Khuyến nghị về đối sách trong các lĩnh vực khác

Một phần của tài liệu XHNV KLTN QUAN hệ TRUNG QUỐC – CAMPUCHIA từ năm 2013 đến hết năm 2020 (Trang 67 - 82)

6. Cấu trúc khóa luận

3.2.3 Khuyến nghị về đối sách trong các lĩnh vực khác

Lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông chưa có gì thay đổi về bản chất, nhưng cách tiếp cận có vẻ mềm mỏng hơn.Vấn đề Biển Đông tuy là trở ngại lớn và lâu dài nhất của hai nước nhưng đây không phải là toàn bộ quan hệ hai nước. Cần tích cực chủ động tìm giải pháp trung gian trước khi đi đến giải pháp cuối cùng mà các bên đều có thể chấp nhận [4,tr.211].

Tiếp tục duy trì trao đổi, tiếp xúc thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao Việt- Trung, thúc đẩy hơn nữa các cơ chế giao lưu, hợp tác để tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, góp phần đưa quan hệ hai Đảng, hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả.

Cần có chiến lược lâu dài cho cộng đồng người Việt ở Campuchia, xây dựng cộng đồng này thành một cộng đồng mạnh, phát triển bền vững tại địa bàn Campuchia; cần có những dự án lớn mang tính khả thi trong hợp tác để thể hiện một cách trực tiếp, rõ ràng sự hiện diện của Việt Nam tại Campuchia.

Chủ động thúc đẩy và sớm hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên bộ Việt Nam - Campuchia. Đồng thời, Việt Nam cần chủ động đóng góp, nâng cao chất lượng các cơ chế đa phương, nhất là ASEAN.

Về mặt tuyên truyền đối ngoại, Việt Nam tăng cường tuyên truyền bài bản vào sâu trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên, trí thức Campuchia về

truyền thống quan hệ hai nước, về sự chung sức chung lòng của nhân dân hai nước trong chiến tranh chống Mỹ và trong cuộc chiến đấu tiêu diệt chế độ diệt chủng Polpot… Ngoài ra, Việt Nam cần phát huy vai trò của ASEAN hơn nữa, thúc đẩy sự đồng thuận trong ASEAN, dùng ASEAN tác động trở lại với Campuchia và Trung Quốc; ra sức phát huy vai trò của Việt Nam trong ASEAN. Mặt khác, cần củng cố quan hệ với các nước lớn như Mỹ, Ấn Độ, Nga và các tổ chức quốc tế để có thể nâng cao được vị trí cạnh tranh, chủ động đảm bảo giải quyết và bảo vệ lợi ích của mình trong quan hệ với Trung Quốc và Campuchia.

Tiểu kết chương 3

Bước sang thập kỷ thứ 2 của thế kỷ XXI, Trung Quốc và Campuchia đã tận dụng tốt các lợi thế của mình để mang lại lợi ích cho nước kia trong các vấn đề chính trị, kinh tế… Chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia được vận dụng linh hoạt đã mang lại kết quả cao nhất đối với Trung Quốc; đó là, Trung Quốc đã nhận được sự ủng hộ gần như tuyệt đối của Campuchia trong các vấn đề quốc tế, khu vực có lợi cho Trung Quốc; đổi lại, Campuchia nhận được các khoản đầu tư, viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc phục vụ cho việc phát triển đất nước. Quan hệ Trung Quốc- Campuchia đã gây tác động đến tình hình khu vực; đặc biệt trong bối cảnh ASEAN cần sự đồng thuận để giải quyết các vấn đề trong khu vực.

Đối với Việt Nam là nước láng giềng có chung đường biên giới với hai nước, sự vận động trong mối quan hệ Trung Quốc- Campuchia gây tác động đến kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng của Việt Nam và sự “lôi kéo” Campuchia của Trung Quốc đã làm giảm sự ảnh hưởng của Việt Nam đối với Campuchia. Điều này sẽ còn gia tăng trong bối cảnh Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng các khoản viện trợ, đầu tư không kèm điều kiện, có lợi đối với việc phát triển xã hội của Campuchia hơn là quan hệ đối với Việt Nam.

KẾT LUẬN

Mối quan hệ lâu đời giữa Trung Quốc – Campuchia từ khi được thiết lập đến nay đã trải qua nhiều thăng trầm. Từ lúc được cho là “nguồn gốc của mọi tội lỗi” ở Campuchia thì sau này theo lời ông Hun Sen, Trung Quốc lại trở thành “người bạn đáng tin cậy nhất của Campuchia”. Cho đến nay mối quan hệ giữa hai nước luôn được giữ gìn và phát triển. Là quốc gia nghèo nhất Đông Nam Á lại trải qua thời kỳ dài các cuộc nội chiến nên Campuchia gục ngã trước sự quyến rũ của Trung Quốc không phải là điều ngạc nhiên. Những lợi ích từ việc nằm trong số các quốc gia được ưu ái nhất của Trung Quốc là khá rõ ràng. Campuchia nhận được các khoản đầu tư của Trung Quốc và viện trợ kinh tế và quân sự, cả hiện vật và tiền bạc, không có ràng buộc nào.

Về chính trị - ngoại giao, Campuchia muốn trở thành bạn với các nước láng giềng trong khu vực và thúc đẩy hợp tác phát triển các mối quan hệ với mục tiêu đôi bên cùng có lợi. Còn Trung Quốc lại muốn thông qua quan hệ với Campuchia để tạo dựng niềm tin với các nước khác trong khu vực. Đồng thời giúp Trung Quốc có được sự ủng hộ cần thiết trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Vì vây, cho đến nay quan hệ của hai nước vẫn được thúc đẩy không ngừng. Trung Quốᴄ ѕẵn ѕàng khiến quan hệ ᴠới Campuᴄhia “ᴄứng hơn thép” và Thủ tướng Campuchia Hun Sen cũng từng khẳng định Trung Quốc là “người bạn số một” của Campuchia và ông muốn có những người bạn như vậy.

Về kinh tế, trong suốt những năm qua Trung Quốc cán cân thương mại hai nước luôn dương. Kim ngạch song phương của hai nước liên tục tăng từ năm 2013 là 3,77 tỷ USD và đến 2020 là đạt 8,118 tỷ USD. Trung Quốc không ngừng gia tăng các khoản đầu tư, viện trợ vào Campuchia; đặc biệt năm 2014, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nước viện trợ lớn nhất cho Campuchia .

Về an ninh – quốc phòng, Trung Quốc tăng cường sự hiện diện quân đội của mình ở Campuchia. Hai bên thường xuyên tổ chức các cuộc diễn tập quân sự hằng năm. Việc gia tăng ảnh hưởng tại Campuchia của Trung Quốc đều giúp cho cả hai đảm bảo được an ninh quốc gia và khu vực bởi hiện nay các vấn đề khủng bố, tội phạm,buôn người, tệ nạn và vấn đề ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu.

Về văn hóa – xã hội, toàn cầu hóa đã trở thành xu thế tất yếu trong thế kỷ XXI. Nhờ vậy mà quá trình hội nhập ngày càng được thúc đẩy, hợp tác giao lưu giữa các quốc gia trở nên phổ biến hơn. Việc hội nhập làm cho nền văn hóa của các quốc gia trở nên đa dạng hơn song nó cũng tồn tại nhiều thách thức từ việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các truyền thống bản sắc dân tộc. Tại Campuchia, do mối quan hệ giữa Trung Quốc – Campuchia số lượng người Campuchia gốc Hoa ngày càng nhiều nên sự ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo ở đây cũng sâu sắc, do đó có thể thấy rằng việc duy trì và phát triển của cộng đồng người Hoa ở đây cũng trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy quan hệ hai nước bước lên tầm cao mới.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Trung Quốc-Campuchia, chi phối việc triển khai chính sách của Campuchia. Việt Nam cần có các biện pháp phù hợp để tăng cường mối quan hệ với Campuchia và hạn chế tác động của yếu tố Trung Quốc tại Campuchia đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. Qua đó, Việt Nam cần tiếp tục tăng cường hơn nữa quan hệ với Campuchia trên tất cả các lĩnh vực nhất là chính trị, ngoại giao, kinh tế, quốc phòng và an ninh; đẩy mạnh hợp tác bảo đảm an ninh biên giới chung trên đất liền và trên biển với Campuchia; thường xuyên thúc đẩy quan hệ hợp tác về đảm bảo an ninh biên giới giữa các địa phương giáp biên, tạo mối gắn bó giữa hai bên; đồng thời, Việt Nam cần chủ động đóng góp, nâng cao chất lượng các cơ chế đa phương, nhất là ASEAN

Nhìn chung, quan hệ Trung Quốc-Campuchia từ 2013-2020, đang được cả hai nước không ngừng gia tăng trên mọi phương diện. Bên cạnh những lợi ích mối quan hệ hai nước vẫn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Campuchia đang vấp phải nguy cơ bị ràng buộc chặt chẽ, hay là bị càng lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc; điều này giúp Trung Quốc dễ dàng chi phối các quyết định của Campuchia theo hướng có lợi cho mình. Thêm nữa, nguồn đầu tư ồ ạt của Trung Quốc vào Campuchia gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nơi đây; sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng lớn đến đa dạng sinh học và hệ sinh thái Campuchia. Bên cạnh đó, để đảm bảo lợi ích, các nhà đầu tư Trung Quốc không ngần ngại làm mọi cách để gia tăng lợi nhuận của mình, thậm chí các hành vi ấy gây tổn hại đến lợi ích của Campuchia. Bất chấp những điều đó, trong tương lai, quan hệ Trung Quốc – Campuchia có lẽ sẽ vẫn tiếp tục được hai bên củng cố và vun đắp nhằm đáp ứng những đòi hỏi về lợi ích của mỗi nước cũng như phù hợp với xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển của thế giới.

A. Sách

1.Lê Văn Mỹ (2011), Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hai mươi năm đầu Thế kỷ XXI, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.

2.Phó Diệu Tổ và Chu Khởi Bằng (2000), Tiêu điểm ngoại giao Trung Quốc, NXB Đảng Sử, Trung Quốc.

3.Sở Thụ Long - Kim Uy (2013), Chiến lược và chính sách ngoại giao của Trung Quốc, NXB chính trị Quốc gia Sự thật.

4.Trần Khánh (2013), Hiện thực hóa Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN vấn đề và triển vọng, NXB khoa học xã hội, hà nội.

B. Bài viết

5. Both Sreng (2011), Quan hệ Campuchia – Trung Quốc từ 1993 đến nay, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội .

6. Bùi Khánh Nam,( 2019b). “Yếu tố tác động đến sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc sau Đại hội 19”. Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 7(221),tháng7/2019:19-28.

7. Bùi Nam Khánh (2019),Yếu tố Trung Quốc ở Campuchia và tác động đến Việt Nam”, VNU Journal of Foreign Studies, Vol.35, No.5 (2019) 66-81. 8. Bùi Nam Khánh, 2019 “ Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc

sau Đại Hội XIX và tác động đối với Campuchia”, Tạp chí Khoa Học Xã hội và Nhân văn, Tập 5, Số 4(2019): 412-430.

9. Bùi Viễn Dĩnh (2006), “Chiến lược ngoại giao hòa bình phát triển của Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu các vấn đề quốc tế, Trung Quốc, số1/2006. (bản dịch: TTXVN, Các vấn đề quốc tế).

đến năm 2017”, tạp chí Nghiên cứu quốc tế ,số 3 (114), tháng 9/2018; 185_205.

11. Đỗ Thị Thanh Bình, Bùi Nam Khánh (2018). Quan hệ Campuchia - Trung Quốc qua cách phân tích SWOT. Nghiên cứu quốc tế, 4(115),160-185 12. Đỗ Mạnh Hà (2015), “Thực trạng và tác động đầu tư trực tiếp của Trung

Quốc ở Campuchia trong 15 năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 87 (10/2015).

13. Đỗ Mạnh Hà (2018), “chính sách của trung quốc đối với campuchia từ năm 1993 đến nay”, Luận án tiến sĩ, Hà Nội.

14. Đỗ Mạnh Hà (2018), “Những tiến triển trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – Campuchia”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số203 (7/2018).

15. Dương Văn Huy (2013), “Sự thay đổi vị thế người Hoa ở Campuchia từ sau năm 1991”. Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1/2013, tr 22 . 16. Lê Thị Thu Hồng, TS. Phạm Hồng Thái (2014), “Chính sách ngoại giao láng

giềng của Trung Quốc nhìn từ ASEAN”. Viện nghiên cứu Đông Bắc Á . Http://www.inas.gov.vn/712-chinh-sach-ngoai-giao-lang-gieng-cua-trung- quoc-nhin-tu-asean.html.

17. Lê Văn Mỹ (2005), “Bước đầu tìm hiểu về “ngoại giao láng giềng” của Trung Quốc từ sau chiến tranh lạnh”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 3(61)- 2005, tr.47 .

18. Nguyễn Thành Văn (2014),“Những tiến triển trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Campuchia–Trung Quốc”,Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á,số 6.

20. Nguyễn Tuấn Bình (2018). “Sự “trỗi dậy” của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI và tác động đối với Việt Nam”. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):630-637.

21. Nguyễn Văn Hà (2010) “Quan hệ Campuchia- Trung Quốc trong tương quan với các nước lớn”. Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 10/2010.

22. Nhà quan sát, Trung Quốc,. Http://guamcha.cn ,thuộc Viện Khoa học xã hội Thượng Hải, Trung Quốc; truy cập ngày 14/10/2016.

23. Phạm Quốc Trụ (2009), “Quan hệ ASEAN - Trung Quốc thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 79 .

24. Thông tấn xã (2011) “Các nước Đông Nam Á nhìn nhận thế nào về Trung Quốc hiện nay”, Tài liệu tham khảo đặc biệt –, số 203, ngày 29/7/2011, tr7-12.

25. Thông tấn xã Việt Nam (2013), “Quan hệ Trung Quốc-Campuchia: Thành công và trở ngại trong tương lai”. Tài liệu tham khảo đặc biệt 25/TTX, ngày 26/01/2013.

26. Tùng Lâm (2015), “Vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia: Khó khăn đang ở phía trước”. Sự kiện và nhân vật, 260, 2-7.

C. Báo chí / Internet

27. An Hồng(2019), Dân Campuchia lao đao trước làn sóng du khách Trung Quốc https://vnexpress.net/dan-campuchia-lao-dao-truoc-lan-song-du- khach-trung-quoc-3862793.html truy cập 28/11/2021.

28.Anh Duy (13/10/2012) “Kinh tế khó khăn, Campuchia đặt hy vọng vào chuyến thăm của Tập Cận Bình” https://congan.com.vn/quoc-te/thoi-su-

29.Cao Trí (2015), Những luận điệu tuyên truyền sai lạc và tuyên bố vô căn cứ.

Truy cập tại http://antg.cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-antg/Nhung-luan- dieu-tuyentruyen-sai-lac-va-tuyen-bo-vo-can-cu-374178/ truy cập

20/11/2021.

30. Đại tá Lê Thế Mẫu (2021), Hai thập kỷ đầu thế kỷ XXI mở đầu kỷ nguyên tái cấu trúc trật tự thế giới https://viettimes.vn/hai-thap-ky-dau-the-ky- xxi-mo-dau-ky-nguyen-tai-cau-truc-trat-tu-the-gioi-post141823.html truy cập 10/11/2021.

31. Hồ Quốc Phú (2017), Chính sách đối với Đông Nam Á của Trung Quốc và thách thức đối với Việt Nam http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc- te/item/1897-chinh-sach-doi-voi-dong-nam-a-cua-trung-quoc-va-thach- thuc-doi-voi-viet-nam.html ,truy cập 17/11/2021.

32.Hoàng Đình (2020). Campuchia liên tục tiếp nhận khí tài quân sự từ Trung Quốc . Https://thanhnien.vn/campuchia-lien-tuc-tiep-nhan-khi-tai-quan-su- tu-trung-quoc-post1000402.html, truy cập 26/11/2021.

33. Hữu Hưng (2019). Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam -Trung Quốc https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/thuc-day-hop-tac-kinh-te-thuong- mai-viet-nam-trung-quoc-361605 truy cập 30/11/2021.

34. Huy Thông (2020), “FTA Trung Quốc - Campuchia và chính sách “ngoại giao láng giềng” https://cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/FTA- Trung-Quoc-Campuchia-va-chinh-sach-ngoai-giao-lang-gieng-i586722/ truy cập 23/11/2021.

truy cập 20/11/2021.

36.Tiến (2021), Góc khuất chiến lược “ngoại giao sân vận động” của Trung Quốc https://cand.com.vn/hau-truong/goc-khuat-chien-luoc-ngoai-giao- san-van-dong-cua-trung-quoc-i629531/ truy cập 21/11/2021.

37.Phương Anh (VTC News/Nguồn: Reuters),(2019). Thủ tướng Hun Sen:Campuchia sẽ chi 40 triệu USD mua hàng vạn vũ khí TQ, https://baogialai.com.vn/channel/9702/201907/thu-tuong-hun-

sencampuchia-se-chi-40-trieu-usd-mua-hang-van-vu-khi-tq-5643431/ truy cập 26/11/2021.

38.Quang Đặng (Theo UNCTAD) (2021), Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong hệ thống thương mại toàn cầu và vị thế trong tương lai

http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/su-troi-day-cua-trung-quoc-trong-he- thong-thuong-mai-toan-cau-va-vi-the-trong-tuong-lai-80659.htm truy cập 15/11/2021

39.TTXVN (2019), “Trung Quốc và Campuchia tăng cường hợp tác song phương”http://baoninhthuan.com.vn/news/104692p0c50/trung-quoc-va- campuchia-tang-cuong-hop-tac-song-phuong.htm 27/01/2019truy cập 23/11/2021

40.Thủ tướng dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 21

https://baoquocte.vn/thu-tuong-du-hoi-nghi-cap-cao-asean-trung-quoc-lan- thu-21-81564.html

41.Thục Minh (2012). Hội nghị ASEAN không ra được Thông cáo chung. Https://thanhnien.vn/the-gioi/hoi-nghi-asean-khong-ra-duoc-thong- caochung-484978.html truy cập 15/11/2021

2011/vn2519818.html truy cập 18/11/2021

43.Trần Hoàng (2019), Chính sách Đông Nam Á của Trung Quốc sau chiến tranh lạnh https://nghiencuulichsu.com/2019/05/06/chinh-sach-dong-nam-

Một phần của tài liệu XHNV KLTN QUAN hệ TRUNG QUỐC – CAMPUCHIA từ năm 2013 đến hết năm 2020 (Trang 67 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w