Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP tiên phong (Trang 34 - 35)

Dù là tín dụng đối với khách hàng là cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp thì việc quản trị rủi ro tín dụng đều dựa trên các nguyên tắc sau:

24

Nguyên tắc không có rủi ro thì không có lợi nhuận: Đây là một nguyên tắc cơ bản khi thực hiện quản lý rủi ro tín dụng nói chung và quản lý rủi ro tín dụng cá nhân nói riêng. Trong kinh doanh tín dụng thì rủi ro là không thể tránh khỏi, nhưng nếu sợ rủi ro mà không kinh doanh thì sẽ không có lợi nhuận. Vì vậy mà cần phải chấp nhận rủi ro một cách chủ động, có sự tính toán trước. Việc xác định rủi ro và mức độ của nó, để từ đó đưa ra mức giá (lãi suất) của việc chấp nhận rủi ro đó và bù đắp được các chi phí (đặc biệt là chi phí dự phòng rủi ro) và có lãi.

Nguyên tắc phân tách người chấp nhận rủi ro và người kiểm soát rủi ro công khai: nghĩa là phải phân tách giữa nơi phát sinh rủi ro - đơn vị kinh doanh với đơn vị giám sát và hạn chế rủi ro. Các bộ phận này có chức năng nhiệm vụ khác nhau, bộ phận kinh doanh luôn tìm cách cho vay tăng doanh số và lợi nhuận, bộ phận giám sát và hạn chế rủi ro luôn tìm cách bắt lỗi trong quá trình cho vay để phòng ngừa rủi ro. Vì vậy việc phân tách giữa các bộ phận này là cần thiết để đảm bảo tính khách quan, chính xác trong việc quản trị rủi ro tín dụng.

Nguyên tắc tuyệt đối tuân thủ: việc đảm bảo quy tắc này tạo ra sự thống nhất trong toàn hệ thống, tránh tình trạng duy ý trí trong các quyết định cho vay. Việc làm theo và tuân thủ đúng quy trình tín dụng, chính sách của ngân hàng đảm bảo cho mọi hoạt động của ngân hàng diễn ra trơn chu, đúng hướng. Hơn nữa việc đảm bảo nguyên tắc này còn giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP tiên phong (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)