Một số kiến nghị tới cơ quan quản lý nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ việt nam bài học từ doanh nghiệp nhật bản (Trang 116 - 124)

Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển TMĐT cho các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp bán lẻ nói riêng ở Việt Nam cần phải thực thi nhiều giải pháp đồng bộ sau:

Thứ nhất, xây dựng hệ thống thanh toán TMĐT quốc gia. Theo Chƣơng trình phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2014 – 2020, một trong những giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển TMĐT là xây dựng đƣợc hệ thống thanh toán TMĐT quốc gia để sử dụng rộng rãi cho các mô hình TMĐT, đặc biệt loại hình TMĐT DN - ngƣời tiêu dùng (B2C); thẻ thanh toán đƣợc sử dụng rộng rãi để giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt; áp dụng phổ biến chứng thực chữ ký số để đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch TMĐT.

Cụ thể, xây dựng hệ thống thanh toán TMĐT quốc gia; xây dựng giải pháp thẻ thanh toán TMĐT tích hợp; xây dựng hệ thống quản lý trực tuyến hoạt động vận chuyển cho TMĐT; xây dựng hạ tầng chứng thực chữ ký số cho TMĐT. Bên cạnh đó, xây dựng các tiêu chuẩn trao đổi thông điệp dữ liệu trong TMĐT; xây dựng hệ thống đảm bảo lòng tin cho hoạt động mua sắm trực tuyến và cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến.

Thứ hai, xây dựng thƣơng hiệu trực tuyến. Phát triển các sản phẩm cũng là một giải pháp quan trọng. Trong đó, xây dựng giải pháp bán hàng trực tuyến để hỗ trợ các DN vừa và nhỏ triển khai ứng dụng TMĐT; xây dựng và duy trì sàn giao dịch TMĐT nhằm quảng bá hình ảnh, thƣơng hiệu của các DN Việt Nam. Bên cạnh đó, hỗ trợ, nâng cao năng lực cho DN xuất khẩu tham gia các sàn giao dịch TMĐT uy tín trong nƣớc và thế giới; xây dựng các giải pháp để phát triển ứng dụng TMĐT trên nền thiết bị di động và phát triển nội dung số cho TMĐT.

Đồng thời, triển khai các chƣơng trình, giải pháp để xây dựng thƣơng hiệu trực tuyến cho các hàng hóa, dịch vụ chủ lực của Việt Nam; xây dựng đồng bộ giải pháp đáp ứng đơn hàng trực tuyến để các DN triển khai ứng dụng; xây dựng các ứng dụng dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc và DN.

Thứ ba, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực. TMĐT đòi hỏi mối quan hệ chặt chẽ giữa ngƣời sản xuất, ngƣời phân phối, ngƣời tiêu thụ, các nhà công nghệ và cơ quan chính phủ. TMĐT bao gồm các giao dịch giữa DN với DN; giữa DN với ngƣời tiêu dùng, chủ yếu là trên thị trƣờng bán lẻ; giữa DN và chính phủ trong việc mua sắm của các cơ quan nhà nƣớc hay đấu thầu qua mạng và lập các website để cung cấp các dịch vụ công; giữa các cá nhân, những ngƣời tiêu dùng tự lập website hoặc thông qua các sàn giao dịch sẵn có để mua, bán, đấu giá hàng hóa…

Các giao dịch trên, một mặt, đòi hỏi phải có một đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thƣờng xuyên bắt kịp các thành tựu công nghệ thông tin mới phát sinh để phục vụ cho TMĐT và có khả năng thiết kế các phần mềm đáp ứng các nhu cầu của kinh tế số hóa. Mặt khác, đòi hỏi mỗi ngƣời tham gia TMĐT phải có khả năng sử dụng máy tính, có thể trao đổi thông tin một cách thành thạo trên mạng, có những hiểu biết cần thiết về thƣơng mại, luật pháp… nếu là ngoại thƣơng thì còn phải hiểu luật pháp quốc tế và ngoại ngữ nữa.

Bởi vậy, phải đào tạo các chuyên gia tin học và phải phổ cập kiến thức về TMĐT không những cho các DN, các cán bộ quản lý của nhà nƣớc mà cho cả mọi ngƣời; đồng thời tuyên truyền về lợi ích của TMĐT để từng bƣớc thay đổi tập quán, tâm lý của ngƣời tiêu dùng từ chỗ chỉ quen mua sắm trực tiếp tại các siêu thị, các chợ chuyển sang mua sắm qua mạng.

Thứ tư, hoàn thiện môi trƣờng pháp lý. Để TMĐT phát triển lành mạnh cần phải hoàn thiện môi trƣờng pháp lý, thông qua việc ban hành và thực thi các đạo luật và các văn kiện dƣới luật điều chỉnh các hoạt động thƣơng mại, thích ứng với pháp lý và tập quán quốc tế về giao dịch TMĐT.

Thứ năm, đảm bảo an toàn cho các giao dịch TMĐT. TMĐT có nhiều tác động tích cực nhƣng cũng có mặt trái là dễ bị các tin tặc phát tán các virút, tấn công vào các website; phát tán các thƣ điện tử, tin nhắn rác; đánh cắp tiền từ các thẻ ATM… Mặt khác, qua internet cũng xuất hiện những giao dịch xấu nhƣ: mua bán dâm, ma túy, buôn lậu, bán hàng giả, hƣớng dẫn làm bom thƣ, làm chất nổ phá hoại, tuyên truyền kích động bạo lực …

Thứ sáu, phát triển các dịch vụ công phục vụ cho TMĐT. Nhà nƣớc không những đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đào tạo nhân lực và phổ cập kiến thức về TMĐT; tạo môi trƣờng pháp lý; xây dựng kết cấu hạ tầng cho TMĐT và quản lý các giao dịch TMĐT để bảo vệ lợi ích của ngƣời tham gia mà còn phải phát triển các dịch vụ công nhằm thúc đẩy sự phát triển của TMĐT. Đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công nhƣ hải quan điện tử; kê khai thuế và nộp thuế, làm các thủ tục xuất, nhập khẩu; đăng ký kinh doanh và các loại giấy phép chuyên ngành liên quan đến thƣơng mại, giải quyết tranh chấp… trên mạng là những việc cần làm.

Các cơ quan nhà nƣớc phải ứng dụng TMĐT trong mua sắm công, đấu thầu; gắn với cải cách hành chính, minh bạch hóa, nâng cao hiệu lực nền hành chính quốc gia, và xây dựng chính phủ điện tử. Ngân hàng nhà nƣớc cần tích cực triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt và tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến thanh toán điện tử, một khâu rất quan trọng trong hoạt động TMĐT.

Theo thống kê của Bộ Công Thƣơng, hiện các website của các DN Việt Nam chủ yếu dùng để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ, khoảng trên 20% số website nhận đặt hàng qua mạng internet, song chỉ có 3,2% cho phép thanh toán trực tuyến. Đây là một rào cản lớn nhất đối với phát triển TMĐT.

Thứ bảy, tăng cƣờng hơn nữa sự hợp tác khu vực và quốc tế trong phát triển TMĐT. Từ năm 2006 đến nay Việt Nam đã tích cực hợp tác đa phƣơng về TMĐT với các tổ chức khu vực và quốc tế, nhƣ ASEAN, APEC, UNCITRAL (Ủy ban Liên hợp quốc về luật thƣơng mại quốc tế)… Việt Nam

cũng đã chủ động hợp tác song phƣơng trong lĩnh vực này với Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… Bộ Công Thƣơng cũng đã hỗ trợ các DN, các hiệp hội của nƣớc ta tham gia các tổ chức quốc tế về TMĐT, nhƣ Liên minh TMĐT châu Á - Thái Bình Dƣơng (PAA), Liên minh các tổ chức cấp chứng nhận website TMĐT uy tín châu Á - Thái Bình Dƣơng (ATA). Năm 2008, Trung tâm phát triển TMĐT Vietnam (EcomViet) đã trở thành thành viên chính thức của ATA.

Thời gian tới, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác khu vực và quốc tế này để thực hiện tốt các cam kết quốc tế về TMĐT nhằm xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn về trao đổi dữ liệu điện tử trong nƣớc hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế.

KẾT LUẬN

Hiện nay, Cùng với xu thế phát triển công nghệ và quá trình toàn cầu hóa, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã học tập triển khai các mô hình TMĐT theo các mô hình TMĐT thành công trên thế giới. Tuy nhiên thì việc triển khai các mô hình TMĐT tại Việt Nam còn chƣa hiệu quả cả về qui mô và chất lƣợng do hạn chế về vốn và công nghệ tại doanh nghiệp nói riêng cũng nhƣ những hạn chế về hạ tầng công nghệ và kỹ thuật tại Việt nam nói chung.

Trong giai đoạn này ở nƣớc ta, các điều kiện cho hoạt động TMĐT còn nhiều thiếu sót và hạn chế, nhiều rào cản vẫn chƣa đƣợc mở ra, và để thúc đẩy tiến trình phát triển TMĐT thì Việt Nam cần cố gắng, nỗ lực, học hỏi, quan sát và rút kinh nghiệm từ những nƣớc có nền công nghệ thông tin phát triển, đặc biệt là từ một nƣớc luôn giữ vị trí đi đầu về TMĐT nhƣ Nhật Bản. Cùng với xu thế phát triển công nghệ và quá trình toàn cầu hóa, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã học tập triển khai các mô hình TMĐT theo các mô hình TMĐT thành công trên thế giới. Tuy nhiên thì việc triển khai các mô hình TMĐT tại Việt Nam còn chƣa hiệu quả cả về quy mô và chất lƣợng do hạn chế về vốn và công nghệ tại doanh nghiệp nói riêng cũng nhƣ những hạn chế về hạ tầng công nghệ và kỹ thuật tại Việt nam nói chung. Nghiên cứu này cũng đƣa ra đƣợc các giải pháp cho cả doanh nghiệp bán lẻ, những kiến nghị cho nhà nƣớc và bộ nghành nhằm phát huy TMĐT tại doanh nghiệp, doanh nghiệp bán lẻ nói riêng và phát triển TMĐT tại Việt Nam nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Anh

1. Dennis Tachiki, Diffusion and Impacts of the Internet and E-commerce in Japan, University of California, Irvine, Feb 2004

2. Luc Beal, Situation of Electronic Commerce in Japan and Discussion about Developments to come, Media Center Journal, 2003

3. Electronic Commerce Promotion Council of Japan (ECOM), Market Survey of E-commerce 2001 in Japan and Future Outlook, March 2002

4. Japan Progress Report , AFACT ( Asia Pacific Council for Trade Facilitation & Electronic Business), 2006

5. Current Situation in Japanese PKI Market: Business Case & Application, Japan PKI Forum, 2002

6. Cyberlaw of Japan, Journal of Internet Law, 2006

7. Information & Communication in Japan 2005, Ministry of Internal Affairs and Communications

8. Japanese Convenience Store (CVS) Industry, Ministry of Economy, Trade and Industry (METI), 2004

9. Japan B2C E-commerce Report 2016, Ecommerce Foundation Raadhuisstraat 22, 2016

10. Tran Ngoc Ca, Impact of policy on Development of E-Commerce in Vietnam, The International Development Research Center (IDRC), 2006 11. Announcement of the results of the 2005 E-Commerce Marker et Survey, METI, 2006

1. Cục Thƣơng mại, Bộ công thƣơng, Báo cáo Thƣơng mại điện tử Việt Nam năm 2014, 2015, 2016.

2. Quyết định số 1563/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại điện tử (TMĐT) giai đoạn 2016-2020.

3. Luật thƣơng mại điện tử Việt Nam năm 2005.

4. Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Văn Thoan và các tác giả, 2013, Giáo trình Thƣơng mại điện tử căn bản, NXB Hồng Đức.

5. Thu Hà, 2015, Thị trƣờng bán lẻ Việt Nam thời hội nhập, Tạp chí Thông tin Tài Chính (trang 31, 32)

IV. Website

1. 1VS, 2017, Hệ thống thông tin trong các chuỗi bán lẻ truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2017 tại địa chỉ http://www.1vs.vn/tintuc/14361_he-thong- thong-tin-trong-cac-chuoi-ban-le.html

2. Bailey Sharon, 2015, Your investor‟s guide to electronics retail giant Best Buy, Market Realist, truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2017 tại địa chỉ http://marketrealist.com/2015/01/best-buy-sees-better-store-sales-3q-2015/

3. Gagan Mehra, 2016, Ecommerce in Japan: Marketplaces Dominate, truy cập ngày 22/3/2017 tại địa chỉ http://www.practicalecommerce.com/Ecommerce-in-Japan-Marketplaces- Dominate

4. Mary Clare Riordan, 2015, 7 Things to Know About Japanese eCommerce, truy cập ngày 22/3/2017 tại địa chỉ https://www.lyonscg.com/2015/10/20/7-things-know-japanese-ecommerce/.

5. Thu Thủy, 2015, Thƣơng mại điện tử 2016 : Nhìn nhận xu hƣớng và tiềm năng, truy cập ngày 23/3/2017 tại địa chỉ http://vietnamreport.net/Thuong-mai-dien-tu-2016--Nhin-nhan-xu-huong-va- tiem-nang--4985-1021.html.

6. Tổng hợp báo cáo về bán lẻ và thƣơng mại điện tử của Nhật Bản tại http://www. meti.go.jp; https://www.jetro.go.jp

PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA

Xin kính chào ông/bà!

Tôi là Bùi Thị Lan Hƣơng, học viên cao học lớp CH 22QTKD, trƣờng Đại học Ngoại thƣơng.Hiện nay tôi đang làm Luận văn Thạc sỹ với đề tài Ứng dụng thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam: bài học từ doanh nghiệp Nhật Bản, tôi xin phép đƣợc phỏng vấn Ông/Bà một số câu hỏi phục vụ cho nghiên cứu, rất mong nhận đƣợc sự hợp tác từ phía Ông/Bà.

Mọi thông tin của Ông/Bà sẽ đƣợc bảo mật, những thông tin chia sẻ sẽ chỉ đƣợc sử dụng cho mục đích thực hiện nghiên cứu.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

A. THÔNG TIN VỀ CHUYÊN GIA

1. Cơ quan công tác: ……… 2. Địa chỉ: ……… 3. Thông tin chuyên gia:

- Họ và tên: ……… - Vị trí công tác: ….……… - Điện thoại: ……… Email: ………..

B. CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA

1. Xin Ông /Bà cho biết đánh giá về tình hình ứng dụng thương mại điện tử tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện nay.

2. Xin Ông/Bà cho biết những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp khi triển khai thương mại điện tử.

3. Xin Ông/Bà cho biết những điều kiện để có thể ứng dụng thương mại điện tử thành công tại các doanh nghiệp bán lẻ hàng của Việt Nam.

4. Xin Ông/Bà cho biết những nhận định về xu hướng ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam trong thời gian tới.

PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CỦA CÁC CHUYÊN GIA THAM GIA PHỎNG VẤN

STT Tên Cơ quan, Đơn vị Số chuyên

gia tham gia phỏng

vấn

1 Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin (VECITA)

2

2 Hiệp hội thƣơng mại điện tử Việt Nam (VECOM) 2 3 Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng 3

4 Công ty Vingroup 1

5 Công ty Coo.p Mart 1

8 Công ty Thƣơng mại điện tử Việt (VietEcom) 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ việt nam bài học từ doanh nghiệp nhật bản (Trang 116 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)