Đối với Nhà nƣớc, Chính phủ và các bộ ngành liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP tiên phong (Trang 107 - 108)

Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại

Một đất nước có môi trường có tính pháp lý cao, hiệu quả, đồng bộ và hiệu quả sẽ tạo ra sự ổn định trong hoạt động của các chủ thể, hạn chế những sai sót và tiêu cực có thể xảy ra. Đặc biệt, hiện nay Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì một môi trường pháp lý ổn định và phù hợp với các thông lệ quốc tế là yêu cầu bắt buộc. Các chính sách pháp luật của Việt Nam cần được ban hành phù hợp với thông lệ quốc tế trên cơ sở đảm bảo sự hoạt động ổn định, phát triển và hiệu quả các chủ thể kinh tế.

Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia

Các ngân hàng hiện nay đang gặp phải những khó khăn chung, là sự thiếu hụt thông tin trong quá trình thẩm định, cấp tín dụng. Các khách hàng là tổ chức có thể tìm kiếm thông tin về báo cáo tài chính ở nhiều nguồn (sàn giao dịch chứng khoản, báo cáo thuế, sao kê tài khoản...), còn khách hàng cá nhân hiện tại chủ yếu đều qua thẩm định thực tế của cán bộ tín dụng mà ít có thông tin đối chiếu, kiểm tra, đánh giá.

Để giải quyết bấp cập này, một hệ thống thông tin quốc gia của Việt Nam nên được triển khai xây dựng trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm từ các nước phát triển

97

nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc khai thác thông tin về khách hàng, giảm được thời gian cũng như chi phí thu nhập và xử lý thông tin. Trong hệ thống thông tin này, cơ quan quản lý Nhà nước cần kết nối và phối hợp cung cấp thông tin với nhau.

Xây dựng hành lang pháp lý cần thiết để tạo điều kiện cho NHTM xử lý nợ xấu thuận lợi

Xử lý nợ xấu vẫn là vấn đề nhức nhối đối với các ngân hàng trong những năm qua do thiếu sự hợp tác của khách hàng, cũng như các quy định của Pháp luật còn thiên về hướng bảo vệ cho bên đi vay. Ngày 21/06/2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 42/2017/QH14 theo đó cho phép ngân hàng có quyền thu hồi tài sản thế chấp cho khoản vay là nợ xấu để phát mãi, nếu chủ tài sản không hợp tác thì Ngân hàng sẽ có biện pháp xử lý nhanh chóng. Trong thực tế, việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu, tất cả ngân hàng đều ngại ra tòa do thủ tục phức tạp, mất nhiều thời gian, quá trình thi hành án kéo dài… Do đó, giải pháp thương lượng với khách hàng luôn là lựa chọn ưu tiên của các ngân hàng. Tuy nhiên, nếu may mắn, ngân hàng sẽ nhận được sự hợp tác của khách hàng trong việc bàn giao tài sản. Nhưng trong thực tế, đa phần khách hàng đều bất hợp tác, thậm chí chống đối việc thu giữ tài sản của ngân hàng.

Để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu rất cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP tiên phong (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)