Xu hướng phát triển của PR hiện nay

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PR CHO VIỆC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU của CÔNG TY TNHH MTV THỰC PHẨM đầu tư (Trang 54 - 58)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ PR TẠI CÔNG TY

3.1. Xu hướng phát triển của PR hiện nay

3.1.1. PR là cơng cụ chính trong quảng bá thương hiệu doanh nghiệp

Trên thực tế, trong quá trình hội nhập với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, PR ngày càng chứng minh cho doanh nghiệp thấy về mức độ hiệu quả trong việc giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh và thương hiệu.

Có lẽ chưa bao giờ thuật ngữ thương hiệu được nhắc đến thường xuyên trên các phương tiện truyền thông và được nhiều người quan tâm như hiện nay. Thương hiệu đã trở thành vấn đề quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp, khách hàng mà cịn có cả các cơ quan quản lý nhà nước.

Xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp là sử dụng PR như một công cụ đắc lực nhằm quảng bá và củng cố thương hiệu khơng chỉ trong thị trường trong nước mà cịn trên thị trường quốc tế.

Thương hiệu là một thuật ngữ để khẳng định uy tín và sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Thương hiệu chính là tài sản vơ hình của doanh nghiệp, qua đó khẳng định giá trị hàng hóa và quyền sở hữu của mình. Thương hiệu được thể hiện bằng hình tượng hoặc là các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác. Các hình tượng thể hiện đó có thể là các chữ cái, con số, hình vẽ, màu sắc... hoặc sự kết hợp của tất cả các yếu tố đó. Tuy nhiên các yếu tố này phải đảm bảo: dễ nhớ (đơn giản, dễ phát âm), có ý nghĩa (gần gũi, có khả năng liên tưởng, thể hiện được sự độc đáo về ngôn ngữ, hình họa, màu sắc), dễ chuyển đổi (dễ dàng tái tạo nhãn hiệu, tên nhãn hiệu có thế dùng cho nhiêu sàn phẩm trong cùng loại, dễ chấp nhận giữa các lãnh thổ và nền văn hóa khác nhau), dễ thích nghi (sự ảnh hường của các nền văn hóa khi phát triên ra thị trường nước ngồi), đáp ứng u cầu bảo hộ (có khả năng phân biệt, khơng trùng tên, nhãn hiệu). Đặc biệt, yếu tố làm cho thương hiệu đi vào tâm trí khách hàng chính là chất lượng hàng hóa, dịch vụ, cách ứng xử của doanh nghiệp với khách hàng và với cộng đồng, những hiệu quả và tiện ích thiêt thực cho người sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

Các doanh nghiệp hiện nay có xu hướng dùng PR để tạo dựng hình ảnh tốt về hàng hóa, dịch vụ trong suy nghĩ cùa người tiêu dùng; xây dựng thương hiệu doanh nghiệp gắn với xây dựng thương hiệu cho từng loại hàng hoa của doanh nghiệp, chú trọng đến hình ảnh của doanh nghiệp. Ngồi ra họ còn muốn hoạch định chiến lược PR cụ thể của doanh nghiệp trong từng giai đoạn để phù hợp với thay đổi của thị trường.

Thương hiệu là cơng cụ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp. Khi thương hiệu được đăng ký sở hữu với nhà nước thì chính nó đã trở thành một thứ tài sản vơ giá. Doanh nghiệp có quyền sử dụng, quảng bá và khai thác mọi lợi ích gia tăng từ thương hiệu của mình như: mua bán, chuyển nhượng... Việc sở hữu hợp pháp một thương hiệu cho phép doanh nghiệp độc quyền kinh doanh hoặc khai thác nhạng lợi ích do thương hiệu mang lại.

Thực tế hiện nay, việc quảng bá thương hiệu có rất nhiều phương pháp khác ngồi PR như: quảng cáo hoặc bằng chính sách sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong các phương pháp quảng bá thương hiệu, nhiều doanh nghiệp có xu hướng sử dụng PR là cơng cụ chính. Các hoạt động PR cơ bản hay được áp dụng nhất là: tuyên truyền trên báo chí (viết bài, tin...), trên truyền hình, tham gia hội chợ triển lãm, tài trợ, tổ chức các sự kiện đem lại lợi ích cho cộng đồng... Các doanh nghiệp cần chú trọng và vận dụng PR là một trong các hoạt động có tác động tích cực nhất trong việc quảng bá thương hiệu với các chương trình hành động được hoạch định cân thận nhằm đạt được sự thừa nhận của đông đảo khách hàng. PR là một trong những phương thức linh hoạt trong lĩnh vực giao tiếp Marketing. PR giúp doanh nghiệp truyền tải các thông điệp đến khách hàng. Khi truyền đi các thông điệp này, PR giúp sản phẩm dễ đi vào nhận thức của khách hàng hay cụ thể hon là giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với thương hiệu của doanh nghiệp. Thông điệp PR ít mang tính thương mại do sử dụng các phương tiện trung gian như các hoạt động tài trợ, từ thiện, viết báo, tham gia hội chợ triển lãm... Nó chứa đựng hàm lượng thơng tin đa dạng, phong phú nên dễ gây cảm tình và dễ được khách hàng chấp nhận. Một ưu điểm dễ nhận thấy nữa là chi phí cho hoạt động PR khơng nhiều như quảng cáo hoặc các loại hình khuyến mãi khác, mặc dù quảng cáo

có thể dễ gây ấn tượng nhưng lại khơng dễ dàng thuyết phục khách hàng. Chính vì vậy, PR càng phù hợp hơn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có số vốn hạn chế

3.1.2. PR trên mạng ngày càng phát triển

Một xu hướng sử dụng PR của các doanh nghiệp hiện nay đó là áp dụng PR trên mạng. Mạng Internet càng phát triển thì nội dung nhiều trang Web cũng càng nhiều thơng tin, nội dung hay và càng có nhiều người quan tâm hơn. Chính vì vậy, nếu áp dụng tốt PR trên mạng sẽ làm thông tin về doanh nghiệp tới được với nhiều đối tượng công chúng hơn. Doanh nghiệp nên cung cấp thơng tin của mình khi khai trương, khánh thành hay tổ chức các sự kiện hay khi đang tài trợ một chương trình nào đó cho các báo điện tử đả họ viết tin, viết các bài báo. Những bài báo này vừa được lưu truyền rộng rãi vừa có thể xem 24/24 giờ. Vì có nhiều ưu điểm nên PR trên mạng hiện nay đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm và áp dụng.

Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cụ thể hơn là trong lĩnh vực kinh doanh, quan niệm "tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại" bị coi là hành vi vụ lợi. Việc cơng khai thơng tin, tăng tính minh bạch của doanh nghiệp mới là kế sách lâu dài để phát triển. Khi công khai thơng tin, nơi các doanh nghiệp tìm đến nhiều nhất chính là các báo điện tử trên mạng Intemet.

Khi doanh nghiệp công khai thông tin, đặc biệt là dùng hệ thống Internet để thơng tin đó càng được phổ biến rộng rãi, sẽ tạo dựng được niềm tin trong cộng đồng kinh doanh. Niềm tin đó cũng sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư, các đối tác duy trì và phát triển mối quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp. Nhờ đó mà uy tín của doanh nghiệp được giữ vững trên thị trường. Hơn thế nữa, sau khi cơng khai thơng tinndoanh nghiệp thì doanh nghiệp đó cũng sẽ nhận được thơng tin phân hồi là các đánh giá khách quan về tình hình tài chính, khả năng thanh tốn,... từ các chun gia mà cịn có thể được tư vấn thêm về quản lý, tài chính và thậm chí cịn được tư vấn cả về PR nữa. Đó là ưu điểm khi cơng khai thơng tin của doanh nghiệp. Cũng chính vì thế mà PR qua mạng Intemet ngày càng được nhiều doanh nghiệp áp dụng hơn.

3.1.3. PR là ngành đang được quan tâm hiện nay

PR là một ngành rất được quan tâm hiện nay và sẽ trờ thành một ngành đắt giá tại Việt Nam trong tương lai khơng xa.

Có khoảng 40 % trong tổng số 1.521 hồ sơ (resume) đang đăng trên VietnamWorks.com trong ngành quảng cáo/khuyến mãi/đối ngoại là thuộc về PR. Và cứ mỗi đầu việc PR được đăng lên thì trung bình có trên 1.000 người xem và 70 % trong số đó nộp đơn. Trong đó, phần lớn người nộp đơn xuất thân từ ngành quảng cáo và báo chí, và đã có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc. Sốsinh viên mới ra trường khơng nhiều và nếu có thì 100% là từ các trường báo chí.

Như vậy có thể thấy là nhu cầu tuyển dụng nhân viên PR cũng như số bạn trẻ muốn theo nghề này là rất lớn. Trong thời điểm hiện nay, số các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ PR gia tăng, đồng thời các doanh nghiệp đủ khả năng cũng muốn có những bộ phận PR riêng của doanh nghiệp mình nên nhu cẩu tuyển dụng tăng lên là dễ hiểu. Hơn nữa mức lương dành cho nhân viên PR trong mặt bằng chung hiện nay cũng khá cao. Có cầu thì có cung, số người muốn hoạt động trong lĩnh vực PR cũng ngày càng tăng. Có thể nói PR đang là một ngành rất được quan tâm hiện nay và sẽ trờ thành một ngành đắt giá tại Việt Nam trong tương lai không xa.

Tuy nghề PR ở Việt Nam chỉ mới xuất hiện, song nó đã và đang phát triển không ngừng. Chỉ trong khoảng 10 năm, hiện nay trên thị trường đã có khoảng hơn 100 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ PR và hoạt động vớiquy mơ lớn. Có thể nhận thấy trong vài năm gần đây, ở thị trường Việt Nam dần hình thành một nền cơng nghiệp PR đích thực với sự quan tâm ngày càng lớn của giới doanh nghiệp. Nhiều loại hình dịch vụ PR ra đời. Ngồi các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài, hiện nay các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp Nhà nước, thậm chí cả các cơ quan quản lý cũng đã bắt đầu quan tâm đến việc sử dụng dịch vụ của các cơng ty PR. Thị trường PR theo ước tính tăng trưởng trung bình 30%/năm với hơn 20 cơng ty PR rất chuyên nghiệp và khoảng gần 200 công ty quảng cáo, tư vấn... có dịch vụ PR. Thị trường dịch vụ PR tại Việt Nam hiện nay có thể chia ra làm 3 nhóm. Nhóm thứ nhất có khoảng 20 cơng ty PR chun nghiệp chỉ làm các dịch vụ PR. Nhóm thứ hai có khoảng 50 cơng ty quảng cáo tham gia kinh doanh dịch vụ PR. Cịn lại là nhóm thứ ba gồm các cơng ty tham gia vào các dịch vụ liên quan đến kinh doanh như tư vấn, tiếp thị, tổ chức sự kiện...

Tóm lại, có thể thấy xu hướng hiện nay là các doanh nghiệp hay các cơ quan quản lý cũng như các tổ chức đều quan tâm đến PR, coi PR là cơng cụ chính để

quảng bá thương hiệu của mình. Có những doanh nghiệp có xu hướng đi th dịch vụ PR, nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp muốn tự làm PR trong các hoạt động kinh doanh của mình bằng nhiều phương pháp khác nhau. Đối với những sinh viên sắp tốt nghiệp hay những bạn trẻ thì PR đang là một ngành nghề rất hấp dẫn. Từ những xu hướng trên, trong các phần II và III của chương này, em xin được đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thêm PR tại công ty Fococev.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PR CHO VIỆC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU của CÔNG TY TNHH MTV THỰC PHẨM đầu tư (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w