Với Ngân hàng nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP tiên phong (Trang 108 - 116)

Tăng cƣờng đƣa ra các hƣớng dẫn chung về nguyên tắc thực hành cho hệ thống các ngân hàng thƣơng mại theo chuẩn mực quốc tế

NHNN là cơ quan ban hành các quy định có tính chất chung làm khuôn mẫu, tiêu chuẩn, định mức để bảo đảm sự hoạt động của các NHTM theo tiêu thức khuôn khổ mà Luật các TCTD quy định. Tuy nhiên, các văn bản này chỉ nên ở mức hướng dẫn, nên tạo điều kiện để các NHTM phát huy được sức sáng tạo của mình, phát huy vai trò chủ động sáng tạo trong khuôn khổ tiêu chuẩn, định mức.

98

Tại Việt Nam cho đến nay NHNN mới chỉ có định hướng về Quản trị rủi ro tại các NHTM mà chưa có bất kỳ một văn bản chính thức nào quy định cụ thể về QTRR tín dụng. Đây là một khó khăn rất lớn cho các NHTM của Việt Nam trong quá trình chuẩn bị từng bước tiến tới chuẩn mực quốc tế về QTRR tín dụng trong quá trình hoạt động.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC)

Các ngân hàng chủ yếu dựa vào thông tin cho Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) cung cấp để đánh giá lịch sử giao dịch tín dụng của các khách hàng. Tuy nhiên những thông tin do CIC cung cấp hiện nay có thể không kịp thời, do các thông tin này được tổng hợp dựa theo báo cáo của các ngân hàng theo định kỳ giữa tháng và cuối tháng. Thực tế, có nhiều trường hợp CIC cung cấp thông tin chậm, do lỗi hệ thống ảnh hưởng đến tiến độ đánh giá, thẩm định khách hàng và khiến cho các ngân hàng không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cũng như tiến độ cung cấp dịch vụ. Do đó, CIC cần được cập nhật thường xuyên hơn và việc tra cứu thông tin nên được xử lý một cách tự động hóa để giảm thiểu thời gian tra cứu, trả kết quả.

Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm soát NHTM

Công tác thanh tra, kiểm soát các NHTM cần thực hiện thường xuyên hơn nữa. Hiện nay định kỳ thanh tra tại các NHTM thường từ ba đến năm năm. Như vậy, tần xuất này vẫn c n khá thưa và chưa giúp NHNN kịp thời phát hiện những sai sót của các ngân hàng để từ đó đưa ra những chỉ đạo quyết liệt nhằm khắc phục những yếu kém của các NHTM, hạn chế RRTD phát sinh có tính chất lây lan trong toàn hệ thống.

Tại mỗi kỳ thanh tra, các đoàn thanh tra đều đưa ra các kết luận về tình hình kinh doanh của các NHTM, mức độ tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như NHNN của các ngân hàng trong quá trình hoạt động từ đó chỉ ra các sai phạm và các khuyến nghị để các NHTM có biện pháp khắc phục kịp thời. Tuy nhiên hiện nay việc thực hiện khắc phục các sai sót theo kết luận và khuyến nghị của các đoàn thanh tra thường chưa được thực hiện một cách triệt để hoặc chậm triển khai. Do đó công tác theo dõi, đôn đốc để các NHTM đẩy nhanh tiến độ thực hiện khắc phục

99

những sai sót này cần được diễn ra thường xuyên và quyết liệt hơn. Cơ quan thanh tra của NHNN cần thường xuyên làm việc với Ban điều hành, Ban kiểm soát và cơ quan kiểm toán nội bộ của các NHTM để năm bắt tình hình và yêu cầu các cơ quan này triển khai việc rà soát, khắc phục những sai phạm trong thời gian quy định. Trường hợp các TCTD cố tình không thực hiện hoặc thực hiện chậm có thể áp dụng các hình thức xử phạt như hạn chế tăng trưởng tín dụng, cho phép tăng trưởng ở mức thấp hơn mức bình quân của ngành do NHNN ban hành hàng năm.

NHNN cũng cần xây dựng đội ngũ thanh tra, giám sát có trình độ nghiệp vụ cao, có phẩm chất đạo đức tốt, được cập nhật thông tin về chính sách, pháp luật, thị trường để một mặt thực hiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM, mặt khác có thể đưa ra các nhận định, kết luận giúp các NHTM nâng cao hiệu quả hoạt động, tránh trường hợp thanh tra nhận quà từ các NHTM để che giấu bớt các thông tin sai phạm của các TCTD này.

100

KẾT LUẬN

Đứng trước sự phát triển của nền kinh tế trong nước và trên thế giới thì vấn đề

đặt lên hàng đầu đối với mọi ngân hàng là hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên để đạt được

hiệu quả kinh tế như mong muốn đ i hỏi các ngân hàng không ngừng nỗ lực hơn nữa, khắc phục những khó khăn và hạn chế của mình để vươn lên phát triển. Bằng chính sự nỗ lực của trong thời gian qua, Ngân hàng TMCP Tiên Phong đã vượt qua bao khó khăn về biến động của nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại khác, phấn đấu tăng nguồn vốn, tăng trưởng tín dụng an toàn, đáp ứng được nhu cầu vốn để đầu tư và sản xuất của các thành phần kinh tế, đồng thời phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cấu tiêu dùng của người dân góp phần

nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.

Trong những năm qua, hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng đã và đang đóng góp phần quan trọng vào quá trình tăng trưởng và phát triển của Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Bên cạnh đó Ngân hàng TMCP Tiên Phong đã hạn chế được phần nào rủi ro tín dụng do thực hiện đúng quy trình tín dụng… từng bước mở rộng thêm đối tượng khách hàng cá nhân mới thuộc mọi thành phần kinh tế trên cơ sở lựa chọn, sàng lọc kỹ khách hàng, đảm bảo nguyên tắc an toàn trong cho vay nhất là hoạt động tín dụng cá nhân. Có được thành quả như vậy là do có đội ngũ cán bộ nhiệt tình, sáng tạo và ham học hỏi trong công việc, đặc biệt có tinh thần đoàn kết, nhất trí trong tập thể cùng với sự thống nhất trong toàn bộ các cán bộ công nhân viên của Ngân hàng TMCP Tiên Phong, nhất là các cán bộ

tín dụng.

Luận văn đã tiến hành hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về rủi ro tín dụng cá

nhân và công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại. Trên cơ

sở đó đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Qua quá trình phân tích đã cho thấy thực trạng và những kết quả cũng như hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Trong chương 3, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm ph ng ngừa rủi ro sao cho thích hợp để quản trị rủi ro tín dụng cá nhân hợp lý nhằm đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất.

101

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Lê Thẩm Dương, Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống

kê, 2011.

2. Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại, Đại học Kinh tế quốc dân, 2013.

3. Học viện Ngân hàng – Chủ biên Tô Ngọc Hưng, Giáo trình tín dụng ngân

hàng, NXB Lao động – Xã hội, 2014.

4. Nguyễn Đào Tố, Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng từ những ứng

dụng nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu, Tạp chí ngân hàng, số tháng 05/2008.

5. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,

NXB Thống kê, 2010.

6. Nguyễn Văn Tiến, Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân

hàng, NXB Thống kê, 2003.

7. Nguyễn Văn Tiến – Nguyễn Mạnh Hùng, Cẩm nang trong quản trị rủi ro

kinh doanh ngân hàng, NXB lao động, 2017.

8. Phan Văn Tính, Rủi ro tín dụng – cách nhìn nhận mới, Tạp chí ngân hàng,

số 23 năm 2007.

9. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 và văn bản

sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dung số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017.

10. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN Quy định

về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng

nước ngoài, 2013.

11. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về

hoạt động cho vay của TCTD, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách

hàng, 2016.

12. Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Báo cáo tài chính, 2016, 2017, 2018.

13. Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Quy chế quản lý rủi ro tín dụng số

102

14. Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Quy trình thẩm định và xét duyệt tín dụng

cho khách hàng cá nhân số 2655/2016/QT-TPB.CR, 2016.

15. Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Quy chế bảo đảm tín dụng số 17/2016/QC-

TPB.HĐQT, 2016.

16. Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Quy chế theo dõi, giám sát và xử lý nợ có

vấn đề số01/2017/QC-TPB.HĐQT, 2017.

17. Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Quy chế Xếp hạng tín dụng nội bộ số05-

1/2017/QC-TPB.HĐQT, 2017.

18. Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Quy chế thẩm quyền phê duyệt tín dụng

của Chuyên gia phê duyệt số 18/2017/QC-TPB.HĐQT, 2017.

19. Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Quy chế cho vay số 05/2017/QC-

TPB.HĐQT, 2017.

20. Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Quy định về Cảnh báo sớm rủi ro tín dụng

số119/2014/ QĐ-TPB.PC, 2014.

21. Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Quy chế chung về nhận thẩm định và quản

lý tài sản bảo đảm số 16/2016/QC-TPB.HĐQT, 2016.

22. Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Quy định kiểm tra sau cho vay khách hàng

cá nhân số918/2017/QĐ-TPB.RM, 2017.

23. Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Quy chế dừng giải ngân khẩn cấp đối với

khách hàng số07/2017/QC-TPB.HĐQT, 2017.

24. Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Quy chế xác định nhóm khách hàng có liên

quan phục vụ mục đích quản lý rủi ro tín dụng số16/2017/QC-TPB.HĐQT, 2017.

II. Tiếng Anh

1. Amalendu Ghosh, Managing Risks in Commercial and Retail Banking,

John Wiley &Sons, 2012.

2. Andrea Resti &Andrea Sironi, 2007, Risk Management and Shareholders'

Value in Banking, Wiley Finance.

3. Thomas P. Fitch, Dictionary of Banking Terms, Barron’s Educational

Series, Inc, 1997.

4. Joel Bessis, Risk Management in Banking - 3rd Edition, John Wiley

103

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA CHO CÁC KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VÀ CHO CÁN BỘ TÍN DỤNG

Kính gửi :

Nhằm thực hiện nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng cá nhân tại TPBank, ngân hàng tiến hàng điều tra các nguyên nhân gây rủi ro tín dụng cá nhân như trong bảng sau. Kính mong nhận được sự giúp đỡ của quý Anh / Chị.

Phần 1. Thông tin cá nhân

Họ và tên :

Giới tính : Nam Nữ

Tuổi : Dưới 30 tuổi Từ 30 đến dưới 45 tuổi Trên 45 tuổi

Anh chị là : Cán bộ tín dụng Khách hàng cá nhân

Nếu là khách hàng :

Mức tín dụng anh / chị được cấp :

Dưới 1 tỷ Từ 1 đến 5 tỷ Từ 5 đến dưới 10 tỷ Trên 10 tỷ

Phần 2. Nội dung khảo sát

Xin anh / chị cho biết mức độ đồng ý của mình với các phát biểu dưới đây liên quan đến các nguyên nhân gây rủi ro tín dụng cá nhân của TPBank :

STT Nguyên nhân 1- Rất không đồng ý 2- Không đồng ý 3- Trung lập 4- Đồng ý 5- Rất đồng ý I Từ phía khách hàng 1 Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, đầu tư vào lĩnh vực có rủi ro cao

104

quá trình kinh doanh

3

Khách hàng cố tình lừa đảo nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng

II Từ phía ngân hàng

1 Áp lực về chỉ tiêu của các

ĐVKD

2 Sản phẩm quy định các điều kiện

cho vay còn lỏng lẻo

3 ĐVKD Thẩm định khách hàng

sơ sài, chưa đúng quy trình

4 Giám sát sau vay chưa đúng quy

định, mang tính hình thức 5

Sự hỗ trợ của các bộ phận chuyên trách về xử lý nợ của hội sở chưa kịp thời

6

ĐVKD chưa quyết liệt thu hồi nợ và chưa biết cách phối hợp với các bộ phận chuyên trách của hội sở

III Nguyên nhân khách quan

1 Thiên tai, dịch bệnh, nguyên

nhân bất khả kháng

2 Biến động của nền kinh tế gây

ảnh hưởng đên các khách hàng

3

Các văn bản quy định của pháp luật c n chưa rõ ràng, chưa tạo điều kiện cho ngân hàng thu hồi và xử lý nợ xấu một cách thuận tiện, nhanh chóng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP tiên phong (Trang 108 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)