Điều trị viêm phổi do phế cầu ở trẻ em

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng và nđánh giá kết quả điều trị viêm phổi do phế cầu ở trẻ em tại bệnh viện nhi trung ương (2015 2018) (Trang 39 - 42)

Nguyên tắc chính trong điều trị viêm phổi do phế cầu ở trẻ em: - Khai thông đường thở, chống suy hô hấp

- Điều trị chống nhiễm khuẩn

- Đảm bảo dinh dưỡng, cung cấp dịch thỏa đáng - Điều trị triệu chứng và các rối loạn khác

1.4.4.1. Điều trị chống suy hô hấp

Đặt bệnh nhi nằm tư thế vai cao, đầu nghiêng một bên, nới rộng quần áo, tã lót để bệnh nhi dễ thở,

Khai thông đường thở,

Thở oxy hoặc hô hấp hổ trợ khi có chỉ định

1.4.4.2. Điều trị chống nhiễm khuẩn

Lựa chọn kháng sinh ban đầu dựa vào tuổi của bệnh nhi, dịch tễ học của từng vùng, tình trạng nặng của bệnh. Nguyên nhân gây viêm phổi là phế cầu nên chọn kháng sinh ban đầu là amoxicillin 80- 100mg/kg/ngày chia 3 lần cách 8 giờ hoặc amoxicillin-acid clavulanic 80-100mg amoxicillin/kg/ngày hoặc ceftriaxon 50-100 mg/kg/ngày hoặc cefotaxim 100 mg/kg/ngày. Điều dưỡng theo dõi bệnh nhi mỗi 3 giờ, Bác sỹ thăm khám bệnh nhi 2 lần mỗi ngày để theo dõi diễn biến của bệnh. Sau 48 giờ, bệnh tiến triển thuận lợi nếu toàn trạng tốt lên, trẻ ăn uống tốt hơn, giảm sốt, thở chậm hơn, giảm thở gắng sức, triệu chứng suy hô hấp cải thiện, độ bảo hòa oxy tăng lên. Xét nghiệm lại bạch cầu, CRP hay PCT thấy cải thiện sau 24 đến 48 giờ. Ngược lại nếu tình trạng bệnh ngày càng nặng hoặc không cải thiện sau 72 thì phải tìm kiếm biến chứng bằng chụp X-quang phổi như tổn thương nhu mô phổi lan rộng, tràn dịch màng phổi hay áp xe phổi hoặc do phế cầu kháng kháng sinh [149], [180].

Khi có kết quả kháng sinh đồ, sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ [56]:

- Phế cấu có MIC với penicillin ≤ 2 µg/ml + Lựa chọn ban đầu

Đường toàn thân

Ampicillin 150- 200 mg/kg/ngày hoặc penicillin 200000- 250000 đơn vị /kg/ngày

+ Điều trị thay thế

Đường toàn thân

Ceftriaxon 50 -100mg/ kg/ ngày hoặc cefotaxim 150mg/ kg/ ngày hoặc clindamycin 40 mg/kg/ngày hoặc vancomycin 40-60 mg/kg/ngày

Đường uống (liệu pháp xuống thang)

Cephalosporin thế hệ thứ 2 và 3 (Cefuroxime, cefpodoxime, cefprozil) uống levofloxacin 16-20 mg/kg/ngày với trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi; 8-10 mg/kg/ngày với trẻ từ 5- 16 tuổi (tối đa một ngày là 750 mg), hoặc uống linezolid 30 mg/kg/ngày với trẻ dưới 12 tuổi, 20 mg/kg/ngày với trẻ từ 12 tuổi trở lên

- Phế cấu có MIC với penicillin ≥ 4 µg/ml + Lựa chọn ban đầu

Đường toàn thân

Ceftriaxon 100 mg/kg/ngày

Đường uống (liệu pháp xuống thang)

Uống levofloxacin 16-20 mg/kg/ngày với trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi; 8-10 mg/kg/ngày với trẻ từ 5-16 tuổi tối đa một ngày là750 mg), hoặc uống linezolid 30 mg/kg/ngày với trẻ dưới 12 tuổi, 20 mg/kg/ngày với trẻ từ 12 tuổi trở lên.

+ Điều trị thay thế

Đường toàn thân

Ampicillin 300-400mg/kg/ngày, levofloxacin 16-20 mg/kg/ngày với trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi; 8-10 mg/kg/ngày với trẻ từ 5-16 tuổi tối đa một ngày là 750mg), hoặc linezolid 30 mg/kg/ngày với trẻ dưới 12 tuổi, 20 mg/kg/ng với trẻ từ 12 tuổi hoặc clindamycin 40 mg/kg/ngày hoặc vancomycin 40-60 mg/kg/ngày

Đường uống (liệu pháp xuống thang)

Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ em của Bộ Y tế [21], trẻ bị viêm phổi nặng phải nhập viện để điều trị, kháng sinh lựa chọn ban đầu thuộc nhóm penicilline A kết hợp một thuốc thuộc nhóm aminosid. Lựa chọn: Ampicillin 200 mg/kg/ngày, chia 4 lần, tiêm tĩnh mạch chậm cách mỗi 6 giờ. Hoặc amoxicillin- clavulanic 90mg/kg/ngày, chia 3 lần, tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm bắp cách mỗi 8 giờ. Kết hợp với gentamicin 7,5mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch chậm 30 phút hoặc tiêm bắp một lần. Có thể thay thế bằng amikacin 15 mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm bắp. Dùng ceftriaxon 80mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch chậm 1 lần hoặc cefotaxim 100- 200 mg/kg/ngày, chia 2- 3 lần tiêm tĩnh mạch chậm; dùng khi thất bại với các thuốc trên hoặc dùng ngay từ đầu. Thời gian dùng kháng sinh ít nhất 5 ngày.

1.4.4.3. Điều trị triệu chứng và các rối loạn khác

Đảm bảo dinh dưỡng, cung cấp đủ dịch. Điều chỉnh rối loạn điện giải, rối loạn toan kiềm.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng và nđánh giá kết quả điều trị viêm phổi do phế cầu ở trẻ em tại bệnh viện nhi trung ương (2015 2018) (Trang 39 - 42)