Các mô hình QTRR tín dụng cá nhân tại các NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP tiên phong (Trang 43 - 45)

Mô hình quản trị rủi ro tín dụng cá nhân chính là hệ thống các mô hình bao gồm tổ chức quản trị rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Có 3 mô hình phổ biến đang được áp dụng tại Việt Nam. Đó là mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung, mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán và mô hình kết hợp giữa mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung và phân tán.

1.3.6.1 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung

Quản trị rủi ro tín dụng tập trung là một mô hình có sự phân chia độc lập, rõ ràng giữa ba khối chức năng bao gồm các khối: Khối quản trị rủi ro, khối kinh doanh, và khối tác nghiệp xử lý nội bộ. Trong đó, khối quản trị rủi ro gồm các phòng ban có chức năng quản lý rủi ro, như: Thực hiện xây dựng chính sách, chiến lược, quy trình quản lý, quy trình nhận diện, đo lường, giám sát rủi ro và đề xuất hạn mức rủi ro.... Khối kinh doanh gồm các phòng ban có chức năng tìm kiếm, phát triển khách hàng mới, thực hiện các giao dịch trực tiếp đối với khách hàng, từ đó đưa ra các đề xuất trình lên cấp phê duyệt. Khối tác nghiệp xử lý nội bộ gồm các phòng ban có chức năng soạn thảo các văn bản, kiểm tra tính tuân thủ các điều kiện cấp tín dụng, thực hiện giải ngân và lưu trữ hồ sơ tín dụng sau giải ngân và quản lý hồ sơ TSBĐ.

Sự tách biệt giữa 3 khối chức năng như phân tích nêu trên nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng

33

chuyên môn của từng vị trí. Bên cạnh đó, việc áp dụng mô hình này sẽ đem đến lợi ích cho ngân hàng, như: Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài. Thiết lập và duy trì môi trường quản trị rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản trị gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro. Xây dựng chính sách quản trị rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống. Mô hình này sẽ thích hợp với ngân hàng quy mô lớn, nơi có đủ nguồn lực để thực hiện đồng bộ.

Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung này đ i hỏi phải đầu tư nhiều công sức và thời gian do tính chất phức tạp và quy mô của mô hình. Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết với thực tiễn. Trong quá trình triển khai sẽ dẫn đến những mâu thuẫn trong quan điểm, cách hiểu, việc trao đổi làm rõ các thông tin này giữa các phòng ban bộ phận, từ đó sẽ khiến cho công tác xử lý nghiệp vụ chậm, ảnh hưởng đến tiến độ cung cấp tín dụng cho khách hàng.

1.3.6.2 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán

Quản trị rủi ro tín dụng phân tán là mô hình chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản trị rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó, một ĐVKD của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và phải chịu trách nhiệm đối với tất cả khâu chuẩn bị cho một cấp tín dụng từ bước đầu tiến là tiếp xúc khách hang đến khi khoản cấp tín dụng của khách hang được tất toán.

Do mô hình có cơ cấu tổ chức đơn giản, nên ưu điểm của mô hình này là: Gọn nhẹ; Thích hợp với ngân hàng quy mô nhỏ; Tiết kiệm chi phí và nguồn lực cho ngân hàng. Tuy nhiên, mô hình này cũng có một số nhược điểm sau: Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu, dễ dẫn đến sự sao nhãng, không sát sao trong việc quản lý khách hàng; Việc quản trị hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu của ĐVKD báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách, quy trình, quy chế tín dụng; Rủi ro về đạo đức của cán bộ tín dụng, của ĐVKD là rất cao, do được quyền tự quyết trong thẩm quyền mà không có các bộ phận kiểm tra chéo, kiểm soát lẫn nhau.

34

1.3.6.3 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng kết hợp giữa mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung và phân tán

Đối với các khoản vay có giá trị nhỏ, sản phẩm đục lỗ và tùy theo xếp hạng của ĐVKD thì sẽ được áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán. Khi đó, ĐVKD của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và phải chịu trách nhiệm đối với tất cả khâu chuẩn bị cho một cấp tín dụng từ bước đầu tiến là tiếp xúc khách hang đến khi khoản cấp tín dụng của khách hàng được tất toán.

Đối với các trường hợp c n lại, ví dụ như: Khoản tín dụng có giá trị lớn có những điều kiện đặc thù, khác biệt… thì sẽ được áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung.

Việc áp dụng kết hợp 02 mô hình này vừa hạn chế được rủi ro lại vừa thúc đẩy các ĐVKD trong công tác phát triển kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP tiên phong (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)