Các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP tiên phong (Trang 40 - 43)

1.3.5.1 Xác định mục tiêu và thiết lập chính sách tín dụng

Biện pháp đầu tiên trong công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân là xác định mục tiêu và thiết lập chính sách tín dụng cá nhân của ngân hàng. Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng cá nhân là giảm thiểu rủi ro tín dụng cá nhân.

Chính sách tín dụng cá nhân là định hướng cho hoạt động tín dụng cá nhân mà HĐQT lựa chọn áp dụng cho mỗi ngân hàng trong từng thời kỳ. Chính sách tín dụng bao gồm các nội dung chính sau:

30

Chính sách khách hàng chỉ ra những nhóm khách hàng, lĩnh vực ngành nghề

nào được ưu tiên, khuyến khích phát triển đồng thời chỉ rõ những nhóm khách hành,

lĩnh vực ngành nghề thuộc đối tượng hạn chế hoặc thậm chí là ngừng cấp tín dụng.

Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng: Là tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và quy

mô tín dụng cá nhân được phép tăng trưởng tối đa hàng năm.

Lãi suất và phí áp dụng: Ban hành biểu lãi suất và phí áp dụng đối với các

phân khúc khách hàng khác nhau trong từng thời kỳ.

Thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ: Là việc đưa ra định hướng ưu tiên phát

triển các khoản vay ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn trong từng thời kỳ khác nhau, có thời điểm khuyến khích cho vay ngắn hạn nhưng có những thời điểm lại khuyến khích các khoản vay trung dài hạn.

Các loại bảo đảm tiền vay: Chính sách về việc định giá, nhận và quản lý

các loại tài sản bảm đảm của khách hàng cũng như chính sách về cho vay tín chấp.

Chính sách đối với các khoản nợ xấu: Định hướng và các giải pháp xử lý

các khoản nợ xấu, nợ quá hạn. Các ngân hàng có thể thành lập các bộ phận chuyên

trách hoặc yêu cầu các đơn vị kinh doanh tự thực hiện các biện pháp thu hồi nợ.

1.3.5.2 Phân tích và thẩm định tín dụng

Phân tích và thẩm định tín dụng là hai khâu rất quan trọng trong toàn bộ quy trình tín dụng. Việc phân tích và thẩm định một cách đầy đủ thông tin, đánh giá thông tin của khách hàng một cách khách quan sẽ góp phần đáng kể trong việc quản trị tốt và giảm thiểu rủi ro tín dụng cá nhân.

Mục tiêu của phân tích tín dụng là nhằm đánh giá tư cách pháp lý, tình hình tài chính, phương án kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng để ra quyết định cho vay, theo đó ngân hàng chỉ cho vay khi đánh giá được khách hàng có đủ tư cách pháp lý, có tình hình tài chính tốt, phương án kinh doanh hiệu quả và khả năng trả nợ.

1.3.5.3 Xếp hạng tín dụng

Xếp hạng tín dụng là kỹ thuật đánh giá rủi ro tín dụng cá nhân do các tổ chức xếp hạng thực hiện và công bố dựa trên các tiêu chí phản ánh uy tín tín dụng của

31

người vay nợ. Hiện tại, các NHTM thường tự xếp hạng tín dụng cho khách hàng theo quy định nội bộ. Tuy nhiên, việc xếp hạng tín dụng do ngân hàng thực hiện có nhược điểm là không phản ánh trung thực và khách quan uy tín tín dụng của khách hàng. Kết quả xếp hạng có thể ảnh hưởng bởi sự nhìn nhận và tiêu chí chủ quan do ngân hàng đặt ra.

1.3.5.4 Chấm điểm tín dụng

Chấm điểm tín dụng là kỹ thuật sử dụng các dữ liệu nghiên cứu thống kê và hoạt động để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng đối với khách hàng. Điểm tín dụng thể hiện ở một con số do ngân hàng xác định dựa trên cơ sở phân tích thống kê của chuyên viên tín dụng, của ph ng tín dụng hoặc của công ty chuyên thực hiện dịch vụ chấm điểm tín dụng.

1.3.5.5 Bảo đảm tín dụng

Bảo đảm tín dụng hay c n gọi là bảo đảm tiền vay là việc NHTM áp dụng các biện pháp nhằm ph ng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Các hình thức bảo đảm tín dụng bao gồm: thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh.

1.3.5.6 Mua bảo hiểm tín dụng

Khách hàng vay vốn là khách hàng cá nhân đa số đều có tài sản đảm bảo, tuy nhiên cũng có rất nhiều khách hàng có nhu cầu vay tín chấp để đáp ứng các nhu cầu về kinh doanh hay tiêu dùng. Phần lớn các khoản cho vay tiêu dùng và cho vay bất động sản chỉ dựa vào thu nhập của khách hàng để xem xét cho vay. Những khách hàng có việc làm không ổn định hoặc quá phụ thuộc vào tình trạng nền kinh tế không thể đảm bảo có thu nhập để trả nợ vay mua bất động sản trong một khoảng thời gian dài đến 20 hoặc 25 năm. Trong những trường hợp như vậy, ngân hàng thường cho khách hàng vay với điều kiện là khách hàng mua bảo hiểm tín dụng. Những khi khách hàng rơi vào tình trạng thất nghiệp không có thu nhập trả nợ vay ngân hàng thì công ty bảo hiểm sẽ trả. Ngoài ra, trường hợp khách hàng gặp phải rủi ro cao nhất là tử vong thì ngân hàng cũng vẫn có khoản tiền để thu hồi nợ do công ty bảo hiểm chi trả.

32

Tất cả các ngân hàng đều lập quỹ dự ph ng rủi ro tín dụng nhằm khắc phục rủi ro nếu có trong trường hợp tài sản đảm bảo nợ vay vẫn chưa thể giúp ngân hàng thu hồi được khoản vay hoặc trong trường hợp khách hàng không có đủ tài sản đảm bảo nợ vay trong khi áp lực cạnh tranh đ i hỏi ngân hàng phải chấp nhận cho vay không có tài sản đảm bảo. Dự ph ng rủi ro tín dụng thường được các ngân hàng trích ra theo định kỳ từ thu nhập của mình trước khi nộp thuế để hình thành nên quỹ dự ph ng rủi ro tín dụng. Khi khoản tín dụng không thể thu hồi ngân hàng có thể sử dụng quỹ này để bù đắp nhằm khắc phục rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP tiên phong (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)