơn. Trái lại, một doanh nghiệp chưa có bộ máy cơ chế hoạt động rõ ràng, chưa có nhiều năm kinh nghiệm có thể sẽ có văn hóa không ổn định và yếu hơn.

(3) Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: Các doanh nghiệp kinh doanh

các ngành nghề khác nhau sẽ có văn hóa khác nhau. Doanh nghiệp sản xuất, công nghiệp sẽ có văn hóa với doanh nghiệp kinh doanh du lịch hay khách sạn, nhà hàng. Sự khác nhau còn xuất hiện ngay ở trong các nhóm nhỏ, các phòng ban trong doanh nghiệp cũng sẽ có sự khác nhau. Bộ phận hành chính sẽ có cách ứng xử khác với bộ phận sản xuất và bộ phận chăm sóc khách hàng.

(4) Mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp: Quan hệ giữa các

thành viên trong doanh nghiệp có tác động khá lớn tới văn hóa của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp đã xây dựng cho mình được chiến lược kinh doanh hoàn hảo, những giá trị phù hợp với doanh nghiệp, tuy nhiên, mọi người không đoàn kết, không chấp thuận theo, hay xảy ra mâu thuẫn giữa các thành viên thì chiến lược đó có hay thế nào thì văn hóa doanh nghiệp cũng không bao giờ có thể phát triển và ổn định lâu dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa doanh nghiệp của công ty TNHH khoa học kỹ thuật texhong ngân long (Trang 39 - 41)