III. Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng ứng dụng thƣơng mại điện tử
3.4 Nguồn nhân lực
Doanh nghiệp bán lẻ cần có một đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thƣờng xuyên bắt kịp các tiến bộ mới về công nghệ thông tin để phục vụ cho việc giao dịch, cũng nhƣ có khả năng thiết kế các công cụ phần mềm đáp ứng đƣợc nhu cầu về hoạt động TMĐT của doanh nghiệp (thiết kế các trang web
quảng cáo sản phẩm, làm các đơn chào hàng, xây dựng quy trình chuẩn cho việc mua bán, thanh toán trên mạng...) và giải quyết các sự cố kỹ thuật phát sinh (diệt virus tấn công, có biện pháp phòng ngừa và bẻ gãy tội phạm tin học...). Theo báo cáo mới nhất, có khoảng 62% doanh nghiệp bán lẻ trên thị trƣờng có cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin và TMĐT. Tỷ lệ này vẫn còn thấp so với Nhật Bản.
3.5 Nghiên cứu và tận dụng triệt để những cơ hội phát triển thương mại điện tử
Việt Nam đang ở bƣớc đầu của quá trình ứng dụng và phát triển TMĐT, nhất là trong ngành hàng bán lẻ, vì vậy các doanh nghiệp bán lẻ muốn ứng dụng thành công cần phải đối mặt với những khó khăn nhất định về mặt khách quan và chủ quan về phía Chính phủ, về bản thân doanh nghiệp và về phía ngƣời tiêu dùng. Các doanh nghiệp Nhật có lợi thế vô cùng to lớn mà họ đã tận dụng đƣợc, đó là Chính phủ Nhật rất quan tâm và đề cao vai trò của TMĐT; công nghệ thông tin ở Nhật Bản phát triển nhanh mạnh và đứng đầu trên thế giới tạo cơ sở vật chất cho doanh nghiệp; ngƣời tiêu dùng nhật bản cũng đã và đang dần thích phƣơng thức thanh toán tự do, thích sử dụng thẻ và dễ dàng chấp nhận rủi ro khi mua sắm trực tuyến. Ngƣợc lại, các doanh nghiệp Việt Nam không có đƣợc những điều kiện thuận lợi đó. Về phía Chính phủ, do hạn chế trong hiểu biết về TMĐT nên chƣa có sự quan tâm thích đáng và chƣa đề cao đƣợc vai trò của TMĐT, Luật giao dịch TMĐT mới chỉ đƣợc ban hành vào năm 2005 và đến tháng 3/2006 mới có hiệu lực thi hành và cũng chƣa thực sự điều chỉnh một cách đầy đủ. Đến tận cuối năm 2015, Nhà nƣớc mới ban hành thông tƣ quy định về quản lý hoạt động TMĐT trên ứng dụng điện thoại; nghị định quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng…Về phía doanh nghiệp, trình độ CNTT và TMĐT của các cấp lãnh đạo cũng nhƣ của đội ngũ nhân viên đang đƣợc tăng cƣờng nhƣng vẫn còn nhiều hạn chế, cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Cả nƣớc hiện mới có khoảng 32 ngàn chuyên gia tin học; đa số cán bộ còn chƣa có thói quen làm việc trên máy vi tính, cũng nhƣ quản lý và kinh doanh trên mạng máy tính và
các thiết bị thông tin khác. Về phía ngƣời tiêu dùng, ngƣời tiêu dùng Việt Nam thƣờng không thích thay đổi thói quen mua sắm truyền thống, lo sợ về các rủi ro có thể gặp phải khi giao dịch qua mạng. Từ các yếu tố trên, doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong việc đóng góp ý kiến cho Chính phủ và thuyết phục ngƣời tiêu dùng tham gia.
3.6 Coi trọng vấn đề khai thác và phát triển các ứng dụng thương mại điện tử; đặt vấn đề an ninh, bảo mật lên hàng đầu
Thực tế phát triển TMĐT tại Việt Nam cho thấy các doanh nghiệp bán lẻ chƣa khai thác hết các tiềm năng của TMĐT, các hoạt động qua Internet mới chỉ dừng lại ở mức sơ khai, khai thác một số ứng dụng đơn giản nhƣ: gửi mail, chat, giới thiệu doanh nghiệp, tìm kiếm thông tin....Các doanh nghiệp có website và đầu tƣ cải tiến liên tục cho website không nhiều. Đến năm 2015, chỉ có 13% doanh nghiệp bán lẻ sẵn sàng tham gia vào sàn giao dịch điện tử và 39% doanh nghiệp bán lẻ có website. Trong số các doanh nghiệp đã lập website cho thấy 99,6% số website có cung cấp thông tin giới thiệu doanh nghiệp; 93,1% đƣa thông tin giới thiệu sản phẩm; trong khi chỉ 32,8% bƣớc đầu có tính năng hỗ trợ giao dịch TMĐT. Về mức độ đầu tƣ, trên 80% doanh nghiệp cho biết họ dành không đến 5% chi phí hoạt động cho việc triển khai TMĐT, bao gồm cả việc mua các phần mềm TMĐT, duy trì bảo dƣỡng website và phân bổ nguồn nhân lực cho những hoạt động này.
Trong khi đó, trên thế giới TMĐT đang thay thế dần thƣơng mại truyền thống, thể hiện tính ƣu việt của nó. Để bắt kịp thời đại, phát triển TMĐT để có thể giao dịch với các doanh nghiệp nƣớc ngoài thì các doanh nghiệp bán lẻ trong nƣớc cần thiết phải nâng cao khả năng ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp mình, khai thác triệt để những tính năng của TMĐT. Để làm đƣợc nhƣ vậy thì yêu cầu thiết yếu là các doanh nghiệp phải đầu tƣ đủ lớn và thực sự quy mô cho việc triển khai, phát triển TMĐT mà trƣớc hết là phải nâng cấp và chăm lo xây dựng website của mình hấp dẫn đối với đối tác và ngƣời tiêu dùng. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã làm đƣợc điều này và đã thu đƣợc những thành công nhất định, điển hình nhƣ Pacific Airlines đã thoát ra khỏi
nguy cơ phá sản nhờ chuyển đổi thành hãng hàng không giá rẻ có hệ thống thanh toán hiện đại nhất Việt Nam; hay Chodientu.com với các giao diện web hấp dẫn, đa dạng các mặt hàng, chủng loại mang đến cho ngƣời tiêu dùng sự tiện lợi...
Một vấn đề mà các doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm, đó là vấn đề an ninh mạng và bảo mật thông tin. TMĐT ngày càng phát triển, phƣơng thức kinh doanh truyền thống chuyển sang phƣơng thức kinh doanh trực tuyến trên mạng; mọi thông tin đều đƣợc công khai trên Internet; giao dịch và thanh toán đều thông qua hệ thống tài khoản... Điều này dẫn đến những nguy cơ về vấn đề bảo mật nhƣ thông tin bị lộ do lỗi hệ thống, hacker...Không một doanh nghiệp ở một quốc gia phát triển TMĐT lại không quan tâm đến vấn đề này vì đây là vấn đề có tính chất sống còn, liên quan đến uy tín của doanh nghiệp. Ở Việt Nam, khi mà công nghệ và kỹ thuật cho TMĐT còn chƣa thực sự phát triển thì nguy cơ mất thông tin là rất cao nên vấn đề an toàn và bảo mật càng cần phải đặt lên hàng đầu.
3.7 Chủ động góp ý các chính sách và pháp luật về thương mại điện tử
Theo ông Trần Thanh Hải, vụ phó vụ TMĐT, Bộ Thƣơng mại, điều cần thiết để phát triển TMĐT chính là phải có sự phối hợp giữa Nhà nƣớc và các doanh nghiệp và mọi chính sách của Nhà nƣớc đều là để tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp nói chung và tất cả các doanh nghiệp bán lẻ nói riêng là chủ thể quan trọng nhất triển khai TMĐT và là đối tƣợng chủ yếu của mọi chính sách và pháp luật liên quan. Do TMĐT là một lĩnh vực rất mới và phát triển cực kỳ mau lẹ nên các cơ quan xây dựng chính sách và pháp luật của các nƣớc phát triển không phải lúc nào cũng đƣa ra đƣợc chính sách hay pháp luật phù hợp với quy luật phát triển của TMĐT. Đối với Việt Nam điều này càng thể hiện rõ. Các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan xây dựng chính sách và pháp luật thông qua việc đóng góp ý kiến, tham gia các diễn đàn,…nhằm hỗ trợ các cơ quan Nhà nƣớc hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng chính sách pháp luật liên quan tới TMĐT. Lợi ích cuối cùng của sự tham gia đó thuộc về chính sách các doanh nghiệp. Sự nắm vững các quy định
của luật pháp về TMĐT sẽ giúp các doanh nghiệp thận trọng hơn, chủ động hơn khi gặp những rủi ro, những sự cố về kỹ thuật cũng nhƣ trên thƣơng trƣờng.
IV. Một số kiến nghị tới cơ quan quản lý nhà nƣớc
Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển TMĐT cho các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp bán lẻ nói riêng ở Việt Nam cần phải thực thi nhiều giải pháp đồng bộ sau:
Thứ nhất, xây dựng hệ thống thanh toán TMĐT quốc gia. Theo Chƣơng trình phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2014 – 2020, một trong những giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển TMĐT là xây dựng đƣợc hệ thống thanh toán TMĐT quốc gia để sử dụng rộng rãi cho các mô hình TMĐT, đặc biệt loại hình TMĐT DN - ngƣời tiêu dùng (B2C); thẻ thanh toán đƣợc sử dụng rộng rãi để giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt; áp dụng phổ biến chứng thực chữ ký số để đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch TMĐT.
Cụ thể, xây dựng hệ thống thanh toán TMĐT quốc gia; xây dựng giải pháp thẻ thanh toán TMĐT tích hợp; xây dựng hệ thống quản lý trực tuyến hoạt động vận chuyển cho TMĐT; xây dựng hạ tầng chứng thực chữ ký số cho TMĐT. Bên cạnh đó, xây dựng các tiêu chuẩn trao đổi thông điệp dữ liệu trong TMĐT; xây dựng hệ thống đảm bảo lòng tin cho hoạt động mua sắm trực tuyến và cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến.
Thứ hai, xây dựng thƣơng hiệu trực tuyến. Phát triển các sản phẩm cũng là một giải pháp quan trọng. Trong đó, xây dựng giải pháp bán hàng trực tuyến để hỗ trợ các DN vừa và nhỏ triển khai ứng dụng TMĐT; xây dựng và duy trì sàn giao dịch TMĐT nhằm quảng bá hình ảnh, thƣơng hiệu của các DN Việt Nam. Bên cạnh đó, hỗ trợ, nâng cao năng lực cho DN xuất khẩu tham gia các sàn giao dịch TMĐT uy tín trong nƣớc và thế giới; xây dựng các giải pháp để phát triển ứng dụng TMĐT trên nền thiết bị di động và phát triển nội dung số cho TMĐT.
Đồng thời, triển khai các chƣơng trình, giải pháp để xây dựng thƣơng hiệu trực tuyến cho các hàng hóa, dịch vụ chủ lực của Việt Nam; xây dựng đồng bộ giải pháp đáp ứng đơn hàng trực tuyến để các DN triển khai ứng dụng; xây dựng các ứng dụng dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc và DN.
Thứ ba, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực. TMĐT đòi hỏi mối quan hệ chặt chẽ giữa ngƣời sản xuất, ngƣời phân phối, ngƣời tiêu thụ, các nhà công nghệ và cơ quan chính phủ. TMĐT bao gồm các giao dịch giữa DN với DN; giữa DN với ngƣời tiêu dùng, chủ yếu là trên thị trƣờng bán lẻ; giữa DN và chính phủ trong việc mua sắm của các cơ quan nhà nƣớc hay đấu thầu qua mạng và lập các website để cung cấp các dịch vụ công; giữa các cá nhân, những ngƣời tiêu dùng tự lập website hoặc thông qua các sàn giao dịch sẵn có để mua, bán, đấu giá hàng hóa…
Các giao dịch trên, một mặt, đòi hỏi phải có một đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thƣờng xuyên bắt kịp các thành tựu công nghệ thông tin mới phát sinh để phục vụ cho TMĐT và có khả năng thiết kế các phần mềm đáp ứng các nhu cầu của kinh tế số hóa. Mặt khác, đòi hỏi mỗi ngƣời tham gia TMĐT phải có khả năng sử dụng máy tính, có thể trao đổi thông tin một cách thành thạo trên mạng, có những hiểu biết cần thiết về thƣơng mại, luật pháp… nếu là ngoại thƣơng thì còn phải hiểu luật pháp quốc tế và ngoại ngữ nữa.
Bởi vậy, phải đào tạo các chuyên gia tin học và phải phổ cập kiến thức về TMĐT không những cho các DN, các cán bộ quản lý của nhà nƣớc mà cho cả mọi ngƣời; đồng thời tuyên truyền về lợi ích của TMĐT để từng bƣớc thay đổi tập quán, tâm lý của ngƣời tiêu dùng từ chỗ chỉ quen mua sắm trực tiếp tại các siêu thị, các chợ chuyển sang mua sắm qua mạng.
Thứ tư, hoàn thiện môi trƣờng pháp lý. Để TMĐT phát triển lành mạnh cần phải hoàn thiện môi trƣờng pháp lý, thông qua việc ban hành và thực thi các đạo luật và các văn kiện dƣới luật điều chỉnh các hoạt động thƣơng mại, thích ứng với pháp lý và tập quán quốc tế về giao dịch TMĐT.
Thứ năm, đảm bảo an toàn cho các giao dịch TMĐT. TMĐT có nhiều tác động tích cực nhƣng cũng có mặt trái là dễ bị các tin tặc phát tán các virút, tấn công vào các website; phát tán các thƣ điện tử, tin nhắn rác; đánh cắp tiền từ các thẻ ATM… Mặt khác, qua internet cũng xuất hiện những giao dịch xấu nhƣ: mua bán dâm, ma túy, buôn lậu, bán hàng giả, hƣớng dẫn làm bom thƣ, làm chất nổ phá hoại, tuyên truyền kích động bạo lực …
Thứ sáu, phát triển các dịch vụ công phục vụ cho TMĐT. Nhà nƣớc không những đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đào tạo nhân lực và phổ cập kiến thức về TMĐT; tạo môi trƣờng pháp lý; xây dựng kết cấu hạ tầng cho TMĐT và quản lý các giao dịch TMĐT để bảo vệ lợi ích của ngƣời tham gia mà còn phải phát triển các dịch vụ công nhằm thúc đẩy sự phát triển của TMĐT. Đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công nhƣ hải quan điện tử; kê khai thuế và nộp thuế, làm các thủ tục xuất, nhập khẩu; đăng ký kinh doanh và các loại giấy phép chuyên ngành liên quan đến thƣơng mại, giải quyết tranh chấp… trên mạng là những việc cần làm.
Các cơ quan nhà nƣớc phải ứng dụng TMĐT trong mua sắm công, đấu thầu; gắn với cải cách hành chính, minh bạch hóa, nâng cao hiệu lực nền hành chính quốc gia, và xây dựng chính phủ điện tử. Ngân hàng nhà nƣớc cần tích cực triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt và tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến thanh toán điện tử, một khâu rất quan trọng trong hoạt động TMĐT.
Theo thống kê của Bộ Công Thƣơng, hiện các website của các DN Việt Nam chủ yếu dùng để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ, khoảng trên 20% số website nhận đặt hàng qua mạng internet, song chỉ có 3,2% cho phép thanh toán trực tuyến. Đây là một rào cản lớn nhất đối với phát triển TMĐT.
Thứ bảy, tăng cƣờng hơn nữa sự hợp tác khu vực và quốc tế trong phát triển TMĐT. Từ năm 2006 đến nay Việt Nam đã tích cực hợp tác đa phƣơng về TMĐT với các tổ chức khu vực và quốc tế, nhƣ ASEAN, APEC, UNCITRAL (Ủy ban Liên hợp quốc về luật thƣơng mại quốc tế)… Việt Nam
cũng đã chủ động hợp tác song phƣơng trong lĩnh vực này với Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… Bộ Công Thƣơng cũng đã hỗ trợ các DN, các hiệp hội của nƣớc ta tham gia các tổ chức quốc tế về TMĐT, nhƣ Liên minh TMĐT châu Á - Thái Bình Dƣơng (PAA), Liên minh các tổ chức cấp chứng nhận website TMĐT uy tín châu Á - Thái Bình Dƣơng (ATA). Năm 2008, Trung tâm phát triển TMĐT Vietnam (EcomViet) đã trở thành thành viên chính thức của ATA.
Thời gian tới, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác khu vực và quốc tế này để thực hiện tốt các cam kết quốc tế về TMĐT nhằm xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn về trao đổi dữ liệu điện tử trong nƣớc hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế.
KẾT LUẬN
Hiện nay, Cùng với xu thế phát triển công nghệ và quá trình toàn cầu hóa, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã học tập triển khai các mô hình TMĐT theo các mô hình TMĐT thành công trên thế giới. Tuy nhiên thì việc triển khai các mô hình TMĐT tại Việt Nam còn chƣa hiệu quả cả về qui mô và chất lƣợng do hạn chế về vốn và công nghệ tại doanh nghiệp nói riêng cũng nhƣ những hạn chế về hạ tầng công nghệ và kỹ thuật tại Việt nam nói chung.
Trong giai đoạn này ở nƣớc ta, các điều kiện cho hoạt động TMĐT còn nhiều thiếu sót và hạn chế, nhiều rào cản vẫn chƣa đƣợc mở ra, và để thúc đẩy tiến trình phát triển TMĐT thì Việt Nam cần cố gắng, nỗ lực, học hỏi, quan sát và rút kinh nghiệm từ những nƣớc có nền công nghệ thông tin phát triển, đặc biệt là từ một nƣớc luôn giữ vị trí đi đầu về TMĐT nhƣ Nhật Bản. Cùng với xu thế phát triển công nghệ và quá trình toàn cầu hóa, các doanh nghiệp Việt