Chính sách mới Đông Na mÁ của Trung quốc và vị trí của Campuchia

Một phần của tài liệu XHNV KLTN QUAN hệ TRUNG QUỐC – CAMPUCHIA từ năm 2013 đến hết năm 2020 (Trang 27 - 29)

6. Cấu trúc khóa luận

1.2.2.2 Chính sách mới Đông Na mÁ của Trung quốc và vị trí của Campuchia

trong chính sách đó

Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa - chiến lược, các quốc gia trong khu vực đang trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và ngày càng thể hiện vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - chính trị quốc tế. Đông Nam Á vì vậy cũng là mối quan tâm lớn trong chính sách đối ngoại của các nước lớn, trong đó có Trung Quốc.

Những năm đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc đã hình thành nên chính sách láng giềng. Đây là chính sách lấy Đông Nam Á là trung tâm của sự phát triển. Chính sách này là sự kế thừa chính sách ngoại giao toàn phương vị, ngoại giao “ẩn mình chờ thời cơ” của Đặng Tiểu Bình, lý luận đa cực hóa, đa phương hóa của Giang Trạch Dân, chính sách “trỗi dậy hòa bình” của Hồ Cẩm Đào. Chính sách láng giềng được đề ra gần đây đã xem trọng vị thế của khu vực Đông Nam Á[17].

Từ những tư tưởng chính của chính sách ngoại giao của Trung Quốc có thể thấy được đối với các nước ASEAN, chiến lược ngoại giao của Trung Quốc tập trung vào các điểm chính sau đây :

Thứ nhất, Thi hành chính sách láng giềng thân thiện (xóa bỏ hoài nghi, tăng thêm tin cậy; mở rộng điểm đồng, tăng cường hợp tác; thúc đẩy đoàn kết, cùng nhau phát triển) góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển.

Thứ hai, đối với các vấn đề hợp tác chung, Trung Quốc sẽ xử sự với ASEAN như một thực thể thống nhất, không chấp nhận những ưu tiên cá biệt nhằm lợi dụng sự khác biệt giữa các nước ASEAN với nhau, để tự ASEAN giải quyết những mâu thuẫn đó.

Thứ ba, Tích cực tham gia các diễn đàn đa phương, giải quyết các điểm nóng trong khu vực. Thực hiện chính sách cân bằng quan hệ với các nước lớn tại khu vực.[16]

Bên cạnh đó, một khuynh hướng quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á là không ngừng mở rộng ảnh hưởng, phát huy sức mạnh mềm để ràng buộc các nước ASEAN về kinh tế và chính trị, tăng cường sức mạnh và sự có mặt về quân sự ở khu vực, không để các nước ASEAN liên kết với nhau chống lại Trung Quốc.[43]

Campuchia có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng đối với Trung Quốc. Campuchia là quốc gia ủng hộ Trung Quốc trong các vấn đề chính trị - ngoại giao song phương và đa phương. Đồng thời, là nhân tố giúp Trung Quốc can dự tốt hơn vào trong ASEAN, hợp tác khu vực tiểu vùng sông Mê Công, cũng như có thể gây sức ép đối với Việt Nam trong nhiều trường hợp.

Nhìn từ góc độ chính trị chiến lược: Campuchia có vị trí địa chiến lược quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, nằm án ngữ phía Tây và Tây Nam của Việt Nam, phía Đông của Thái Lan; giáp hạ nguồn lưu vực sông Mê Kông; vừa thông ra biển, vừa án ngữ đường thủy huyết mạch của khu vực Đông Nam Á lục địa; có cảng nước sâu Sihanoukville nằm trong đường hàng hải chiến lược từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương [7].

Nhìn từ góc độ quân sự: Nằm ở trung tâm của Đông Nam Á lục địa, cảng Sihanoukville của Campuchia được mệnh danh là một căn cứ có vị trí chiến lược quan trọng để triển khai sức mạnh quân sự ở khu vực vịnh Thái Lan và eo biển

Malacca, có thể triển khai căn cứ hậu cần, bảo đảm xăng dầu cho ba hạm đội hiện tại để kiểm soát vùng Biển Đông, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương [48]. Nhìn từ góc độ kinh tế: Trung Quốc đang tích cực thực hiện “Chiến lược phát triển miền Tây” để thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh miền Tây và Tây Nam Trung Quốc nhằm giảm bớt khoảng cách phát triển giữa miền Tây với các tỉnh duyên hải miền Đông và “Sáng kiến Vành đai, Con đường”. Để thực hiện chiến lược này, Trung Quốc hướng việc hợp tác của các tỉnh miền Tây với các nước trong khu vực có nguồn tài nguyên dồi dào, chưa được khai phá như Myanmar, Lào, Campuchia. Campuchia [7]

Trước mắt, Campuchia được coi là “đồng minh” thân cận nhất, là trục xoáy chiến lược của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Campuchia còn là một đối tác khác để giải quyết các vấn đề xuyên biên giới khác nhau như ma túy và buôn lậu, cũng là một đồng minh quan trọng để thúc đẩy các mục tiêu của Trung Quốc ở trong và ngoài Đông Nam Á” [19,tr.6].

Một phần của tài liệu XHNV KLTN QUAN hệ TRUNG QUỐC – CAMPUCHIA từ năm 2013 đến hết năm 2020 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w