Cấu trúc hệ thống bán lẻ của Nhật bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ việt nam bài học từ doanh nghiệp nhật bản (Trang 74 - 75)

I. Thực trạng ứng dụng thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp bán

2.1.1 Cấu trúc hệ thống bán lẻ của Nhật bản

Hệ thống bán lẻ của Nhật Bản bao gồm các loại cửa hàng: Cửa hàng bách hóa, siêu thị, các cửa hàng tiện dụng. Các cửa hàng tiện dụng thƣờng nằm trong khu dân cƣ, mở cửa 24/24, giá rẻ và kinh doanh nhiều loại mặt hàng nhƣ thực phẩm, may mặc, các loại hàng hóa tiêu dùng khác. Các siêu thị Nhật bản có hiệu quả kinh tế không cao do thiếu tính linh hoạt, nền kinh tế và chi tiêu tiêu dùng giảm sút. Còn các cửa hàng bách hóa tổng hợp gần đây thì chuyển sang cung cấp nhiều loại dịch vụ, hoạt động giải trí… đồng thời còn cung cấp nhiều loại dịch vụ đắt tiền kể cả nhập khẩu. Hình thức bán lẻ không có cửa hàng đang phát triển mạnh mẽ tại Nhật. Doanh thu của hình thức bán lẻ này tuy không chiếm tỉ trọng cao nhƣng cũng gần ngang với các ngành nghề bán lẻ khác. Điều nay cho thấy, tiêu dùng bán lẻ đang có sự dịch chuyển tại thị trƣờng Nhật Bản.

Hình thức thƣơng mại điện tử trƣớc đây là hình thức mà các nhà bán lẻ không có cửa hàng lựa chọn thì nay các nhà bán lẻ khác cũng đã sử dụng hình thức này.

Bảng 2.1: Tổng số cửa hàng bán lẻ ở Nhật năm 2014 - 2016

Năm Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng số 1.406.884 1.300.057 1.238.049 Cửa hàng bách hóa 394 362 308 Siêu thị 112.718 103.714 94.106

Cửa hàng tiện dụng 39.561 41.770 42.738 Cửa hàng dƣợc phẩm 10.917 14.664 13.095

Cửa hàng chuyên doanh 921.801 775.847 726.825 Các loại khác 321.493 363.700 336.977

Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử, Jetro 2016.

Tổng số cửa hàng của Nhật Bản giảm từ 1,4 triệu cửa hàng (năm 2014) xuống còn hơn 1,2 triệu cửa hàng (năm 2016). Trong số các loại cửa hàng bán lẻ, cửa hàng chuyên doanh giảm nhiều nhất. Trong khi các hình thức khác giảm đáng kể thì các cửa hàng tiện dụng vẫn tăng. Các cửa hàng này dù xuất hiện sau các loại cửa hàng khác nhƣng lại chiếm vị trí quan trọng trong ngành hàng bán lẻ do tính tiện lợi và giá cả hợp lý, nhất là sự sụp đổ của nền “kinh tế bong bóng”, ngƣời dân đều muốn mua những sản phẩm giá cả phù hợp với túi tiền của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ việt nam bài học từ doanh nghiệp nhật bản (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)