6. Cấu trúc khóa luận
3.1.1 Tác động tới Trung Quốc và Campuchia
Việc gia tăng quan hệ hữu nghị Trung Quốc – Campuchia trong thời gian vừa qua là điều tất yếu trong xu thế phát triển của thế giới ngày nay. Để đảm bảo lợi ích của hai bên cả Trung Quốc và Campuchia đều nhận thấy việc thúc đẩy quan hệ với đối tác là vô cùng cần thiết. Do đó, cả hai bên đều cho rằng tình hữu nghị truyền thống là nền tảng cho quan hệ hai nước.
Về phía Trung Quốc, việc thắt chặt quan hệ với Campuchia, Trung Quốc đã đảm bảo được các lợi ích về kinh tế, chính trị và an ninh ở khu vực. Đặc biệt, Trung Quốc đảm bảo chắc chắn có được một đồng minh ủng hộ mình trong các vấn đề tranh chấp với các nước Đông Nam Á, đó là các tranh chấp với một số nước ASEAN: Philippines, Việt Nam với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông hay ít nhất đó là sự ủng hộ cho chính sách “một Trung Quốc” mà Trung Quốc đang theo đuổi từ phía Campuchia. Trung Quốc cung cấp tài chính cho Campuchia để nâng cấp sân bay quân sự Kongpong Chhnang và mua các tàu tuần tra hải quân, song điểm đáng chú ý là việc Trung Quốc gia tăng viện trợ, nhất là về quân sự đã tạo điều kiện cho Trung Quốc có nhiều quyền hành hơn trong việc sử dụng các căn cứ quân sự tại Campuchia, ví dụ như cảng Ream và cảng Sihanoukville. Việc hỗ trợ Campuchia xây dựng các căn cứ quân sự, Trung Quốc đã góp phần tạo dựng căn cứ quân sự cho mình trong khu vực Đông Nam Á nhằm kiềm chế các nước trong khu vực này.[1]
Trong thực tế, Trung Quốc từ lâu đã có các chính sách mở rộng phạm vi ảnh hưởng về phía nam – chính sách hướng Nam mà trọng tâm hướng đến là Đông Nam Á. Trung Quốc thực hiện chiến lược “một trục, hai cánh” nên chủ
động thông qua các hoạt động kinh tế để xâm nhập vào Đông Nam Á. Việc gia tăng ảnh hưởng lên nhiều quốc gia trong ASEAN như: Myanmar, Campuchia, Lào và Thái Lan bằng kinh tế và cả “sức mạnh mềm” đã giúp địa vị của Trung Quốc ở khu vực ngày càng được củng cố và Campuchia chính là bàn đạp cho Trung Quốc tại Đông Nam Á.
Về phía Campuchia, việc tăng cường quan hệ chính trị ngoại giao với Trung Quốc, Campuchia không những tận dụng được nhiều khoản đầu tư, viện trợ khổng lồ mà bản thân Campuchia đang cần thiết cho sự phát triển đất nước mà Trung Quốc còn trở thành lực lượng “hậu thuẫn” cho Campuchia. Đặc biệt, quan hệ thân thiện với Trung Quốc, Campuchia không phải chịu những điều kiện đi kèm khó khăn như các nước khác (Mỹ), Trung Quốc tỏ ra khá dễ dãi trong các vấn đề viện trợ ở Campuchia. Tuy nhiên, những ràng buộc khiến Campuchia không còn là chính mình, Trung Quốc, đã chi phối hành vi của Phnompenh. Vai trò của Campuchia sẽ hoàn toàn theo sự điều khiển của Trung Quốc.’[2]
Báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) “Triển vọng phát triển của Châu Á 2017” cho biết, tốc độ phát triển của Campuchia năm 2017 là 7% sẽ tăng lên 7,1% năm 2018. Ngày 1/7/2016, WB tuyên bố, Campuchia đã chính thức thoát khỏi tình trạng là “quốc gia kém phát triển nhất”. Bộ trưởng Thương mại Campuchia gần đây cũng tuyên bố, trong vòng 5-6 năm nữa, Campuchia sẽ hoàn toàn thoát khỏi tình trạng là quốc gia kém phát triển nhất [13,tr.135].
Sự phát triển thần tốc của Campuchia khiến quốc tế và thế giới phải có cái nhìn khách quan về triển vọng kinh tế của Campuchia. Để thực hiện được quá trình này không thể không kể đến những đóng góp to lớn của Trung Quốc. Nhờ sự “chống lưng” của Trung Quốc mà vị thế của Campuchia trong khu vực ngày càng được nâng lên, mặc dù vị thế không hoàn toàn do tự Campuchia tạo nên
này luôn đi kèm với sự khó chịu ngày càng gia tăng của nhiều quốc gia trong ASEAN đối với Campuchia.
Bên cạnh những lợi ích thực tế trong sự phát triển quan hệ với Trung Quốc, những chính sách của nước này cũng gây nên nhiều bất mãn về con người và xã hội Campuchia: sự cấu kết trục lợi giữa các nhà thầu Trung Quốc và quan chức Campuchia, nạn tham nhũng do tiền Trung Quốc gây ra, ô nhiễm môi trường từ các dự án xây dựng, phá hoại tài nguyên thiên nhiên ngày càng tăng, những hành vi cư xử không được hoan nghênh của những người Trung Quốc có mặt ở Campuchia...
Hiện nay, khi hòa bình, hợp tác trở thành xu thế chính trong quan hệ quốc tế thì việc thúc đẩy quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Campuchia về mặt hình thức là nhằm hướng tới sự hòa bình ổn định trong khu vực. Tuy nhiên, trong bối cảnh Trung Quốc đang không ngừng trỗi dậy và gia tăng ảnh hưởng trong khu vực thì việc Trung Quốc tăng cường quan hệ với Campuchia nhằm tìm kiếm đồng minh để chống lại các nước Đông Nam Á trong các vấn đề tranh chấp lại không được các nước hoan nghênh. Cuộc họp gần đây nhất ở cấp Bộ trưởng ngoại giao các nước Đông Nam Á là một minh chứng khi lần đầu tiên trong lịch sử ASEAN không đưa ra được thông cáo chung. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng của nhân tố Trung Quốc đã ít nhiều làm rạn nứt ASEAN.
3.1.2 Tác động tới Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 3.1.2.1 Tác động tới quan hệ ASEAN- Trung Quốc
Quan hệ ASEAN-Trung Quốc là mối quan hệ được thiết lập từ lâu đời. Mối quan hệ này phát triển mạnh mẽ, toàn diện, thực chất trên tất cả các lĩnh vực. Trung Quốc luôn khẳng định coi trọng vai trò, vị thế của ASEAN ở khu vực và trên thế giới; ủng hộ ASEAN đóng vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực. Vì vậy,Quan hệ Campuchia - Trung Quốc ngày càng mật thiết, Campuchia thật sự
đã trở thành một căn cứ chiến lược của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc đã củng cố được một cách vững chắc vị thế của họ tại khu vực. Với chỗ dựa là Campuchia, Trung Quốc đã tạo được thế “nội công ngoại kích” trong xử lý các vấn đề với ASEAN, có điều kiện để sử dụng lái hướng nguyên tắc “đồng thuận” của ASEAN trở thành công cụ chia rẽ ASEAN. Đặc biệt là trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc đã có một đội quân xung kích, một kẻ bảo vệ trung thành các lợi ích của Trung Quốc ngay trong nội bộ ASEAN, đó là Campuchia. Nhờ có vai trò xung kích và “người bảo vệ trung thành” của Campuchia, Trung Quốc đã lật lại thế cờ trong cục diện Biển Đông, nhất là sau khi có phán quyết của Tòa Trọng tài PCA (7/2016). Vì vậy, cuộc đấu tranh chống lại yêu sách “Đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia liên quan trong khu vực sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Do vị thế ngày càng lên của Trung Quốc, cục diện địa - chính trị khu vực Đông Nam Á và một phần của Châu Á sẽ bị Trung Quốc chi phối nhiều hơn.
Do vị thế ngày càng lên của Trung Quốc, cục diện địa - chính trị khu vực Đông Nam Á và một phần của Châu Á sẽ bị Trung Quốc chi phối nhiều hơn. Việc Trung Quốc đầu tư tập trung phát triển khu vực ven biển, cảng biển Campuchia, đặc biệt là cảng Sihanouk và vành đai Kokong không loại trừ khả năng là một sự phối hợp chiến lược với chiến lược “ra khỏi dãy đảo thứ nhất” mà Trung Quốc đã nung nấu từ lâu; cũng không loại trừ đây là một sự chuẩn bị cho việc đối phó với chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” mà tứ giác “Mỹ-Nhật-Ấn-Australia” là nòng cốt [24].
3.1.2.2 Tác động tới nội bộ ASEAN
Chính sách của Trung Quốc và sự câu kết Trung Quốc - Campuchia, đặc biệt là trong vấn đề Biển Đông, đang và sẽ tiếp tục chia rẽ nội bộ ASEAN, làm
cho ASEAN khó, nếu không nói là không thể đi đến “đồng thuận” trong vấn đề Biển Đông và trong nhiều vấn đề liên quan khác. Sự bất đồng trong nội bộ ASEAN sẽ tạo lợi thế lâu dài cho Trung Quốc, kể cả trong quá trình đi đến COC và thực hiện COC sau này.
Trung Quốc ra sức tìm kiếm những tiếng nói có lợi cho lập trường của họ về vấn đề chủ quyền ở Biển Đông trong ASEAN. Trung Quốc đã dùng thủ đoạn “Ngoại giao ký séc” để đạt mục tiêu này. Cứ mỗi lần sắp họp Hội nghị Ngoại trưởng hoặc Hội nghị cấp cao ASEAN là Trung Quốc cử ngay đoàn cấp cao đến thăm nước chủ tịch ASEAN đăng cai hội nghị, vừa thuyết phục, vừa “ký séc” nhằm ngăn chặn việc đưa vấn đề Biển Đông ra thảo luận hoặc đưa vào các văn bản hội nghị, nhất là trong Tuyên bố chung của ASEAN. Thành công nhất của Trung Quốc là trong trường hợp Campuchia làm chủ tịch ASEAN vào năm 2012 và 2016 [53].
Bên cạnh đó, Trung Quốc có điều kiện sử dụng Campuchia để can thiệp vào nội bộ ASEAN nhằm đảm bảo lợi ích; thông qua Campuchia Trung Quốc có thể “trung lập hóa”, ngăn chặn sự thống nhất của ASEAN và không để hình thành liên minh quân sự trong khối. Tác giả Paul Marks đã đánh giá: “Nếu như Trung Quốc có thể duy trì một ASEAN chia rẽ thì họ có thể ngăn cản một sự đồng thuận an ninh chống Trung Quốc và nước này đang theo đuổi quan hệ với Myanmar, Campuchia và Indonesia với mục tiêu chắc hẳn như vậy”
Gần đây nhất, ngày 07/5/2015, Campuchia lại lên tiếng “khuyên” ASEAN nên đứng ngoài tranh chấp Biển Đông và để vấn đề nhạy cảm đó cho các quốc gia liên quan trực tiếp tự giải quyết với nhau. Chưa hết, ngày 03/6/2015, Campuchia còn “song ca” cùng Trung quốc khi chỉ trích các tuyên bố của Mỹ phản đối hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông. Những hành động của Campuchia đã tạo ra những lực cản trong tiến trình tiến tới Cộng
đồng ASEAN vào cuối năm 2015, cũng như uy tín của ASEAN trên trường quốc tế… [13,tr.133]
Với sự giúp đỡ của Trung Quốc, nền kinh tế Campuchia đã phát triển nhanh, đời sống của nhân dân được cải thiện hơn. Trung Quốc quyết tâm biến Campuchia trở thành “kiểu mẫu” thành công khi hợp tác với Trung Quốc, lấy đó làm gương thu hút các nước khác trong khu vực hướng về Trung Quốc. Trên thực tế, Philippines, Lào, Thái Lan… đang theo chiều hướng này. Cách để Trung Quốc sử dụng công cụ kinh tế tác động vào đường lối chính trị theo hướng có lợi cho Trung Quốc tại khu vực sẽ được mở rộng. Với những lợi ích mà Trung Quốc đã đem lại cho Campuchia thông qua phát triển quan hệ Trung Quốc- Campuchia, nhiều nước ASEAN phải tính toán lại chính sách của mình đối với cường quốc này.
Như vậy, với những nỗ lực của Hiệp hội cũng như của các quốc gia thành viên nhằm xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định, trung lập. ASEAN cần nâng cao vị thế và vai trò trung tâm trong hợp tác khu vực và dần trở thành đối tác quan trọng trong chính sách ngoại giao khu vực của các thực thể kinh tế, chính trị trên thế giới.
3.1.3 Tác động tới Việt nam
Trung Quốc và Campuchia là hai quốc gia có đường biên giới chung với Việt Nam vì thế Quan hệ Trung Quốc - Campuchia cũng có ảnh hưởng lớn đến kinh tế- xã hội, con người Việt.
Thứ nhất, Trung Quốc muốn sử dụng Campuchia để thực hiện sách lược “nội công ngoại kích” đối với ASEAN, chia rẽ ASEAN. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò, ảnh hưởng của Việt Nam trong ASEAN. ASEAN càng chia rẽ, càng phân hóa, các lợi ích của Việt Nam càng bị tác động tiêu cực, trước hết là trong lĩnh vực đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Thứ hai, vấn đề phân giới biển giữa Việt Nam và Campuchia vốn đã khó khăn sẽ càng khó khăn thêm. Sự gia tăng yếu tố Trung Quốc, kéo theo sự suy giảm vai trò của Việt Nam đối với Campuchia, có tác động tiêu cực đến việc phân giới, cắm mốc biên giới hai nước. Mặc dù hai bên đã tổ chức được một số cuộc đàm phán, khảo sát, ký nhiều thỏa thuận nhưng có dấu hiệu cho thấy phía Campuchia chưa thực sự muốn thúc đẩy việc phân giới, cắm mốc [7,tr.80].
Thứ ba, Trung Quốc có thể áp dụng mô hình Trung Quốc - Campuchia với Lào, tạo thành cặp quan hệ Trung Quốc - Lào vận hành theo lợi ích của Trung Quốc, và biến toàn bộ sườn phía Tây của Việt Nam nằm trong vòng kiểm soát của Trung Quốc. Phía Đông Trung Quốc khống chế Biển Đông, phía Tây khống chế Campuchia, Lào; đây có thể là chiến lược “một trục hai cánh mới” mà Trung Quốc đang thiết kế, nhằm tạo nên thế bao vây chiến lược đối với Việt Nam.
Thứ tư, Trung Quốc thâm nhập sâu vào Campuchia, quan hệ Trung Quốc- Campuchia càng mật thiết, ảnh hưởng của Việt Nam tại Campuchia sẽ bị giảm sút, quan hệ Việt Nam - Campuchia có thể bị ảnh hưởng. Ngoài những vấn đề về chính trị, an ninh, quan hệ kinh tế hai bên cũng chịu tác động tiêu cực, Việt Nam có thể bị đẩy dần ra khỏi thị trường Campuchia, ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ thương mại, đầu tư của Việt Nam ở Campuchia [7,tr.78].
Thứ năm, cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia có thể cũng bị ảnh hưởng nếu quan hệ Việt Nam - Campuchia xấu đi. Bảo vệ cộng đồng người Việt ở Campuchia, tạo điều kiện cho họ yên ổn làm ăn, có cuộc sống bảo đảm và tôn trọng luật pháp sở tại là trách nhiệm, nghĩa vụ, vừa là tình cảm của Nhà nước Việt Nam. Nhìn chung chính quyền Campuchia hiện nay đã thực hiện chính sách hữu nghị với người Việt ở Campuchia nhưng cần tính toán các biện pháp cần thiết để bảo vệ cộng đồng khi cần thiết.
3.2 Một số khuyến nghị về đối sách của Việt nam đối với quan hệTrung Quốc – Campuchia Trung Quốc – Campuchia
Đường lối đối ngoại của Trung Quốc đối với Campuchia có liên quan trực tiếp đến lợi ích và an ninh quốc gia của Việt Nam, Việt Nam cần có những đối sách phù hợp để bảo vệ lợi ích và đảm bảo an ninh quốc gia của mình
3.2.1 Khuyến nghị về đối sách trong lĩnh vực chính trị - an ninh
Củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, cùng có lợi với Trung Quốc là phù hợp với lợi ích trước mắt và lâu dài của Việt Nam, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc cần được đặt ở vị trí hàng đầu trong chính sách Ngoại giao của Việt Nam. Phát triển quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ có tác dụng hạn chế mặt tiêu cực trong chính sách của Hun Sen đối với Việt Nam. Cần nghiên cứu bổ sung cho chiến lược thúc đẩy quan hệ Việt-Trung phù hợp hơn với bối cảnh quốc tế mới.
Bộ Ngoại giao hai nước Việt Nam- Trung Quốc sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tham mưu Lãnh đạo hai nước tăng cường trao đổi và tiếp xúc, thúc đẩy giao lưu hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước trong thời kỳ mới, giữa các cấp, các ngành, các địa phương, các tầng lớp nhân dân; đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại cũng như thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực mà hai bên còn nhiều tiềm năng, nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án giao thông kết nối hai nước; tăng cường trao đổi, điều phối ủng hộ nhau trong vấn đề đa phương và tham gia các thể chế, tổ chức đa phương.
Việt Nam cần ủng hộ một cách thiết thực để CPP và Hun Sen tiếp tục cầm quyền tại Campuchia; Việt Nam nên chủ động nêu sáng kiến, ý tưởng trong phối hợp với Trung Quốc ủng hộ CPP và Hun Sen lãnh đạo đất nước với đường lối đối ngoại thuận lợi giúp Trung Quốc triển khai các sáng kiến, chiến lược ở khu
vực. Mặt khác, Việt Nam cũng cần tính toán đến quan hệ với các lực lượng chính trị và xã hội khác ở Campuchia một cách thích hợp.
Cần có phương án cụ thể để khi điều kiện chín muồi, Việt Nam chủ động