Nhu cầu gia tăng hợp tác với Trung Quốc của Campuchia

Một phần của tài liệu XHNV KLTN QUAN hệ TRUNG QUỐC – CAMPUCHIA từ năm 2013 đến hết năm 2020 (Trang 32)

6. Cấu trúc khóa luận

1.3.2 Nhu cầu gia tăng hợp tác với Trung Quốc của Campuchia

Campuchia đang chứng kiến nhiều biến đổi nhanh chóng nhưng phức tạp và khó lường. Trước việc toàn cầu hóa đang tiếp tục chuyển biến sâu rộng, các quốc gia lớn nhỏ ngày càng đang tích cực tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế. Đường lối đối ngoại của Campuchia trong giai đoạn này là ưu tiên cho việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, đặc biệt là tăng cường quan hệ với Trung Quốc.

Tác giả Luke Hunt đã có bài viết đăng trên tờ SCMP cho rằng khó khăn về kinh tế vẫn đóng vai trò chủ đạo khiến Campuchia ngày càng mặn nồng trong mối quan hệ với Trung Quốc. Tình trạng giá gạo giảm, lũ lụt gây ra mất mùa ,tất cả chỉ còn đặt hy vọng vào chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

bắt đầu vào ngày 13/10/2012 với hy vọng Trung Quốc sẽ tăng cường mua gạo của Campuchia. Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã đề nghị Trung Quốc viện trợ khẩn cấp 300 triệu USD và đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều từ 4 tỷ USD năm 2015 lên 5 tỷ USD vào năm 2017. Dự kiến có khoảng 28 thỏa thuận kinh tế được ký kết trong chuyến thăm lần này của ông Tập. Một gói viện trợ được kỳ vọng sẽ được ký kết. [28]

Bộ trưởng Bộ Tài chính Campuchia Keat Chhon từng nêu rõ: “Trung Quốc không chỉ là người hàng xóm tốt, giàu,… mà Trung Quốc còn biết được những gì Campuchia cần”. Trung Quốc thực sự đã đem lại những gì Campuchia cần thiết khẩn cấp như: đường giao thông, điện lực, vì làm như vậy cũng là phục vụ lợi ích riêng của chính Trung Quốc. Phương cách của Trung Quốc là cung cấp viện trợ trực tiếp đến tầng lớp cao nhất của chính quyền mà không có “dây ràng buộc” kèm theo. Điều này rõ ràng phù hợp với quan điểm của lãnh đạo Campuchia và Trung Quốc trở thành một sự lựa chọn mới thay thế cho các nhà tài trợ phương Tây và các cơ quan viện trợ đa phương luôn kèm theo điều kiện trong khi hỗ trợ tài chính cho Campuchia. Dòng chảy viện trợ không ngừng từ mọi phía vào Campuchia cho phép chính phủ nước này sử dụng như lá bài để các nhà tài trợ cạnh tranh nhau, tiếp tục đáp ứng nhu cầu cải cách cần thiết trong nước. Từ triển vọng về chính trị, chính phủ Campuchia cũng nhìn thấy cơ hội để củng cố vị trí của mình khi gắn bó mật thiết gần gũi với Trung Quốc nhằm đối lại với sự tăng cường sức mạnh của các nước láng giềng như Việt Nam và Thái Lan.[21,tr.127]

Chính phủ Campuchia hiện nay thể hiện rõ quan điểm ưu tiên thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Campuchia. Trên cơ sở thu hút có định hướng và chọn lọc. Campuchia luôn chủ trương một đường lối chính sách thông thoáng, mở cửa trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư Trung

Quốc để bổ sung nguồn vốn thiếu hụt, thu hút công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, góp phần nâng cao trình độ cho lực lượng lao động trong nước. Chính phủ Campuchia đã vạch ra những định hướng cụ thể trong một số ngành và lĩnh vực để đảm bảo phù hợp đối với sự phát triển chung của nền kinh tế các nước v.v. [5,tr29]

Tiểu kết chương 1

Bước vào thập kỷ thứ 2 thế kỷ XXI, thế giới và khu vực có nhiều biến đổi nhanh chóng. Đặc biệt là những năm cuối, đại dịch covid bùng phát và lan rộng buộc các nước phải có những thay đổi nhằm thích ứng trong tình hình mới. Hiện nay, thế giới đang đứng trước những cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn điển hình là hai cực Mỹ và Trung Quốc. Khu vực CA-TBD đang trở thành điểm nóng và Đông Nam Á cũng đã trở thành một trong những tâm điểm quan trọng cho các cường quốc tranh giành sự ảnh hưởng tại khu vực. Thông qua các diễn đàn đa phương, hợp tác song phương, các chuyến viếng thăm cấp cao của lãnh đạo, các nước lớn đang lôi kéo từng nước thành viên ASEAN đi theo ảnh hưởng của mình. Trước tình hình đó, Trung Quốc cũng nhìn nhận và điều chỉnh lại chính sách ngoại giao đặc biệt là chính sách ngoại giao láng giềng để tạo cơ sở cho chiến lược gia tăng ảnh hưởng khu vực và toàn cầu.

Với vị trí mang tính chiến lược của mình, Campuchia không thể tách khỏi chiến lược hướng xuống phía Nam của Trung Quốc, đồng thời đây cũng trở thành địa bàn tranh giành ảnh hưởng của nhiều nước. Bên cạnh đó, cùng với nhu cầu phát triển đất nước, Campuchia rất cần dựa vào sự trợ giúp của các nước bên ngoài để khắc phục khó khăn trong nước. Trước tình hình đó, Trung Quốc với tư cách là một siêu cường trong khu vực cũng tìm mọi cách để lôi kéo Campuchia, nhằm tạo môi trường ổn định để thực hiện các chiến lược hướng nam của mình.

CHƯƠNG 2. SỰ TIẾN TRIỂN TRONG QUAN HỆ TRUNG QUỐC – CAMPUCHIA TỪ 2013 TỚI CUỐI 2020 2.1 Quan hệ chính trị- ngoại giao

Quan hệ hai nước ngày càng trở nên khăng khít kể từ Tháng 12/2012, Trung Quốc và Campuchia đã tuyên bố nâng tầm quan hệ trở thành “Đối tác chiến lược toàn diện”, mở ra kỷ nguyên mới trong quan hệ hai nước thời đại Tập Cận Bình; nhất trí lấy năm 2013 là Năm hữu nghị Trung Quốc-Campuchia nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao [7]. Trung Quốc đã triệt để đẩy mạnh chính sách ngoại giao cấp cao, đặc biệt có quan điểm ủng hộ rõ ràng đối với Campuchia trong các thời điểm “nhạy cảm” và buộc Campuchia “phải gắn kết tự nhiên” với Trung Quốc và ủng hộ Trung Quốc: Một là, Campuchia trở thành thành viên ASEAN ủng hộ mạnh mẽ nhất chính sách “Một nước Trung Quốc”, ngăn cấm quan chức chính phủ viếng thăm Đài Loan, tham dự các hoạt động do Đài Loan tài trợ và gặp gỡ các quan chức Đài Loan; Hai là, Chính phủ Campuchia ủng hộ mạnh mẽ đối với dự luật chống ly khai của Trung Quốc vào năm 2005; Ba là, ủng hộ việc Trung Quốc xây dựng các đập ngăn nước trên thượng nguồn sông Mekong bất chấp việc đó ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 1 triệu người dân Campuchia; Bốn là, không tán thành Nhật Bản trở thành Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc; Năm là, ủng hộ lập trường giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông theo hướng song phương của Trung Quốc [13,tr.68]

Trung Quốc đã sử dụng được Campuchia làm lực lượng tiên phong trong tuyên truyền, tham gia, quảng cáo cho đại chiến lược BRI của Trung Quốc. Từ năm 2013, khi Tập Cận Bình đưa ra BRI, Campuchia đã lập tức tán dương,hoàn toàn ủng hộ và tích cực tham gia. Campuchia đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo và

diễn đàn trong nước và quốc tế xoay quanh chủ đề BRI, giúp Trung Quốc quảng cáo BRI [13,tr.69].

Ngày 27/10/2015, tại hội thảo Trung Quốc - Campuchia về con đường tơ lụa trên biển tổ chức ở khách sạn Ngũ châu, Phnompenh, Quốc vụ khanh kiêm Bộ trưởng Thương mại Campuchia Sun Chanthol nhấn mạnh, “Campuchia ủng hộ 100% đề xướng BRI và AIIB do Trung Quốc chủ trì; các cơ chế hợp tác quan trọng này giúp cho Campuchia tích lũy được nhiều vốn hơn, thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng trong nước hiệu quả hơn” [67]. Tháng 10/2016, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm chính thức Campuchia. Trong khuôn khổ chuyến thăm, tổng cộng có 31 văn kiện hợp tác đã được ký kết giữa hai nước về một loạt các lĩnh vực bao gồm kinh tế, công nghệ, cơ sở hạ tầng, nạn buôn người, thuế, hàng hải [35]. Trong đó có “Bản ghi nhớ về việc hai bên biên soạn Cương yếu cùng nhau thúc đẩy quy hoạch hợp tác xây dựng BRI” [65] [13,tr.191]. BRI còn được coi là một “trọng tâm của đối ngoại” Trung Quốc, một “con đường lớn” để đi đến “Cộng đồng vận mệnh chung nhân loại”. Trước sự ủng hộ rõ ràng, mạnh mẽ đối với BRI của Campuchia, Trung Quốc đã xác định Campuchia là quan hệ thân thiết nhất với Trung Quốc, là “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt, anh em tốt” [62,tr.3].

Trung Quốc tiếp tục củng cố quan hệ chặt chẽ với cá nhân Thủ tướng Hun Sen, CPP và chính phủ Campuchia. Trong những năm qua, Campuchia và Trung Quốc thường xuyên có các chuyến viếng thăm trao đổi lẫn nhau của các nhà lãnh đạo, bao gồm lãnh đạo đảng, nhà nước và chính phủ. Thông qua các chuyến thăm này, Trung Quốc nhiều lần khẳng định quan điểm nhất quán ủng hộ đảng CPP và Chính phủ Campuchia do đảng này lãnh đạo.

Tuy nhiên, Trung Quốc một mặt lôi kéo CPP về phía mình nhưng cũng “bắt tay” với cả đảng đối lập CNRP. Quan hệ giữa Trung Quốc và CNRP cũng có

những tiến triển “tốt đẹp”, và nhằm đáp lại sự ủng hộ của Trung Quốc, lãnh đạo đảng đối lập CNRP Sam Rainsy ngày 29/7/2013 đã phát biểu trên kênh Phượng Hoàng của Hongkong ủng hộ Trung Quốc: “Chúng tôi không chỉ xem Trung Quốc là môṭ người baṇ mà còn là môṭ đồng minh . Đảng của chúng tôi ủng hô ̣chính sách một Trung Quốc”[7,tr.21]. Những động thái của Sam Rainsy và CNRP cũng minh chứng một điều, họ cũng nhận thức được rất sâu sắc về vai trò và vị trí của Trung Quốc đang rất mạnh ở Campuchia và tương lai ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ còn gia tăng hơn nữa [13,tr.75]. Tiếng nói của Trung Quốc đối với Campuchia thể hiện rõ trong các cuộc bầu cử gần đây tại Campuchia. Sau khi cuộc bầu cử Quốc hội nhiệm kỳ V năm 2013 kết thúc. Việc thăm Campuchia khi bầu cử vừa kết thúc, chính phủ mới chưa được thành lập, Trung Quốc muốn khẳng định vai trò dàn xếp giữa CPP và CNRP để ổn định chính trường Campuchia. Trong bầu cử Quốc hội Campuchia khóa VI năm 2018, trong bối cảnh Mỹ và phương Tây gây sức ép khi Tòa án Tối cao Campuchia ra phán quyết giải thể CNRP ngày 16/11/2017, Trung Quốc đã quyết liệt ủng hộ CPP và Thủ tướng Hun Sen [7].

Ngoài việc thiết lập “Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” với Chính phủ Vương quốc Campuchia dưới sự lãnh đạo của đảng CPP, về chính trị, Trung Quốc còn duy trì mối quan hệ hợp tác với Hoàng gia Campuchia và đảng FUNCINPEC. Quốc vương Norodom Sihanouk là người có công sức to lớn trong việc xây dựng, thúc đẩy và thắt chặt quan hệ giữa Campuchia với Trung Quốc. [57]. Quốc vương Sihamoni đã có nhiều chuyến thăm, gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc kết hợp an dưỡng và khám chữa bệnh (2 lần một năm)

Ngoài quan hệ thân thiết với Hoàng gia Campuchia, Trung Quốc còn duy trì quan hệ với Đảng FUNCINPEC. Đây cũng là kênh quan trọng trong củng cố quan hệ giữa Trung Quốc với Hoàng tộc Campuchia. Mặc dù ảnh hưởng của

FUNCINPEC trên chính trường Campuchia ngày càng sụt giảm nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục ủng hộ đảng này cả về vật chất lẫn tinh thần

2.2 Quan hệ kinh tế

Trải qua các nội chiến và chiến tranh liên miên, Campuchia dần bước vào giai đoạn hồi sinh từ những năm đầu thập niên 90. Tuy nhiên,bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, Campuchia vẫn là nước nghèo nhất Đông Nam Á luôn cần các khoản viện trợ và đầu tư nước ngoài để kích thích tăng trưởng. Trong khi đó, nhờ công cuộc cải cách và mở cửa, nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng đang tạo đà cho Trung Quốc “trỗi dậy”. Đồng thời với chính sách gia tăng ảnh hưởng đối với các nước khác trong khu vực, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất, là đối tác thương mại quan trọng của Campuchia.

2.2.1 Quan hệ thương mại

Từ năm 2013 đến hết năm 2020, kim ngạch thương mại hai nước liên tục tăng trưởng mạnh mẽ song song với quan hệ - ngoại giao mật thiết giữa hai nước. Năm 2013, kim ngạch thương mại song phương đạt 3,77 tỷ USD (tăng 29,1% so với năm trước); năm 2014 là 3,76 tỷ USD (giảm 9,39% so với cùng kỳ năm trước); năm 2015 là 4,43 tỷ USD (tăng 18% so với cùng kỳ năm trước). Năm 2016, kim ngạch song phương đạt 4,76 tỷ USD (tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước). Năm 2017, đạt 5,79 tỷ USD (tăng 21,7% so với cùng kỳ năm trước).Năm 2018, đạt 6,5 tỷ USD (tăng 15% so với năm 2017 5,6 tỷ USD). Năm 2019, đạt 8,2 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2018. Năm 2020 đạt 8,118 tỷ USD, giảm 5,2% so với năm 2019. [12;tr.42], [14; tr.23],[52].

Trung Quốc ngày càng trở thành đối tác kinh tế và ngoại giao quan trọng nhất của Campuchia. Chỉ riêng trong 2 năm (2016-2017), Trung Quốc và Campuchia đã ký hơn 30 thỏa thuận hợp tác song phương. Trong chuyến thăm Campuchia của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (tháng 1-2018), hai

nước cũng đã ký kết đến 19 văn kiện hợp tác [39] .Đồng thời, có tới 60% hàng hóa trên thị trường Campuchia có nguồn gốc từ Trung Quốc.[12,tr.34]

Ngày 12/10/2020, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị có chuyến thăm chính thức Campuchia, cùng chứng kiến hai nước ký kết hiệp định thương mại tự do, từ đó thắt chặt hơn nữa quan hệ song phương. Hiệp định mới được Trung Quốc và Campuchia ký kết bao gồm các lĩnh vực như thương mại, du lịch, nông nghiệp, dịch vụ, thương mại điện tử, đầu tư, hợp tác kinh tế và kỹ thuật… Do Campuchia là thành viên của Khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc, nên hầu hết hàng hóa xuất khẩu của nước này sang Trung Quốc đều được miễn thuế. Việc Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc-Campuchia được ký kết sẽ giúp đẩy nhanh sự phát triển của dự án “Vành đai và Con đường” ở Campuchia.

Việc đạt được FTA với Trung Quốc vào thời điểm này được cho là rất quan trọng đối với đất nước chùa tháp bởi nó diễn ra đúng thời điểm Liên minh châu Âu (EU) đã rút một phần ưu đãi thuế quan cấp cho Campuchia theo chương trình ưu đãi Mọi thứ trừ vũ khí (EBA).[34]

Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc-Campuchia được ký kết không những giúp Campuchia phát triển hòa bình và ổn định, mà còn phù hợp với chiến lược và lợi ích kinh tế của Trung Quốc [44]. Qua FTA lần này, Campuchia cho thấy là một đối tác toàn diện của Trung Quốc. Về ngắn hạn, FTA với Trung Quốc có thể đem lại nhiều lợi ích cho Campuchia, nhưng trong lâu dài thì sự tự chủ chiến lược của Campuchia có thể bị tác động.

2.2.2 Về quan hệ đầu tư

Từ năm 2012, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư, chủ nợ và nhà tài trợ quân sự lớn nhất của Campuchia [26,tr.3]. Năm 2015, tổng đầu tư nước ngoài vào Campuchia đạt 4,430 tỷ USD, tăng 18% so với 2014; trong đó Trung Quốc

đã đầu tư 865 triệu USD, đứng đầu và trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Campuchia, chiếm 18,62% tổng kim ngạch đầu tư của nước ngoài tại Campuchia [64]. Tính đến cuối năm 2017, số vốn đăng ký bao thầu của Trung Quốc tại Campuchia đạt 17,54 tỷ USD, trong đó số vốn giải ngân đạt 11,08 tỷ USD [14,tr.59]. Trung Quốc tập trung các chính sách đầu tư vào các dự án trọng điểm, có hiệu quả kinh tế cao, thu được nhiều lợi nhuận để từng bước kiểm soát, chi phối nền kinh tế Campuchia.

Theo số liệu thống kê từ năm 2013 đến năm 2017, Trung Quốc là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Campuchia với tổng giá trị đầu tư đạt 5,3 tỷ USD. Trong năm 2017, Campuchia đã thu hút 1,4 tỷ USD đầu tư vào tài sản cố định từ Trung Quốc, tương đương 27% tổng giá trị đầu tư vào Campuchia [64].

Đến năm 2017, Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Campuchia trên lĩnh vực năng lượng với số vốn đầu tư hơn 7,5 tỷ USD trong các dự án thủy điện và 4 tỷ USD trong các nhà máy điện than. Các công ty Trung Quốc cũng đầu tư vào 5 nhà máy nhiệt điện ở Campuchia với năng lực 1.733 megawatt [7,tr.25]. Đầu tư của Trung Quốc tập trung vào các lĩnh vực năng lượng (thủy điện, nhiệt điện, lưới điện), thông tin, dịch vụ, dệt may, nông nghiệp, y dược... Nhiều tập đoàn lớn của Trung Quốc đã đầu tư vào Campuchia. Trong đó, Tập đoàn Hongdou Giang Tô đã đầu tư xây dựng “Đặc khu kinh tế

Một phần của tài liệu XHNV KLTN QUAN hệ TRUNG QUỐC – CAMPUCHIA từ năm 2013 đến hết năm 2020 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w