Phòng bệnh đặc hiệu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng và nđánh giá kết quả điều trị viêm phổi do phế cầu ở trẻ em tại bệnh viện nhi trung ương (2015 2018) (Trang 44 - 45)

- Vắc xin chống phế cầu:

+ Pneumo 23: Là một vắc xin phổ rộng bao phủ gần 90% các nhiễm khuẩn do phế cầu ở tất cả các độ tuổi khác nhau và tất cả các tình huống bệnh. Tuy nhiên do có tác dụng đối kháng có tính bất lợi gắn liền với đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào nên không hiệu quả đối với trẻ dưới 2 tuổi. Đáp ứng yếu, không ổn định và có thời gian tác dụng ngắn. Đáp ứng yếu với các típ 6, 10A, 18B,19F, 22 và 23;

+ Các vắc xin liên hợp phế cầu: Prevenar gồm các típ 4, 6,9V, 14, 18C, 19F, 23F; sau đó là Synflorix kết hợp thêm Prevenar với 3 típ 1,5 và 7F; Mới nhất là vắc xin Prevenar 13 gồm các típ trong Synflorix kết hợp thêm 3 típ 3, 6A và 19A.

+ Vắc xin toàn tế bào: Hiện đang được nghiên cứu

- Vắc xin phòng các bệnh do các virus đường hô hấp gây ra, các virus này gây tổn thương hàng rào bảo vệ tự nhiên của đường hô hấp, tạo điều kiện cho phế cầu phát triển, xâm nhập và gây bệnh.

+ Vắc sinh phòng sởi: là vắc xin được sử dụng có hiệu quả trong chương trình tiêm chủng mở rộng đã làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc và biến chứng do bệnh gây ra.

+ Vắc xin chống cúm: Chỉ định tiêm vắc xin phòng cúm tùy theo từng nước, tuy nhiên đối với trẻ bị bệnh phế quản phổi mạn tính như hen, loạn sản phế quản phổi, bệnh hồng cấu hình liềm, bệnh tim bẩm sinh, hội chứng thận hư, đái đường, suy giảm miễn dịch thì cần tiêm phòng cúm đầy đủ.

- Immunoglobulin(Ig):

+ Kháng thể đa dòng không đặc hiệu được chỉ định trong nhiễm trùng nặng, suy giảm miễn dịch đã được xác định hoặc dự phòng bệnh do virus đặc hiệu gây tổn thương hệ hô hấp như sởi ở trẻ chưa được tiêm phòng hoặc trong thời gian vắc xin chưa có hiệu lực.

+ Ig đặc hiệu chống thủy đậu được chỉ định hạn chế.

+ Kháng thể đơn dòng kháng RSV: Palivizumab và motavizumab là các kháng thể đơn dòng kháng RSV được sử dụng có hiệu quả và được chỉ định trong nhiễm trùng hô hấp nặng do RSV cần phải nhập viện, ở trẻ đẻ rất non có loạn sản phế quản phổi, các bệnh tim bẩm sinh có ảnh hưởng về huyết động.

- Kháng sinh dự phòng: Dùng penicillin dự phòng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng phế cầu ở trẻ em bị bệnh hồng cầu hình liềm [138], sau cắt lách và bệnh lupus ban đỏ hệ thống có xơ teo lách.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng và nđánh giá kết quả điều trị viêm phổi do phế cầu ở trẻ em tại bệnh viện nhi trung ương (2015 2018) (Trang 44 - 45)