Các công cụ quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP tiên phong (Trang 35 - 40)

Mỗi ngân hàng. khác nhau đều phải nghiên. cứu và ban hành. những công cụ

quản lý phù hợp với. quy mô và tính chất hoạt. động của ngân. hàng đó để quản trị rủi

ro tín dụng cá nhân. Các công cụ chính để quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng cá nhân của một NHTM bao gồm:

1.3.3.1 Chiến lƣợc quản trị rủi ro tín dụng cá nhân

Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng cá nhân là tập hợp quyết định về các mục tiêu dài hạn trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cá nhân của ngân hàng và các

biện pháp, cách thức để đạt được nhưng mục tiêu đó. Chiến lược quản trị rủi. ro tín

25

thời phải đảm bảo rủi ro tín dụng cá nhân nằm trong mức giới hạn đã được HĐQT phê duyệt. Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng cá nhân là cơ sở để xây dựng chính sách cấp tín dụng cho các đối tượng khách hàng, thời hạn cấp tín dụng, hạn mức cấp tín dụng, chính sách phí và lãi suất....

1.3.3.2 Chính sách, quy định và quy trình quản trị rủi ro tín dụng cá nhân

Chính sách, quy định, quy trình quản trị rủi ro tín dụng cá nhân của NHTM bao gồm các yếu tố sau: Các quy định, quy trình về thẩm định tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng và lập hồ sơ tín dụng Các quy định về các sản phẩm tín dụng, tài sản bảo đảm, đối tượng khách hàng, các khu vực địa lý, ngành nghề kinh tế được cấp hoặc hạn chế tín dụng. Các hạn mức rủi ro tín dụng và các giới hạn cấp tín dụng tuân thủ các quy định của pháp luật và phù hợp với chiến lược quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Các quy định về phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng....

1.3.3.3 Hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng cá nhân

Hiện nay các NHTM đều tiến hành xây dựng hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng cá nhân. Hệ thống thông tin nay cần đảm bảo cung cấp thông tin cho các bộ phận có chức năng quản trị rủi ro tín dụng cá nhân để thực hiện vai trò giám sát, đánh giá, xác định mức rủi ro tín dụng cá nhân và thực hiện các chiến lược rủi ro tín dụng cá nhân của ngân hàng. Hệ thống thông tin này cũng cung cấp cảnh báo kịp thời cho Ban điều hành khi mức rủi ro tín dụng cá nhân tăng gần với các giới hạn, hạn mức rủi ro tín dụng cá nhân để có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời, hệ thống thông tin này cũng cung cấp cho ĐVKD và các bộ phận liên quan về mức độ rủi ro tín dụng của một khách hàng, người có liên quan và các ngoại lệ về giới hạn, hạn mức rủi ro tín dụng.

1.3.3.4. Giới hạn tín dụng cấp cho một khách hàng, một nhóm khách hàng và toàn bộ danh mục.

Giới hạn tín dụng là giá trị tín dụng tối đa mà ngân hàng được phép cấp cho một khách hàng, một nhóm khách hàng hay cho một sản phẩm, một lĩnh vực, ngành nghề, một khu vực trong toàn bộ danh mục của Ngân hàng. Giới hạn tín dụng cần

26

được thiết lập nhằm mục đích kiểm soát rủi ro tín dụng đối với một khách hàng và nhóm khách hàng liên quan, đảm bảo danh mục tín dụng được đa dạng hóa một cách hợp lý xét về khía cạnh danh mục mục tiêu theo từng ngành nghề, từng khu vực địa lý.

Giới hạn tín dụng của NHTM cần phải bao gồm các nội dung sau: Các tiêu chí xác định người liên quan của khách hàng, các trường hợp hạn chế cấp tín dụng, các giới hạn cấp tín dụng theo quy định của NHNN. Các trường hợp hạn chế tín dụng, giới hạn cấp tín dụng theo hình thức cấp tín dụng, TSBĐ, đối tượng khách hàng, khu vực địa lý, ngành nghề kinh tế theo quy định của riêng từng NHTM.

1.3.4 Quy trình Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân

QTRR tín dụng cá nhân là hoạt động quản trị vô cùng quan trọng trong các NHTM. Quy trình quản trị RRTD cá nhân phản ánh một cách hệ thống các vấn đề về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ; các công cụ đo lường, phát hiện rủi ro; các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh và các phương án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó một khi có rủi ro xảy ra.

Hình 1.2: Quy trình Quản trị rủi ro tín dụng QUY TRÌNH QTRR TÍN DỤNG CÁ NHÂN Xác định hạn mức rủi ro Đánh giá rủi ro tín dụng Là mức rủi ro nhất định mà TCTD có thể chấp nhận được để đạt mục tiêu lợi nhuận -Nhận dạng rủi ro -Đo lường rủi ro

Kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng

-Kiểm soát rủi ro -Xử lý rủi ro

27

1.3.4.1. Xác định hạn mức rủi ro tín dụng cá nhân

Xác định hạn mức rủi ro tín dụng cá nhân chính là việc các bộ phận nghiệp vụ quản trị rủi ro tín dụng cá nhân của ngân hàng phải xác định hạn mức rủi ro chấp nhận được của ngân hàng đó. Mức rủi ro tín dụng chấp nhận được như phân tích ở trên chính là mức rủi ro nhất định mà Ngân hàng có thể chấp nhận được trong nỗ lực để có được lợi nhuận tốt nhất, trên cơ sở sự sẵn sàng chịu đựng rủi ro phù hợp với sức mạnh tài chính của Ngân hàng.

1.3.4.2 Đánh giá rủi ro tín dụng cá nhân

Bao gồm hai khâu là nhận dạng rủi ro và đo lường rủi ro, trong đó:

Nhận dạng rủi ro: Đây là bước đầu tiên trong việc đánh giá rủi ro tín dụng cá

nhân của ngân hàng. Việc nhận dạng rủi ro phải thực hiện thông qua cả hai hình thức đó là nhận dạng rủi ro theo giao dịch và nhận dạng theo danh mục tín dụng.

- Nhận dạng rủi ro theo giao dịch là việc các ĐVKD và các bộ phận chức năng

quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tiến hành nhận dạng và tìm hiểu nguyên nhân gây ra các rủi ro phát sinh trước, trong và sau khi cung cấp tín dụng cho khách hàng. Việc nhận dạng rủi ro tín dụng đối với khách hàng phải được thực hiện thường xuyên và liên tục theo giao dịch và danh mục tài sản đảm bảo, nhận diện đầy đủ tính liên kết của rủi ro và tính tương tác giữa các rủi ro.

- Nhận dạng rủi ro theo danh mục là việc nhận biết những thay đổi tiêu cực của

yếu tố rủi ro hệ thống như sự suy giảm về kinh tế, tài chính trong khu vực, quốc gia; những thay đổi lớn trong chính sách tiền tệ, tài khóa của quốc gia mang tính bất lợi cho ngân hàng. Đồng thời NHTM cũng cần phải nhận biết những ngành nghề chiếm tỷ trọng cao có dấu hiệu khó khăn về đầu vào, đầu ra trên thị trường, nhận biết được việc ngân hàng đang tập trung quá vào một sản phẩm, một khách hàng, ngành nghề hoặc một khu vực địa lý trong danh mục cấp tín dụng.

Đo lường rủi ro: Là việc đo lường các chỉ số phản ảnh rủi ro tín dụng cá nhân

28

phẩm, nhóm ngành, vùng miền có mức độ rủi ro tín dụng cao để có chính sách định hướng cho vay cho toàn hệ thống và có chính sách theo dõi và kiểm soát những khoản đã cho vay. Để đo lường được rủi ro tín dụng cá nhân, NHTM cần sử dụng kết hợp 3 phương pháp cơ bản sau:

- Phương pháp thống kê: Bản chất của phương pháp này là dựa trên việc tính

toán xác suất gây ra thiệt hại đối với những nghiệp vụ cho vay, những nhóm ngành được nghiên cứu...

- Phương pháp kinh nghiệm: Phương pháp này được hình thành trên kinh nghiệm

của các chuyên gia. Và để chính xác hơn các nhà quản trị rủi ro tín dụng cá nhân có thể kết hợp phương pháp thống kê và phương pháp kinh nghiệm với nhau.

- Phương pháp tính toán – phân tích: Phương pháp này dựa trên việc xây

dựng đường cong xác suất thiệt hại và đánh giá rủi ro ngân hàng dựa trên động thái biến thiên của đồ thị toán ứng dụng bằng phương pháp ngoại suy.

1.3.4.3 Kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng cá nhân

Kiểm soát rủi ro tín dụng cá nhân

Rủi ro được kiểm soát bằng việc thực hiện các thủ tục nằm trong hệ thống giám sát tín dụng cá nhân và kiểm soát nội bộ trong các quy trình tín dụng. Mức độ tiến hành các hoạt động kiểm soát có tỷ lệ nghịch với tốc độ tăng trưởng của dư nợ và lợi nhuận. Điều này có nghĩa là khi các hoạt động kiểm soát được tăng cường, các đơn vị kinh doanh phải mất nhiều thời gian trong việc tương tác, làm việc với bộ phận giám sát tính dụng và kiểm toán nội bộ, do đó sẽ giảm thiểu thời gian và hiệu suất bán hàng, kìm hãm sự tăng trưởng về khách hàng mới cũng như doanh số cho vay. Ngược lại, hoạt động kiểm soát không được thực hiện thường xuyên khiến cho các đơn vị kinh doanh chủ quan, không tuân thủ đúng quy trình tín dụng nên dễ xảy ra RRTD. Một số biện pháp kiểm soát rủi ro điển hình:

- Hoàn chỉnh các hệ thống quy trình, quy chế về kiểm soát và quản lý rủi ro;

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ;

29

- Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm RRTD;

- Phát triển phần mềm quản trị hệ thống cho Ban lãnh đạo;

- Hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu khách hàng;

Xử lý rủi ro tín dụng cá nhân: Tùy theo mức độ rủi ro cụ thể của từng

trường hợp để ngân hàng đưa ra biện pháp xử lý rủi ro cụ thể:

- Đôn đốc, thu hồi nợ: là việc liên hệ, làm việc và yêu cầu khách hàng thực

hiện trả nợ khi đã phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu. Biện pháp này chỉ áp dụng được đối với các khách hàng có khó khăn tạm thời, có hồ sơ chứng từ chứng minh nguồn thu rõ ràng và có thiện chí trả nợ.

- Cơ cấu nợ: là việc ngân hàng thực hiện gia hạn hoặc điều chỉnh lại kỳ hạn trả

nợ của khách hàng so với thời hạn quy định trong hợp đồng tín dụng ban đầu. Việc thực hiện cơ cấu nợ phải đảm bảo đáp ứng các quy định của NHNN theo tưng thời kỳ.

- Khởi kiện, phát mại tài sản để thu hồi nợ: là việc ngân hàng tiến hành các

thủ tục pháp lý để khởi kiện khách hàng và phát mại tài sản để thu hồi nợ gốc và lãi sau khi có phán quyết của tòa án.

Quy trách nhiệm cá nhân: Cùng với việc tiến hành các biện pháp xử lý nợ nêu

trên, Ngân hàng cần phân giao và quy trách nhiệm cụ thể tới từng cá nhân có liên quan đến khoản vay để yêu cầu họ khắc phục hậu quả khi rủi ro đã xảy ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP tiên phong (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)