Tổng quan về Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP tiên phong (Trang 50)

2.1.1. Sự phát triển của Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (gọi tắt là “TPBank”) được thành lập từ ngày 05/05/2008 với khát vọng trở thành một tổ chức tài chính minh bạch, hiệu quả, bền vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông và khách hàng. TPBank được kế thừa những thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trường cùng tiềm lực tài chính của các cổ đông chiến lược bao gồm: Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji, Tập

đoàn Công nghệ FPT, TổngCông ty Cổ phần. Tái bảo hiểmQuốc gia. Việt Nam

(Vinare), Tập đoàn Tài chính SBI Ven Holding.Ltd (Singapore), Công ty Tài chính Quốc tế IFC (thuộc World Bank) và Quỹ đầu tư PYN Elite Fund.

FPT là cổ đông lớn, đóng vai tr quan trong việc hỗ trợ công nghệ và kinh nghiệm khai thác các giải pháp công nghệ thông tin trong hoạt động của ngân hàng. Các khách hàng của TPBank cũng được hưởng lợi khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ khác của FPT như viễn thông, máy tính, điện thoại di động, chứng khoán, đầu tư…nhờ các gói dịch vụ trọn gói của TPBank phối hợp với FPT.

Tổng Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare) là cổ đông lớn của TPBank, Vinare góp phần quan trọng cho TPBank về tiềm lực tài chính, hệ thống đối tác rộng khắp và kinh nghiệm, chuyên môn sâu trong lĩnh vực quản trị tài chính.

Công ty Thông tin di động VMS (MobiFone) cũng là cổ đông lớn của TPBank. VMS (MobiFone) đóng vai tr chiến lược trong việc hỗ trợ các giải pháp về việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng thông qua kênh điện thoại di động (Mobile Banking) với chất lượng dịch vụ cao. Mobile Banking là một yếu tố không thể thiếu của một ngân hàng hiện đại nhằm phục vụ các khách hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện. Các khách hàng của MobiFone cũng sẽ được hưởng lợi khi có thêm sự lựa chọn trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng thông qua mạng di động chất lượng cao mà họ gắn bó.

40

TPBank xác định sứ mệnh đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin viễn thông và các giải pháp công nghệ trong hoạt động ngân hàng nhằm mang tới giải pháp tài chính mới, phong cách và chất lượng dịch vụ mới, mô hình hoạt động và quản trị tiên tiến, đóng góp vào sự phát triển của ngành ngân hàng trong nước.

Một số cột mốc trong quá trình phát triển của ngân hàng :

-Tháng 5/2008: nhận giấy phép thành lập TPBank; và Hoàn tất việc triển khai

hệ thống ngân hàng lõi Flex-cube.

-Tháng 6/2008: Khai trương TPBank và Ký kết hợp tác chiến lược toàn diện

với BIDVvà khung hợp tác chung với Ngân hàng Citibank.

-Tháng 8/2008: Khai trương chi nhánh Hà Nội; Chính thức tham gia mạng

lưới thanh toán lớn nhất Việt Nam – SmartLink; và Ra mắt hệ thống ngân hàng tự động MiniBank 24/7.

-Tháng 9/2008: Chính thức là công ty đại chúng

-Tháng 10/2008: Khai trương Chi nhánh Tp. HCM và Ra mắt dịch vụ Internet

Banking dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

-Ngày 28/12/2012: Chính thức được Ngân hàng Nhà nước cấp phép gia nhập

thị trường kinh doanh mua bán vàng miếng.

-Ngày 29/12/2012: Hoàn tất tăng vốn điều lệ 5,550 tỷ đồng.

-Năm 2018: TPBank vinh dự nhận được Huân chương Lao động Hạng Ba của

Đảng và Nhà nước trao tặng

-Ngày 19/04/2018: 555 triệu cổ phiếu của TPBank chính thức chào sàn với

mức giá khởi điểm 32.000 đ/ cổ phiếu, tương đương giá trị vốn hóa khi chào sàn đạt gần 17.760 tỷ đồng.

-Tháng 10/2018: NHNN có văn bản chấp thuận tăng vốn điều lệ lên mức

41

Trải qua 10 năm không ngừng nỗ lực, với nền tảng vũng chắc và chiến lược đúng đắn, TPBank đã có bước phát triển đột phá với kết quả kinh doanh vô cùng ấn tượng. Theo kế chiến lược kinh doanh giai đoạn 2018-2022 và tầm nhìn 2030, TPBank đặt mục tiêu trở thành ngân hàng dẫn đầu về Digital Banking và Top 10 ngân hàng đa năng về hiệu quả hoạt động trong giai đoạn 2018-2022.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TPBank

Nguồn : Website của TPBank (https://tpb.vn/ve-tpbank/so-do-to-chuc)

- Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, chịu trách nhiệm cao nhất tại TPBank. Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ thông qua các định hướng phát triển của ngân hàng, quyết định từng loại cổ phần được quyền chào bán, quyết định mức chia cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, bầu, bãi miễn thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, quyết định đầu tư và chào bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất, quyết định sửa đổi bổ sung điều lệ ngân hàng, thông qua các báo cáo tài chính hàng năm. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên trong thời gian 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Đại hội đồng cổ đông họp để thông qua các vấn đề: báo cáo tài chính, báo cáo của hội đồng quản trị, để đánh giá công tác quản lý ở ngân hàng…

42

- Hội đồng quản trị của ngân hàng

Hội đồng quản trị họp mỗi quý một lần, để xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng và báo cáo của các khối. Bên cạnh đó hội đồng quản trị còn có thể triệu tập các cuộc họp bất thường để kịp thời giả quyết các công việc đột xuất. Chương trình họp với các báo cáo chi tiết sẽ được gửi cho các thành viên hội đồng quản trị xem xét trước khi cuộc họp diễn ra.

- Ban kiểm soát

Ban kiểm soát thực hiện các hoạt động, kiểm tra tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của ngân hàng. Ban kiểm soát thực hiện thẩm định báo cáo hàng năm của ngân hàng, báo cáo với đại hội đồng cổ đông về tính chính xác trung thực của báo cáo, sổ sách kế toán.

- Ban quản lý tài sản nợ có (ALCO)

Ủy ban ALCO quản lý bảng cân đối kế toán của ngân hàng phù hợp với chính sách phát triển của TPBank, quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro thị truờng gắn với các hoạt động của ngân hàng, tối đa hóa thu nhập của bảng cân đối kế toán.

Chính sách quản lý rủi ro thanh khoản thường do ủy ban ALCO chỉ đạo xây dụng và phê duyệt, giám sát, thực hiện có tính chất sống còn với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

- Uỷ ban Tín dụng

Ủy ban tín dụng phê duyệt định hướng cơ cấu dư nợ của toàn hệ thống…các quyết định chính sách tín dụng dựa trên các nguyên tắc về rủi ro, tăng trưởng, lợi nhuận thông qua chính sách về lãi vay chí phí, quyết định các chính sách về dự phòng rủi ro tín dụng. Ủy ban tín dụng hoạt động thông qua các cuộc họp triệu tập lấy ý kiến của ít nhất 2/3 số thành viên và có từ 51% cách thành viên biểu quyết đồng ý.

43

Bộ máy hoạt động của TPBank sau một thời gian đi vào hoạt động đã được điều chỉnh tổ chức tương đối gọn nhẹ và chia thành các khối: Các khối kinh doanh, Nguồn vốn, Công nghệ thông tin, Trung tâm thanh toán, các bộ phận hỗ trợ… Việc phân chia các khối rõ ràng như trên đã giúp cho hoạt động của ngân hàng được chuyên môn hóa đạt hiểu quả cao hơn.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Hoạt động ngân hàng trong năm 2018 có nhiều chuyển biến tích cực, quy mô huy động vốn, tài sản, dư nợ tín dụng cho nền kinh tế tăng trưởng mạnh.

Đơn vị: Tỷ đồng

Hình 2.2. Xu hƣớng huy động, dƣ nợ thị trƣờng 1 (TT1) và số lƣợng khách hàng qua các năm

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2018 của TPBank

Theo hình 2.2 cho thấy, trong gần 8 năm qua, tình hình huy động và dư nợ tín dụng luôn tăng trưởng tốt và đều. Quy mô tổng tài sản tại 31/12/2018 đạt hơn 136 nghìn tỷ đồng tăng 12.060 tỷ đồng so với 31/12/2017, trong đó huy động thị trường 1 tăng 11.073 tỷ đồng tương đương tăng 15%, cho vay thị trường 1 (không bao gồm TPCP) tăng 14.451 tỷ đồng tương đương tăng 22,6%. Cơ sở khách hàng tiếp tục được mở rộng, tăng hơn 49 nghìn khách hàng (32,2%) so với năm 2017, đạt 2.264.952 khách hàng, đây là nền tảng để TPBank phát triển trong thời gian tới.

44

Bảng 2.1. Tình hình kinh doanh giai đoạn 2017-2018 của TPBank

Đơn vị: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2017 Kế hoạch

2018 +/- so với cuối năm 2017 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch 2018 (%) 1 Tổng tài sản 136.179 124.119 133.000 12.060 102,39 2 Vốn điều lệ 8.566 5.842 8.533 2.724 100,39 3 Tổng huy động vốn, trong đó 118.591 114.669 115.114 3.922 103,02 3.1 Tiền gửi khách hàng 84.853 73.780 84.796 11.073 100,07

3.2 Tiền gửi và vay của TCTD khác 33.491 38.261 27.690 (4.770) 120,95

3.3 Vốn tài trợ ủy thác 247 2.628 2.628 (2.381) 9,41

4 Dư nợ vay và trái phiếu TCKT, trong đó : 84.329 71.296 84.364 13.033 99,96

4.1 Cho vay khách hàng 78.458 64.007 73.430 14.451 106,85

4.2 Đầu tư trái phiếu TCKT 5.871 7.289 10.934 (1.418) 53,69

5 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,1% 1,08% <2% 0,02% -

6 Lợi nhuận trước thuế 2.258 1.206 2.200 1.052 102,64

7 CAR (%) 10,24% >9% >9 - -

8 ROE 20,87% 15,6% 20,3 5,2% -

45

Tổng tài sản của TPBank đến 21/12/2018 đạt hơn 136 nghìn tỷ đồng tăng gần 10% so với thời điểm cuối năm 2017. Tổng huy động đạt gần 119 nghìn tỷ đồng, trong đó cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn cũng có sự thay đổi về chất khi thị trường 1 đạt 84.853 tỷ đồng, tăng gần 15% so với cuối năm 2017 (tương đương 11.074 tỷ đồng) giúp cho tỷ lệ đi vay và huy động thị trường 2 giảm từ 33% xuống còn 28% tại thời điểm 31/12/2018.

Hoạt động tín dụng của ngân hàng tiếp tục có sự tăng trưởng tốt đồng thời vẫn đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng được NHNN cấp phép, với dư nợ đạt 84.239 tỷ đồng. Chất lượng tín dụng của TPBank được kiểm soát chặt, với mức nợ xấu ở mức 1,1% thấp hơn nhiều so với trung bình toàn ngành.

Tổng thu nhập hoạt đồng thuần năm 2018 đạt 5.627 tỷ đồng, trong đó thu nhập lãi thuần đạt 4.378 tỷ đồng, chiếm 77,8%; thu nhập ngoài lãi đạt 1.249 tỷ đồng, chiếm 22,2%. Lợi nhuận trước dự phòng rủi ro, tín dụng đạt 2.780 tỷ đồng. Trong năm 2018 ngân hàng đã trích lập 522,3 tỷ đồng dự phòng rủi ro trong đó dự phòng cho vay khách hàng 300,4 tỷ đồng (dự phòng chung 105,6 tỷ đồng, dự phòng cụ thể 194,8 tỷ đồng) và 221,9 tỷ đồng dự phòng cho các trái phiếu VAMC.

Lợi nhuận trước thuế, sau trích lập đầy đủ dự ph ng, đạt mức 2.250 tỷ đồng, tăng 1.052 tỷ đồng, tương đương tăng 87% so với năm 2017, đồng thời hoàn thành vượt kế hoạch năm 2018 với tỷ lệ hoàn thành là 102,6%.

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong2.2.1 Tình hình hoạt động tíng dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP 2.2.1 Tình hình hoạt động tíng dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong

2.2.1.1 Tình hình hoạt động tín dụng chung tại TPBank

Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2018 đạt 84.329 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay khách hàng đạt 78.458 tỷ đồng, trái phiếu doanh nghiệp đạt 5.871 tỷ đồng.

46

Biểu 1: Cơ cấu dƣ nợ phân theo đối tƣợng khách hàng năm 2018

Nguồn: Báo cáo thường niên 2018 của TPBank

Đối với phân khúc khách hàng cá nhân, ngoài tiếp tục phát triển vững mạnh các lĩnh vực cho vay chủ đạo, TPBank đã nắm bắt được những cơ hội trên thị trường để tăng trưởng dư nợ ngay từ đầu năm 2018 nhằm gia tăng lợi nhuận và thị phần cho ngân hàng. Cho vay khách hàng cá nhân tăng 51% so với năm 2017, cho thấy những nỗ lực cũng như năng lực của đội ngũ bán hàng, tính hiệu quả của sản phẩm đáp ứng nhu cầu vay đa dạng của khách hàng. Margin cho vay tăng 0,3% đến từ các điều chỉnh chủ động về giá đóng góp đáng kể vào tăng trưởng thu thuần từ lãi vay tạo thêm thu nhập cho ngân hàng

Đối với phân khách khách hàng doanh nghiệp dư nợ tưng nhẹ ở mức 3% so với năm 2017. Một số sản phẩm đã và đang triển khai thành công, như: Sản phảm cho vay mua xe ô tô KHDN, sản phẩm cho vay nhanh…ngày càng thu hút được nhiều khách hàng mới, doanh số giải ngân tăng; sản phẩm tài trợ trọn gói ngành xây lắp đã tạo điều kiện cho các ĐVKD tiếp cận và cấp tín dụng cho các doanh nghiệp trong ngành này…Phân khúc khách hàng doanh nghiệp trong năm ghi dấu ấn với sản phẩm mới là sản phẩm cho vay tín chấp khách hàng doanh nghiệp, là sản phẩm cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

2.2.1.2 Cơ cấu tín dụng cá nhân tại TPBank

Có nhiều tiêu chí để xem xét, đánh giá cơ cấu tín dụng cá nhân, như: cơ cấu theo kỳ hạn khoản vay, cơ cấu theo ngành nghề, sản phẩm, theo tài sản bảo đảm

47

hoặc theo tuổi nợ. Các tiêu chí này chính là cơ sơ phản ánh được những quan điểm, định hướng trong hoạt động tín dụng cá nhân đồng thời phản ánh được chất lượng tín dụng cá nhân cũng như nhận diện được những rủi ro tiềm ẩn nếu có trong danh mục tín dụng cá nhân. Cơ cấu tín dụng cá nhân của TPBank được phản ánh như sau:

Dư nợ phân theo kỳ hạn

Bảng 2.2 Cơ cấu dƣ nợ cá nhân phân theo kỳ hạn 2017 -2018

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2017 2018 Dƣ cuối kỳ Tỷ trọng dƣ cuối kỳ (%) Dƣ cuối kỳ Tỷ trọng dƣ cuối kỳ (%) Ngắn hạn 1.299 60,14 1.642 51,24 Trung và hạn 20.301 39,86 30.042 48,76 Tổng 21.599 100% 32.043 100%

Nguồn: Báo cáo nội bộ 2018 của TPBank

Biểu 2: Cơ cấu dƣ nợ cá nhân phân theo kỳ hạn giai đoạn 2017 - 2018

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy cơ cấu dư nợ cá nhân năm 2018 của TPBank gần như không có sự thay đổi so với năm 2017. Theo đó, dư nợ trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tín dụng cá nhân. Phù hợp với đặc thù của khách hàng cá nhân, chủ yếu là sử dụng các sản phẩm vay mua nhà, mua xe, đầu tư bất động sản…là các khoản vay có thời gian vay dài.

48

Việc giữ nguyên cơ cấu này cho thấy Ban lãnh đạo TPBank đã chủ động giữ nguyên cơ cấu dư nợ theo thời gian, đảm bảo sự cân đối giữa cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn và cân bằng phù hợp đặc thù của khách hàng cá nhân và định hướng phát triển của ngân hàng.

Dư nợ cá phân theo sản phẩm, lĩnh vực

Bảng 2.3 Cơ cấu dƣ nợ cá nhân phân theo sản phẩm 2017 - 2018

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Ô tô 7.971 36,90 13.110 40,91 Bất động sản 8.525 39,47 12.585 39,26 Tiêu dùng 3.113 14,41 3.904 12,18 Kinh doanh 407 1,88 732 2,28 Khác 1.583 7,34 1.712 5,37 Tổng dƣ nợ 21.599 100% 32.043 100%

Nguồn: Báo cáo nội bộ 2018 của TPBank

Biểu 3: Cơ cấu dƣ nợ cá nhân phân theo sản phẩm 2017 - 2018

Có thể thấy, TPBank đang tập trung phát triển dư nợ khách hàng cá nhân vào một số sản phẩm, lĩnh vực trọng điểm, cụ thể trong năm 2017 và 2018, dư nợ cho vay ô tô và bất động sản, mỗi sản phẩm chiếm khoảng 40% trong tổng dư nợ khách hàng cá nhân của TPBank. Ngoài ra, sản phẩm cho vay tiêu dùng cũng chiếm tỷ trọng lần lượt là 14,41% năm 2017 và 12,18% năm 2018.

49

Như vậy, danh mục dư nợ khách hàng cá nhân của TPBank vẫn tập trung vào các sản phẩm truyền thống là cho vay mua ô tô và bất động sản, tuy nhiên trong các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP tiên phong (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)