II. Bài học kinh nghiệm từ các doanh nghiệp Nhật Bản
2.2. Chuẩn bị tốt cho cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp
Để chuẩn bị tốt cho số học hoá hoạt động kinh doanh của mình, các doanh nghiệp Nhật Bản luôn coi trọng vấn đề về nguồn nhân lực, trang thiết bị kỹ thụât cho TMĐT. Một thuận lợi cho các doanh nghiệp bán lẻ Nhật Bản đó là sự quan tâm của Chính phủ Nhật về vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội cho sự phát triển TMĐT. Khi mới thành lập, Hội đồng xúc tiến thƣơng mại Nhật Bản đã dùng 1/3 ngân sách để xây dựng cho xúc tiến phát triển thƣơng mại hàng tiên dùng bán lẻ. Đến nay, con số này chiếm 45% ngân sách đƣợc cấp.
Đồng thời các doanh nghiệp bán lẻ Nhật Bản cũng rất coi trọng vấn đề nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực CNTT và ứng dụng TMĐT. Các doanh nghiệp Nhật Bản phối hợp, tài trợ cho Chính phủ trong các hoạt động nâng cao hiểu biết của học sinh, sinh viên về CNTT và TMĐT. Thông qua chƣơng trình “E-rate Program”, số lớp học có kết nối đã tăng từ 3% năm 1994 lên 51% năm 1998. Chƣơng trình này cũng đã lập một quỹ nhằm hỗ trợ các dịch vụ viễn thông, kết nối nội bộ, cơ sở hạ tầng và kết nối Internet cho các trƣờng không có khả năng nối mạng nhằm thu hẹp “khoảng cách số”. Ngoài ra, Nhật Bản khuyến khích việc ứng dụng CNTT để kết nối ngƣời tìm việc với các nhà tuyển dụng, bồi dƣỡng trình độ làm việc thông qua các dịch vụ trực tuyến gọi là Career Kit; từ đó cung cấp cho các doanh nghiệp một đội ngũ nhân lực am hiểu CNTT và TMĐT.
Tại Việt Nam, Theo Báo cáo chỉ số Thƣơng mại điện tử Việt Nam 2015 (EBI 2015 ) đƣợc xây dựng sau cuộc khảo sát đƣợc tiến hành từ tháng 9 tới tháng 11 năm 2015 tại 4.735 doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố trên cả nƣớc cho thấy 99,9% doanh nghiệp tham gia khảo sát có máy tính PC và laptop. Có tới 88,4% doanh nghiệp có máy tính bảng, trong đó Hà Nội có tỷ lệ cao nhất là 96,1%, tiếp đó là Tp. Hồ Chí Minh với tỷ lệ 91,9%.
Về cơ cấu đầu tƣ cho công nghệ thông tin năm 2015, tỷ lệ đầu tƣ lớn nhất vẫn dành cho phần cứng (42%), tiếp đó là phần mềm (26%).Tỷ lệ đầu tƣ cho phần mềm năm 2015 cao hơn các năm 2013 và 2014 và bằng tỷ lệ năm 2012 chứng tỏ chƣa có dấu hiệu cho thấy sự thay đổi lớn trong cơ cấu đầu tƣ cho công nghệ thông tin của các doanh nghiệp.
Về hạ tầng cơ sở bảo mật thông tin
Hiện nay, ngành Cơ yếu Việt Nam đã sản xuất đƣợc những sản phẩm kỹ thuật và nghiệp vụ mật mã hiện đại đáp ứng đƣợc yêu cầu bảo mật thông tin giúp ngƣời dùng yên tâm hơn khi giao dịch thƣơng mại điện tử. Theo EBI 2015, năm 2015 tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số lên đến 63%, cao hơn hẳn các tỷ lệ 45%, 31% và 23% của các năm 2014, 2013 và 2012. Tỷ lệ này phản ảnh các dịch vụ thuế điện tử và hải quan điện tử cùng nhiều dịch vụ công trực tuyến khác đã triển khai rộng rãi tới doanh nghiệp trên phạm vi cả nƣớc.
Về hạ tầng viễn thông và internet
Hiện nay, cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet của Việt Nam đã tƣơng đƣơng với các nƣớc tiên tiến trong khu vực và trên thế giới về công nghệ, loại hình dịch vụ, giá cƣớc thấp và mức độ phổ cập dịch vụ. Về cơ sở hạ tầng cũng nhƣ dịch vụ trên nền Internet phát triển, trong khu vực Đông Nam Á, hiện Việt Nam chỉ kém Singapore và Malaysia, còn tƣơng đƣơng (thậm chí nhiều mặt còn hơn) Thái Lan và Indonesia. Nhƣ vậy về hạ tầng viễn thông và internet cơ bản đáp ứng tốt yêu cầu phát triển thƣơng mại điện tử.
Về hạ tầng thanh toán điện tử
Hiện nay hệ thống viễn thông Internet của Việt Nam đảm bảo triển khai tốt các ứng dụng về thanh toán điện tử, đặc biệt là khu vực thành phố lớn. Các hình thức thanh toán điện tử phổ biến gồm: Thanh toán thông qua thẻ (POS, ATM…), thanh toán trên Internet (thông qua tài khoản mở tại ngân hàng); thanh toán trực tiếp qua điện thoại di động; … Tuy nhiên, theo Hiệp hội thƣơng mại điện tử Việt Nam, từ kết quả khảo sát doanh nghiệp trong bốn năm
liên tiếp có thể thấy trong khi thƣơng mại điện tử phát triển khá nhanh thì thanh toán điện tử chƣa theo kịp sự phát triển này.
EBI 2015 cho thấy trong khi các hình thức thanh toán tiên tiến, chẳng hạn qua các thiết bị di động, đang hình thành ở Việt Nam thì hình thức giao hàng thu tiền vẫn là kênh thanh toán phổ biến nhất. Cụ thể: tỷ lệ doanh nghiệp chấp nhận thẻ thanh toán là 16%, hình thức thanh toán qua ví điện tử chỉ đƣợc 4%, tỷ lệ thanh toán cho các giao dịch trực tuyến thông qua thẻ cào tiếp tục ở mức rất thấp là 2% và có xu hƣớng giảm dần. Một số nguyên nhân dẫn đến thanh toán điện tử còn hạn chế là do rủi ro tiềm tàng từ hình thức thanh toán điện tử nhƣ: có thể bị hacker trộm tài khoản, bị kẻ gian truy cập vào dữ liệu mã hóa, lợi dụng kẽ hở bảo mật để đánh cắp thông tin từ thẻ tín dụng, điện thoại của ngƣời tiêu dùng (điều đã và đang vẫn xảy ra)….
Để phát triển hạ tầng thanh toán điện tử nhằm giảm thiểu rủi ro, củng cố niềm tin ngƣời tiêu dùng trong mua sắm trực tuyến vừa qua Chính Phủ đã phê duyệt Chƣơng trình phát triển thƣơng mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 – 2020. Trong đó có nội dung cụ thể nhƣ xây dựng hệ thống thanh toán thƣơng mại điện tử quốc gia; xây dựng giải pháp thẻ thanh toán thƣơng mại điện tử tích hợp; xây dựng hệ thống quản lý trực tuyến hoạt động vận chuyển cho thƣơng mại điện tử; xây dựng hạ tầng chứng thực chữ ký số cho thƣơng mại điện tử. Bên cạnh đó, xây dựng các tiêu chuẩn trao đổi thông điệp dữ liệu trong thƣơng mại điện tử; xây dựng hệ thống đảm bảo lòng tin cho hoạt động mua sắm trực tuyến và cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến.