I. Thực trạng ứng dụng thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp bán
2.1.2 Doanh thu bán lẻ của Nhật bản
Nhật bản là nƣớc tiêu thụ hàng hóa đứng thứ 2 trên thế giới và có gần 2 triệu cửa hàng bán lẻ. Nhật bản vẫn chiến hơn 55% thị trƣờng bán lẻ toàn Châu Á.
Thói quen ăn uống của ngƣời Nhật Bản ảnh hƣởng rất lớn đến hệ thống bán lẻ. Đồ ăn tại Nhật Bản thƣờng là hàng hóa tƣơi sống nên cần phải bảo
quản tốt, nếu để lâu trong tủ lạnh sẽ mất đi độ tƣơi sống. Để đáp ứng nhu cầu này, các cửa hàng bán lẻ đã xuất hiện khắp mọi nơi để ngƣời nội trợ dễ dàng mua thức ăn trong gia đình của họ. Vì vậy, Nhật Bản có thị trƣờng bán lẻ rất phát triển, doanh thu đứng thứ 2 thế giới. Doanh số bán lẻ của Nhật Bản năm 2016 là 139.877 tỷ yên ( khoảng 1.285 tỉ USD).
Bảng 2.2: Doanh thu bán lẻ của Nhật Bản từ 2014 - 2016 Đơn vị tính: tỉ yên Năm Tổng Công nghiệp bán lẻ Dệt may và quần áo Đồ ăn và nƣớc giải khát Phƣơng tiện đi lại
cá nhân Máy móc thiết bị Nhiên liệu Thuốc và mỹ phẩm Ngành khác Không có cửa hàng bán lẻ Năm 2014 141.219 12.821 11.500 45.590 16.563 6.983 13.944 8.991 24.826 - Năm 2015 140.666 12.798 11.271 45.311 16.779 6.351 12.001 9.224 23.117 - Năm 2016 139.877 12.472 10.814 44.389 17.005 5.861 10.948 9.398 21.375 7.614 Tỷ lệ 2015/2014 (%) 99,61 99,82 98,01 99,39 101,30 90,95 86,07 102,59 93,12 - tỷ lệ 2016/2015 (%) 99,44 97,45 95,95 97,97 101,35 92,28 91,23 101,89 92,46 - BQ (%) 99,52 98,63 96,97 98,67 101,33 91,61 88,61 102,24 92,79 -
Có thể thấy rằng, doanh thu bán lẻ của Nhật Bản giảm, bình quân trong 03 năm, doanh thu bán lẻ của Nhật bản giảm 0.48%. Mức giảm này là do nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân Nhật giảm mạnh đã tác động trực tiếp tới hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, và một trong những nguyên nhân hàng đầu đƣợc cho là việc tăng lƣơng quá chậm so với mức tăng giá của các mặt hàng. Một nguyên nhân khác cũng đƣợc chú ý là tình trạng công việc không ổn định gia tăng, kèm theo là mức lƣơng thấp đã khiến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh. Khác hẳn so với trƣớc đây, ngƣời lao động hầu nhƣ có việc làm ổn định full- time thì giờ đây, nhiều ngƣời chỉ có thể kiếm đƣợc việc part – time, con số này đƣợc cho là cao kỷ lục trong nhiều năm, nay lên tới 37,4 % của lực lƣợng lao động. Ngay cả tâm lý ngƣời lao động cũng đang đƣợc cho là không ổn định trƣớc tình hình kinh tế hiện nay.
Ngoài ra, có một nguyên nhân sâu xa khác khiến ngƣời dân Nhật “chùn tay” trong mua sắm là do gần đây, Chính phủ Nhật có kế hoạch sẽ tăng thuế bán hàng lần thứ hai từ 8% lên 10% vào năm 2017. Trong bối cảnh đó, ngƣời ta dự báo rằng chi tiêu cho mua sắm của Nhật Bản sang năm 2016 và thậm chí là 2017 sẽ bị đè nặng bởi tâm lý này sẽ khiến tình trạng có thể sẽ xấu hơn hiện nay.
2.2 Tình hình ứng dụng thương mại điện tử tại các doanh nghiệp bán lẻ Nhật Bản
2.2.1 Sự hình thành thương mại điện tử của Nhật Bản
Thƣơng mại điện tử đang đƣợc sự quan tâm trong từng nƣớc, từng khối và trên bình diện toàn thế giới. Nó đƣợc diễn ra mạnh mẽ dƣới nhiều hình thức khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia. Mặc dù là nƣớc có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin khá phát triển nhƣng mãi đến năm 1995 Thƣơng mại điện tử mới xuất hiện ở Nhật Bản. Trong bối cảnh các máy tính cá nhân và sự kết nối Internet ngày càng gia tăng, thƣơng mại điện tử đã thu hút đƣợc sự chú ý không chỉ ở các doanh nghiệp mà còn cả ở ngƣời tiêu dùng trên mọi phƣơng diện. Hầu nhƣ không một ngày nào là báo chí và các phƣơng tiện
thông tin khác không nhắc tới vấn đề công nghệ thông tin và thƣơng mại điện tử và coi đây là một giải pháp hữu hiệu để đƣa nền kinh tế Nhật Bản thoát khỏi tình trạng trì trệ cuối những năm 90.
Internet là một trong những thị trƣờng tăng trƣởng nhanh nhất ở Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản trở thành một thị trƣờng bán lẻ qua Internet lớn thứ 2 trên thế giới. Theo Communication White Papar 2000 thì Nhật bản có khoảng 47 triệu ngƣời sử dụng Internet với tốc độ xâm nhập của Internet vào đời sống dân cƣ là 37,1% thì Theo báo cáo mới nhất thì trong năm 2016, Nhật Bản có hơn 100 triêu ngƣời sử dụng internet chiếm tỉ lệ 79% dân số. Một số lƣợng lớn các công ty truyền hình cáp cũng yêu cầu nối Internet thông qua dịch vụ của họ với một số không ít các thuê bao.
Mặc dù có dịch vụ Internet nhƣng vào cuối những năm 90 chi phí dịch vụ Internet ở Nhật Bản là khá cao( 3yên/1phút) so với các nƣớc phát triển khác nhƣ Mỹ , Anh , Pháp. Điều nay đã gây trở ngại lớn cho ngƣời dân Nhật Bản sử dụng Internet cũng nhƣ việc ứng dụng TMĐT . Vào năm 2001, chính phủ Nhật Bản đã công bố chiến lƣợc E-Japan với mục tiêu là xây dựng cơ sở hạ tầng để cung cấp Internet cho ngƣời dân với giá rẻ hơn, tốc độ cao hơn; tƣ nhân hóa CNTT. Ngay lập tức số lƣợng thuê bao sử dụng Internet đã tăng 500% lên hơn 5 triệu vào 12/2002 (Nguồn: Recent IT and Impact of E- Commerce in Asia and Japan, Masaki Komurasaki, 11/2004). Ngƣời dân Nhật Bản cũng ngày càng sử dụng Internet một cách thƣờng xuyên và có hiệu quả hơn. Theo đó ngƣời sử dụng Internet không chỉ để tìm kiếm thông tin, liên lạc nữa mà còn để mua hàng qua mạng.
Với cuộc cách mạng hiện đại hóa hạ tầng viễn thông từ 2003, 6/2007 đã có hơn 27 triệu ngƣời dân Nhật Bản sử dụng chọn dùng công nghệ băng thông rộng (ADSL, FttH), tỷ lệ thâm nhập của công nghệ này vào Nhật Bản là 21,1%4. Với ƣu điểm là cho phép phân phối những dịch vụ mới ( sản phẩm có nội dung số) , cải thiện to lớn về giao diện cho cái dịch vụ đã có , công nghệ băng thông rộng đã có ảnh hƣởng vô cùng mạnh mẽ và giúp đẩy nhanh sự phát triển của TMĐT ở Nhật Bản.
Với thế mạnh của nƣớc có nền công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, Nhật Bản sớm hình thành và phát triển mạng viễn thông di động cũng nhƣ các dịch vụ cung cấp qua đó. Bƣớc vào năm 2009, nƣớc này có khoàng 105 triệu thuê bao di động mà phần lớn đều sử dụng dịch vụ 3G. Khi công nghệ 2G đã trở nên lỗi mốt thì dịch vụ di động 3G lần đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản và cũng là đầu tiên trên thế giới vào cuối năm 2001 do hãng NTT DoCoMo cung cấp. Đến năm 2010, công nghệ 4G đƣợc áp dụng đến nay thì nó đã trở nên phổ biến với ngƣời dân Nhật Bản, nó hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển của TMĐT vì nó tạo ra và kích thích ngƣời dùng mua hàng ở mọi lúc mọi nơi một cách rất tiện lợi Bƣớc vào thế kỷ 21, TMĐT phát triển với một tốc độ chóng mặt tại quốc gia mặt trời mọc, hiện nay với 126 triệu dân, Nhật Bản có khoảng 82.6 triệu máy tính. Máy tính và Internet đƣợc cung lắp đặt ở gần 99% các trƣờng học. Đầu tƣ cho công nghệ thông tin đƣợc chính phủ rất quan tâm và đầu tƣ. Doanh thu từ hoạt động TMĐT theo đó mà ngày một tăng nhanh.
H nh Bảng 2.3: Số lƣợng ngƣời sử dụng internet và ngƣời mua sắm điện tử năm 2014 – 2016
Đơn vị tính: người
Năm Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổng số dân 127.338.621 127.131.800 126.958.472 Dân số trực tuyến 99.259.564 100.092.646 100.287.163
Số ngƣời mua sắm điện tử 73.000.000 74.900.000 76.900.000
Nguồn: Japan B2C E-commerce Report 2016, EcommerceWiki
Từ Bảng 3 có thể thấy số lƣợng dân số trực tuyến tăng dần qua các năm. Đặc biệt là số ngƣời mua sắm điện tử tăng mạnh. Trong năm 2016, mua sắm điện tử đã tăng 2 triệu ngƣời và chiếm 60,58% dân số. Điều này cho thấy mua sắm hàng hóa điện tử đã và sẽ thu hút với ngƣời dân Nhật Bản.
2.2.2 Đặc trưng của thương mại điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ Nhật Bản
Sự phát triển của TMĐT chịu ảnh hƣởng không chỉ của đặc tính sản phẩm, hàng hóa mà còn chịu sự ảnh hƣởng của cơ cấu ngành, cơ cấu lƣu thông và môi trƣờng cạnh tranh. Đây một mặt là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy hay cản trở TMĐT nhƣng mặt khác nó lại tạo cho TMĐT của Nhật Bản mang những nét đặc thù riêng không giống TMĐT của bất kỳ nƣớc nào khác.
Nhật Bản có nền kinh tế lớn thứ ba thế giới với GDP danh nghĩa là 4,413 tỷ đô la Mỹ. Là thị trƣờng TMĐT B2C lớn thứ tƣ thế giới, doanh số bán hàng trực tuyến của Nhật Bản đã đạt 100,33 tỷ đô la Mỹ vào năm 2015 và dự kiến sẽ tăng lên 122,46 tỷ đô la Mỹ vào năm 2018 - sự tăng trƣởng của nó phản ánh một xu hƣớng khu vực và toàn cầu cho TMĐT.
Báo cáo TMĐT của The Paypers cho biết dân số đô thị lớn của Nhật Bản và tỷ lệ sử dụng Internet đóng góp vào thị trƣờng TMĐT mạnh mẽ của nó. Nhật bản có 71% ngƣời lƣớt Web này - khoảng 16 triệu ngƣời - đã sử dụng Internet để mua sắm. Họ đã chi khoảng 11,2 nghìn tỷ yên (tƣơng đƣơng 104,7 tỷ USD). Trong số những ngƣời tiêu dùng này, 89% sử dụng thiết bị di động để mua hàng. Điện thoại thông minh, máy tính bảng và điện thoại trong tƣơng lai chiếm 22% doanh thu TMĐT của Nhật Bản, dẫn đến chi tiêu khoảng 9,7 tỷ USD. Điện thoại dƣờng nhƣ là thiết bị di động đƣợc lựa chọn. 55% dân số sở hữu một chiếc điện thoại thông minh.
Thị trƣờng bán hàng trực tuyến của Nhật tăng với tốc độ khá cao. Trong khoảng từ năm 2008 đến năm 2016, doanh số bán hàng điện tử tăng trƣởng với tốc độ tăng trƣởng hàng năm là gần 11%.
Thực tế cho thấy, ngƣời Nhật có xu hƣớng mua từ các chợ trực tuyến. Các địa điểm mua sắm lớn nhất của quốc gia là Rakuten, Amazon Japan và Yahoo Japan Shopping. Kết hợp, chúng chiếm khoảng một nửa doanh thu TMĐT của quốc gia mỗi năm - chính Rakuten có khoảng 95 triệu ngƣời dùng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều chỗ cho các nhà bán lẻ độc lập tham gia thị
trƣờng. Đó là một ý tƣởng tốt để họ mở rộng sang Nhật Bản, vì giá trị đặt hàng trung bình của quốc gia này cao so với Mỹ.
Nhật Bản có hệ thống phân phối hoàn toàn khác so với các nƣớc khác. Hầu hết các nhà bán lẻ đều lấy hàng hóa từ nhà phân phối chứ không trực tiếp lấy từ nhà sản xuất. Việc có nhiều tầng phân phối làm cho TMĐT không phát huy hiệu quả tối đa của nó. Ngoài ra, thị trƣờng Nhật Bản có hệ thống các tập đoàn thiết lập vô cùng chặt chẽ. Vậy nên Nhật Bản có cơ sở quản lý để tiến hành TMĐT trên quy mô lớn mai tính tập đoàn. Các tập đoàn lớn có mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác và tin tƣởng lẫn nhau là một yếu tố quyết định hàng đầu sử dụng EDI và Extranet. Đây chính là lý do giải thích cho việc triển khai EDI rất thành công của Nhật. Các tập đoàn lớn đã phát triển những hệ thống đƣợc xây dựng của chính công ty mình cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp bán lẻ trong cùng một tập đoàn và hệ thống EDI của công ty cũng đƣợc thay đổi thành hệ thống WEB EDI mà ngay cả những doanh nghiệp khác cũng rất dễ sử dụng. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp bán lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ đƣa vào vận dụng phát triển TMĐT.
Ngƣời Nhật cũng đặt giá trị cao vào các chƣơng trình khách hàng thân thiết. Họ rất quan tâm đến việc thu đƣợc nhiều tiền nhất, và các công ty có khuynh hƣớng cung cấp giảm giá lớn hơn nhiều so với ngƣời tiêu dùng của các nƣớc khác.
2.2.3 Động lực thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ của Nhật Bản
Mức độ phát triển TMĐT của các doanh nghiệp bán lẻ Nhật bản phụ thuộc vào 3 yếu tố: Đặc tính cố hữu của hàng hóa; Cơ cấu ngành, cơ cấu lƣu thông; Môi trƣờng cạnh tranh.
Đặc tính của hàng hóa là những tính chất riêng của hàng hóa. Những hàng hóa này có thể thích ứng đƣợc với TMĐT ra sao, có thể phát huy đƣợc nhiều hay ít các ƣu điểm của TMĐT nhƣ thế nào đều do đặc tính của hàng hóa quyết định. Ở Nhật Bản, các công ty bán lẻ về mặt hàng máy tính cá nhân, các
linh kiện đi kèm nó đƣợc TMĐT hóa từ rất sớm là do nó phát huy đƣợc đặc tính của nó đối với TMĐT.
Sự phát triển của thƣơng mại điện tử không chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hàng hóa mà còn phụ thuộc vào cơ cấu ngành, cơ cấu lƣu thông. Cơ cấu ngành ở đây thể hiện mối liên quan giữa các doanh nghiệp bán lẻ đến ngƣời tiêu dùng, mức độ trật tự của ngành, tính độc quyền, tập quán thƣơng hiệu.
Môi trƣờng cạnh tranh cũng ảnh hƣởng tới sự phát triển của TMĐT trong các doanh nghiệp bán lẻ Nhật Bản. Sở dĩ có sự cạnh tranh là do có sự giới thiệu các tiền lệ tiên tiến ở nƣớc ngoài hay sự tham gia của các công ty nƣớc ngoài vào thị trƣờng nhật Bản trong lĩnh vực bán lẻ. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ. Các doanh nghiệp bán lẻ Nhật bản buộc phải nâng cao vị thế của mình bằng mọi cách. Sự cạnh tranh này không chỉ xảy ra với các doanh nghiệp bán lẻ trong nƣớc đối với doanh nghiệp bán lẻ nƣớc ngoài mà còn xảy ra đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nƣớc với nhau. Điều này vô hình chung thúc đẩy TMĐT trong doanh nghiệp bán lẻ phát triển. Trong lĩnh vực sản xuất điện tử hiện nay thì giữa các hãng sản xuất điện tử của Nhật: Toyota, Honda… cũng có sự cạnh tranh khốc liệc chƣa kể đến sự tham gia vào thị trƣờng TMĐT của một số hãng lớn tại Mỹ: Auto, Carpoin… Đặc biệt hơn, sự thành công trong bán lẻ của Amazon.com – một trang web của Mỹ tại thị trƣờng bán lẻ Nhật làm các nhà bán lẻ Nhật bản phái nỗ lực hơn nữa để cải tiến các phƣơng thức kinh doanh TMĐT để cạnh tranh có hiệu quả hơn.
2.2.4 Thế mạnh trong thương mại điện tử của các doanh nghiêp bán lẻ Nhật Bản
a. Các phương tiện thông tin đa dạng
Điện thoại di động, máy nhắn tín sử dụng đƣợc dịch vụ kết nối Internet (I-mode) đã tạo ra một thị trƣờng TMĐT đầy sôi động ở Nhật Bản. Từ việc gặp rào cản về văn hóa, và thói quen tiêu cùng của phƣơng đông, ngày nay mọi tầng lớp dân cƣ Nhật Bản đã quen thậm chí đến thành thạo về quy trình giao dịch TMĐT. Điện thoại di dộng có kết nối internet và các ứng dụng của
nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của họ. Có thể thấy rõ các tác dụng trong TMĐT bán lẻ của điện thoại di động.
Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ dân số sử dụng smartphone qua các năm 2014 - 2016
Nguồn: Japan B2C E-commerce Report 2016, EcommerceWiki
Thứ nhất, I- mode mở rộng thêm tầng lớp ngƣời sử dụng Internet, tạo ra dịch vụ lƣu thông thông tin mới và tạo ra một hình thức trong bán lẻ và tạo ra một hình thức kinh doanh mới hoạt động cộng với các máy tính cá nhân và các cửa hàng thực sự. Trong lĩnh vực này, Nhật Bản là nƣớc sẽ đi đầu về mặt kỹ thuật và bí quyết kinh doanh. Loại hình này thu hút đƣợc phần đông khác hàng là phụ nữ và ngƣời trẻ tuổi. Tỷ lệ phố cập điện thoại di động ở Nhật Bản là khá cao nên việc lôi cuốn thêm nhiều tầng lớp ngƣời dân Nhật Bản tham gia