Tổng quan về các doanh nghiệp bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ việt nam bài học từ doanh nghiệp nhật bản (Trang 27 - 31)

2.1. Khái niệm

Khái niệm về bán lẻ: theo Philip Kotler, bán lẻ là “mọi hoạt động nhằm bán hàng hoá hay dịch vụ trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng cho cá nhân, không mang tính thƣơng mại” (Kotler, 2003). Còn theo Micheal Levy “Bán lẻ là một nhóm các hoạt động kinh doanh làm gia tăng giá

trị cho sản

phẩm dịch vụ đƣợc bán cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng vì mục đích sử dụng cho cá nhân hoặc gia đình” (Levy, 2003).

Theo Nghị định số 23/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 02 năm 2007 Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định “Bán lẻ là hoạt động bán hàng hoá trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng”. Nhƣ vậy hoạt động bán lẻ bao gồm tất cả các hoạt động nhằm bán hàng hoá hay dịch vụ trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng nhằm thoả mãn nhu cầu sử dụng cá nhân và phi thƣơng mại. Doanh nghiệp bán lẻ là đơn vị chuyên bán một số chủng loại sản phẩm dịch vụ nhất định cho ngƣời tiêu dùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân. Bất kể tổ chức nào (nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ) bán cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng đều đang làm chức năng của bán lẻ.

Tóm lại, có thể hiểu bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng phục vụ mục đích tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình. Nhƣ vậy, doanh nghiệp bán lẻ là các doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng.

Có nhiều cách phân loại doanh nghiệp bán lẻ theo quy mô, theo phƣơng thức hoạt động, theo kênh phân phối. Tuy nhiên, trong chuyên đề này, tác giả phân loại doanh nghiệp bán lẻ thành 4 nhóm:

Doanh nghiệp bán lẻ truyền thống (brick and mortar): là doanh nghiệp có hoạt động bán lẻ tại các địa điểm cố định bao gồm các cửa hiệu độc lập, các cửa hàng tạp hoá, các cửa hàng chuyên dụng, siêu thị, trung tâm thƣơng mại,... Những nhà bán lẻ truyền thống luôn có địa điểm cố định để thu hút đƣợc một lƣợng khách lớn vào tham quan, mua sắm. Cửa hàng bán lẻ thƣờng bày bán nhiều loại hàng hoá và sử dụng các phƣơng tiện truyền thông đại chúng nhƣ báo, đài, tivi, bảng hiệu điện tử để quảng cáo. Đặc thù của cửa hàng bán lẻ là phục vụ nhu cầu của cá nhân và gia đình.

Doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến (pure click): là doanh nghiệp có hoạt động bán lẻ dựa trên các phƣơng tiện điện tử mạng Internet, ví dụ Amazon.com, Lazada.vn, Tiki.vn. Doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến có thể sử dụng một hoặc phối hợp nhiều công cụ bán lẻ trực tuyến nhƣ website TMĐT, mạng xã hội, sàn giao dịch TMĐT.v.v. Đặc điểm của doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến là có thể tiếp cận khách hàng mọi lúc mọi nơi theo thời gian thực. Tuy nhiên, để có thể hoàn thiện quy trình bán lẻ trực tuyến, đòi hỏi doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến phải đầu tƣ vào các kênh tiếp nhận đơn hàng, vận chuyển, thanh toán để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Doanh nghiệp bán lẻ truyền thống có ứng dụng TMĐT(click and mortar): đây là nhóm các doanh nghiệp vừa có cửa hàng thực (bán lẻ truyền thống) vừa có kênh bán hàng trực tuyến, ví dụ: Walmart, Homedepot, Lotte, Nguyễn Kim, HC. Những doanh nghiệp này kinh doanh bán lẻ trên nhiều kênh phân phối, kết hợp cả truyền thống (offline) và trực tuyến (online) nhằm tận dụng tối đa những lợi thế của cửa hàng truyền thống và kênh bán hàng online.

2.3.1 Bán lẻ qua cửa hàng

Loại hình này bao gồm các cửa hiệu độc lập, các trung tâm thƣơng mại, các cửa hàng tạp hoá, các cửa hàng chuyên dụng, các siêu thị truyền thống,… Những nhà bán lẻ qua cửa hàng luôn có địa điểm cố định để thu hút đƣợc một lƣợng khách lớn vào tham quan, mua sắm. Họ thƣờng bày bán nhiều loại hàng hoá và các cửa hàng quy mô lớn nhƣ trung tâm mua sắm sẽ sử dụng các phƣơng tiện truyền thông đại chúng để quảng cáo. Đặc thù của họ là phục vụ nhu cầu của cá nhân và gia đình là chính. Tuy nhiên cũng vẫn có những nơi chuyên kinh doanh các mặt hàng chuyên biệt cho các tổ chức, doanh nghiệp nhƣ các cửa hàng văn phòng phẩm, các cửa hàng máy tính và phần mềm, các cửa hàng vật liệu xây dựng, các cửa hàng vật tƣ điện nƣớc, cửa hàng cật dụng xây dựng.

2.3.2 Bán lẻ chuyên biệt

Một chuyên gia đã nhân định rằng “Trong khi các nhà bán lẻ lớn nhƣ Wal-Mart hay Target có xu hƣớng bán những thứ mà ngƣời tiêu dùng „cần‟ thì các đơn vị bán lẻ chuyên biệt lại nhắm đến những thứ mà ngƣời tiêu dùng „muốn‟”. Mô hình này cải tiến hơn mô hình trên một chút bởi họ chú trọng đầu tƣ hơn tới những tiện ích, những trải nghiệm khi mua sắm, những nhu cầu cụ thể của khách hàng. Đây là chiến lƣợc để họ có thể tồn tại trƣớc sự cạnh tranh gay gắt của các cửa hàng bán lẻ quy mô lớn, của các website kinh doanh, của trào lƣu TMĐT. Mặc dù bị sức ép lớn nhƣng các cửa hàng bán lẻ chuyên biệt vẫn có lƣợng khách hàng riêng nỗ lực không ngừng đem tới sự ấm cúng, gần gũi hơn và cung cấp chủng loại hàng hoá phong phú, chuyên dụng hơn. Hầu hết các cửa hàng chuyên biệt đều có quy mô nhỏ, không quá đông nhân viên, thậm chí là chủ kiêm nhân viên bán hàng. Chính vì vậy nên mô hình này không cần quá nhiều trang thiết bị để vận hành, thông thƣờng họ chỉ cần tới sự hỗ trợ của một phần mềm quản lý bán hàng để hoạt động trơn tru nhất. Lƣu ý với những ai muốn sở hữu mô hình này thì nên cẩn trọng trong việc lƣu hành vốn, chọn lựa địa điểm và nghiên cứu kĩ càng về thị trƣờng tiềm năng.

2.3.3 Bán lẻ không qua cửa hàng

Loại hình này không có cửa hàng cố định, giao dịch chủ yếu thông qua tivi, internet, qua máy bán hàng hay quầy lƣu động…Ngoại trừ máy bán hàng, tất cả các loại hình bán lẻ này đều không có địa điểm hay cửa hàng cố định để bày bán hàng. Ƣu điểm của lĩnh vực này là không phải nhập hàng, trữ hàng với số lƣợng lớn. bạn có thể chỉ nhập hàng mẫu để khách xem hoặc lấy ảnh của nhà cung cấp để cho khách xem, khi nào khách hàng ƣng ý thì bạn mới liên lạc để lấy hàng. Nhƣợc điểm là bạn không thể kiểm soát đƣợc lƣợng hàng nên hơi thụ động, nhiều trƣờng hợp khách hàng cần thì hàng trong kho đã hết hoặc không sản xuất nữa.

2.3.4 Bán lẻ thông qua bưu chính

Ngƣời mua có thể đặt hàng qua điện thoại hoặc trang web và sản phẩm sẽ đƣợc giao qua đƣờng bƣu điện. Hình thức này khá phổ biến với những ngƣời sống xa khu vực mua sắm, những ngƣời già cả và những ngƣời không muốn mua hàng trực tiếp. Doanh nghiệp bán hàng sẽ thiết kế và in catalog/tờ rơi rồi đồng thời gửi đến vài ngàn khách hàng để họ lựa chọn và đăng ký mua sản phẩm.

Bán lẻ qua bƣu chính thƣờng đƣợc các doanh nghiệp áp dụng cho những hàng hóa thông thƣờng, hàng hóa chuyên biệt, hàng hóa mới lạ, hàng đặt mua dài hạn (CD, DVD, sách báo) … Nó không đòi hỏi doanh nghiệp phải có văn phòng, cửa hàng hay nhà kho nhƣng nhất thiết phải nắm đƣợc địa chỉ khách hàng để gửi catalo và có hệ thống nhận đặt hàng và giao hàng. Ở Việt Nam các siêu thị điện máy thƣờng tích hợp phƣơng pháp bán hàng này để đạt hiệu quả cao hơn.

2.3.5 Bán hàng trực tuyến (online)

Mạng internet đã góp phần thay đổi diện mạo của ngành bán lẻ, nó cũng là chất keo kết nối doanh nghiệp, thị trƣờng với cá nhân ngƣời tiêu dùng. Bất kì một chuyên gia phân tích nào cũng thừa nhận rằng những nhà bán lẻ nào không hiểu đƣợc tầm ảnh hƣởng của internet thƣờng sẽ ít đầu tƣ phát triển các

kênh bán qua mạng và vậy là họ đã bó lỡ một cơ hội quan trọng để tăng doanh thu bán hàng. Ngay cả đến những nhà cung cấp và phát triển các phần mềm quản lý bán hàng cũng đã thiết lập thêm chức năng tích hợp quản lý website bán hàng online để thỏa mãn nhu cầu bán hàng hiệu quả cho ngƣời tiêu dùng. Rất nhiều đơn vị bán hàng thông qua cửa hàng cũng đã vận hành song song hai mô hình bán hàng online và offline.

2.3.6 Bán hàng qua máy bán hàng tự động

Loại hình bán lẻ này phổ biến ở các quốc gia phát triển và đã có mặt ở Mỹ gần một thế kỷ nay và tỏ ra khá hiệu quả. Cũng giống nhƣ các hình thức bán hàng khác, chìa khóa thành công cho doanh nghiệp bán hàng qua máy là chọn đúng thời điểm, vị trí và chủng loại sản phẩm. Loại hình kinh doanh này hấp dẫn ở chỗ doanh nghiệp không tốn phí đầu tƣ và vận hành mà lại nhanh chóng đƣợc thu tiền mặt. Ngƣời tiêu dùng cũng khá ƣa chuộng hình thức này bởi tính tiện lợi, tiện dụng của nó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ việt nam bài học từ doanh nghiệp nhật bản (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)