Cơ sở dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa doanh nghiệp của công ty TNHH khoa học kỹ thuật texhong ngân long (Trang 44 - 46)

(1) Dữ liệu thứ cấp: là nguồn thông tin tham khảo liên quan đến các chủ đề

về văn hóa công ty; hành vi tổ chức của các nhà nghiên cứu, học giả trên thế giới ...

Vấn đề nghiên cứu

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật Texhong Ngân Long

Cơ sở khoa học của nghiên cứu

Một số nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước

Các mô hình: Denison, Cameron, Quin…

Cơ sở thực tiễn, hoạch định giải pháp

Thực trạng xây dựng VHDN tại Công ty

Xây dựng mô hình nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu

- Từ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu

Đề xuất các giải pháp hoàn thiện và làm mới VHDN

Trong bối cảnh nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài rất đa dạng, phong phú thì điều quan trọng để các nhà nghiên cứu có thể thu thập được các thông tin cần thiết là vấn đề xác định thư mục nghiên cứu và chủ đề nghiên cứu. Như vậy với đề tài được lựa chọn, các vấn đề liên quan đến văn hóa của doanh nghiệp như triết lý kinh doanh, biểu tượng, khả năng thích ứng,... hay các nghiên cứu của các học giả trên thế giới về vấn đề văn hóa công ty sẽ là nguồn dữ liệu thứ cấp để tham khảo. Bên cạnh đó, những đặc trưng văn hóa của một vài công ty hay tổ chức của Việt Nam cũng sẽ hữu ích để người nghiên cứu có cơ sở tạo lập cái nhìn tổng quan về hệ thống tiêu chí nhận diện văn hóa trong doanh nghiệp.

Đối với dữ liệu hỗn hợp khác và dữ liệu từ nguồn Internet: Tác giả dựa vào những bản luận án tiến sĩ, thạc sĩ của các nhà khoa học có liên quan đến vấn đề văn hóa tổ chức/doanh nghiệp hoặc các tài liệu, công trình khoa học của trường đại học. Ngoài ra, một nguồn thông tin phong phú và cập nhật có thể được khai thác từ Internet bằng việc tìm kiếm trực tuyến có hoặc không trả phí.

(2) Dữ liệu sơ cấp: ý kiến, quan điểm của nhân viên, quản lý, lãnh đạo làm

việc ở doanh nghiệp về các khía cạnh văn hóa trong doanh nghiệp mình như tổ chức, quản lý, lãnh đạo cùng với mức độ gắn bó của nhân viên đối với doanh nghiệp. Một cách tổng quan nhất thì việc thu thập dữ liệu sơ cấp thường được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn. Đây là phương pháp mà theo đó những nhà nghiên cứu đặt ra các câu hỏi cho đối tượng điều tra và thông qua sự trả lời của họ để nhận được thông tin mong muốn. Trong cuộc điều tra thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ cho đề tài này, tác giả cũng lựa chọn phương pháp phỏng vấn để giúp thu được thông tin cần thiết.

Việc điều tra phỏng vấn được thực hiện trực tiếp đối với đối tượng phỏng vấn hoặc bằng hình thức gửi thư điện tử cho đối tượng với mẫu câu hỏi đã được thiết kế liên quan đến các khía cạnh của văn hóa doanh nghiệp.

Đối với hình thức phát phiếu câu hỏi trực tiếp tới đối tượng phỏng vấn, tỷ lệ phiếu hoàn thành thường cao, lượng thông tin thu được là tối đa vì người phỏng vấn có thể đặt ra những câu hỏi không theo mẫu cho trước và có thể thực hiện những

bảng câu hỏi dài hơn. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp đo lường và nắm bắt phản ứng của người được phỏng vấn từ đó mà các câu trả lời mang tính chính xác cao hơn. Do vậy, lưu ý đối với người thực hiện điều tra là cần quan sát thái độ của người được điều tra để hợp lý hóa câu trả lời trong trường hợp cần thiết, đảm bảo tính trung thực của dữ liệu thu được. Một số gợi ý trong việc quan sát thái độ của người trả lời và kiểm tra độ tin cậy của câu trả lời được nêu ra dưới đây:

Đối với hình thức gửi thư điện tử cho đối tượng điều tra, tỷ lệ phản hồi thường không cao. Do vậy, để đạt được tỷ lệ phản hồi mong muốn, đảm bảo nguồn dữ liệu cần thiết, trước khi tiến hành gửi bảng câu hỏi đi, người điều tra cần gửi thông báo trước cho đối tượng để nhắc nhở họ về việc thực hiện trả lời phiếu điều tra trong thời gian tới. Bên cạnh đó, vì không thể trực tiếp giải đáp mọi thắc mắc trong bảng câu hỏi cho người được phỏng vấn nên cần phải có hướng dẫn trả lời cụ thể cho mỗi câu hỏi (phần này sẽ được ẩn đi và chỉ hiện ra khi người trả lời ấn vào ô hướng dẫn cụ thể cho câu hỏi). Trong quá trình nhận phiếu phản hồi, người nghiên cứu cần theo dõi liên tục để xác nhận số phiếu đã hoàn thành để gửi lời cảm ơn tới đối tượng được điều tra đồng thời có những hành động nhắc nhở tới những người chưa trả lời phiếu để làm sao thu được kết quả như mong muốn đặt ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa doanh nghiệp của công ty TNHH khoa học kỹ thuật texhong ngân long (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)