Hợp tác trong các vấn đề an ninh phi truyền thống

Một phần của tài liệu XHNV KLTN QUAN hệ TRUNG QUỐC – CAMPUCHIA từ năm 2013 đến hết năm 2020 (Trang 49)

6. Cấu trúc khóa luận

2.3.5 Hợp tác trong các vấn đề an ninh phi truyền thống

2.3.5.1 Hợp tác chống tội phạm có tổ chức

Trong lĩnh vực an ninh, các cơ quan an ninh của hai nước thường xuyên tiến hành các chuyến thăm và làm việc ở các cấp, qua đó hai bên ký kết các thỏa thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này. Từ ngày 13-16/12/2013, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Campuchia, Đại tướng Neth Savoeun thăm Trung Quốc, hội đàm với Bộ trưởng Công an Trung Quốc Mạnh Kiến Trụ và Bộ

trưởng An ninh Quốc gia Trung Quốc Cảnh Huệ Xương, nhằm tăng cường hợp tác an ninh giữa hai nước. Ngày 04/6/2014, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Sar Kheng thăm Trung Quốc, hội đàm với Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Quách Thanh Côn nhằm đẩy mạnh hợp tác an ninh giữa hai nước. Hai bên khẳng định hợp tác an ninh giữa hai nước đạt hiệu quả trong việc phòng chống tội phạm công nghệ cao, nhập cư trái phép và thực thi pháp luật; phối hợp chống khủng bố, an ninh mạng. Cũng trong chuyến thăm này, hai bên đã ký kết Kế hoạch hành động chống tội phạm xuyên quốc gia trong thời hạn 5 năm [13,tr.80].

Tháng 12/2016, các quan chức Campuchia và Trung Quốc đã nhất trí xây dựng một cơ chế để tăng cường hơn nữa hợp tác song phương về an ninh, chống khủng bố và tội phạm mạng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Campuchia Chum Sounry đưa ra thông báo trên sau cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn và phái đoàn Trung Quốc do ông Lưu Quang Nguyên, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề an ninh liên quan đến nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, dẫn đầu thăm Campuchia. Ông Prak Sokhonn cho rằng các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai nước trong năm 2016 đã góp phần tăng cường mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Về phần mình, trưởng phái đoàn Trung Quốc Lưu Quang Nguyên nhấn mạnh chuyến thăm Campuchia của ông nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác song phương trong các lĩnh vực an ninh.

2.3.5.2 Khắc phục thảm họa thiên nhiên

Quốc tế đang ngày càng nhận thức rõ hơn tính cấp bách của vấn đề biến đổi khí hậu và những nỗ lực tập thể trên quy mô toàn cầu để giải quyết vấn đề này. Các cường quốc đóng vai trò quan trọng, đi đầu trong việc đưa ra các đề xuất, cam kết cũng như đóng góp tài chính cho các giải pháp về chống biến đổi khí

hậu. Ngày 22/9/2020, phát biểu tại phiên thảo luận chung cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 75, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố, nước này đặt mục tiêu phát thải CO2 đạt đỉnh vào trước năm 2030 và sau đó đưa về 0 trước năm 2060. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra kế hoạch cụ thể để đạt được mức phát thải về 0. Ngay sau đó, Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố Campuchia cam kết chống lại biến đổi khí hậu bằng các biện pháp và chiến lược rõ ràng, hiệu quả, mặc dù nước này có ít lượng khí nhà kính phát thải hơn mức trung bình toàn cầu.

Hai bên thường tổ chức diễn tập quân sự các vấn đề phòng chống thiên tai, cứu trợ lũ lụt, cứu hộ dưới nước và tái định cho các nạn nhân trong các thảm họa. Hợp tác môi trường cũng được hai bên triển khai thông qua Chiến lược hợp tác bảo vệ môi trường ASEAN-Trung Quốc, việc tổ chức Tuần lễ Hợp tác môi trường ASEAN-Trung Quốc (từ năm 2011) và lập Trung tâm hợp tác môi trường ASEAN-Trung Quốc (từ 24/5/2011) để điều phối các hoạt động triển khai các chiến lược về môi trường. Bên cạnh viện trợ khắc phục chính Trung Quốc cũng là tác nhân gây ra các biến động ảnh hưởng đến campuchia; việc Trung Quốc xây đập thủy điện phía thượng nguồn sông Mê công đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất nông nghiệp và làm mất đi lợi ích do chu trình tự nhiên mang lại cho người dân Campuchia . Việc Trung Quốc quyết định đóng cửa đập, ngăn dòng chảy trên sông Mekong khiến mực nước giảm đột ngột, dân hạ nguồn đối mặt với muôn vàn khó khăn.

2.4 Các lĩnh vực quan hệ khác

Trong thế kỷ XX, đã có các cao trào di dân từ Trung Quốc đến Campuchia, vì vậy lượng người Trung tại Campuchia rất đông tạo thành một cộng đồng người Hoa phát triển rực rỡ. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ quan hệ chính trị -

ngoại giao, kinh tế và quốc phòng - an ninh giữa hai nước, Trung Quốc cũng sẽ gia tăng mạnh mẽ “ảnh hưởng mềm” đối với Campuchia.

2.4.1 Về văn hóa, giáo dục

Tổng Hội người Hoa tại Campuchia, thành lập 26/12/1990, là tổ chức đoàn thể người Hoa cao nhất. Các hoạt động trao đổi về con người, giao lưu văn hóa giữa hai bên được thúc đẩy hơn. Sự tăng vọt về quan hệ kinh tế giữa hai nước, nhất là việc Trung Quốc ngày càng chiếm ưu thế trong các dự án đầu tư ở Campuchia, khiến cho nhu cầu học tiếng Trung Quốc của thanh niên Campuchia ngày càng gia tăng, tạo “cơn sốt tiếng Trung Quốc”, góp phần tạo dựng ảnh hưởng ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc ở Campuchia. [13,tr.96].

Cộng đồng người Hoa tại Campuchia thật sự đã trở thành một lực lượng kinh tế, lực lượng chính trị và là một công cụ mở rộng sức mạnh mềm Trung Hoa tại Campuchia; chiến lược văn hóa vốn được Trung Quốc coi là “tư tưởng, mục tiêu, phương thức và hướng chỉ đạo cơ bản nhằm truyền bá và phát triển văn hóa dân tộc”[28]. Với quan hệ thân thiện giữa Chính phủ hai nước, Trung Quốc rất có điều kiện để chăm sóc, phát triển Cộng đồng người Hoa tại Campuchia. Vì vậy, với đội ngũ người Hoa hùng hậu (khoảng hơn 700.000 người), tiếng Hoa ngày càng được sử dụng rộng rãi, việc trao đổi về con người giữa hai bên cũng được thúc đẩy vv... Chính phủ Trung Quốc đã tích cực hỗ trợ về giáo dục cho Campuchia bao gồm: cung cấp một phần tài chính cho việc xây dựng trường lớp, tác động đến chính phủ Campuchia nhằm xây dựng lại các trường học tiếng Hoa, in ấn sách giáo khoa kết hợp với lịch sử và địa lý Campuchia tại trường Đại học Tế Nam Trung Quốc. [18]

Mặt khác, theo như ông Gua Fa, giáo viên phụ trách nhân lực trường tiếng Hoa Minh Hoa ở Campuchia (Ming Fa Chinese School) thì, “trước đây có rất nhiều học sinh đến đây học tiếng Anh, hiện nay thì tấp nập đi học tiếng Trung

Quốc, học sinh hy vọng rằng biết tiếng Trung sẽ giúp họ tìm được việc làm dễ dàng hơn, ví dụ như là hướng dẫn viên du lịch, phiên dịch tiếng Trung Quốc hoặc làm trong các ngân hàng và khách sạn” [12].

Nhằm gia tăng việc đào tạo tiếng Trung Quốc ở Campuchia, Trung Quốc đã cho thành lập Học viện Khổng Tử ở Campuchia. Việc thành lập Học viện Khổng tử đã đánh dấu sự gia tăng mạnh mẽ ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc ở Campuchia. Trung Quốc còn giúp đào tạo nhân tài cho Campuchia về các lĩnh vực ngoại giao, tài chính, giáo dục, nông nghiệp, thương mại, công nghiệp, giao thông, y tế... Bên cạnh đó, một yếu tố không kém phần quan trọng, đó là việc các công ty Trung Quốc ở Campuchia khá phụ thuộc vào cộng đồng người Campuchia gốc Hoa từ nhân viên kế toán đến quản lý; tăng sức hút lao động, việc làm cho con em người Campuchia gốc Hoa và tạo lợi thế hơn so với người Campuchia có nguồn gốc từ các dân tộc khác [15]

Trung Quốc muốn thúc đẩy hình ảnh nước này là quê hương của văn hóa Trung Hoa truyền thống. Đặc biệt khi các khoản đầu tư, viện trợ của Trung Quốc cho Campuchia ngày càng nhiều thì sự quan tâm của Chính phủ Campuchia đối với đời sống tinh thần của cộng đồng người Hoa lại càng lớn [19,tr.82]. Các China Town (phố người Hoa/ khu Hoa kiều) xuất hiện ngày càng nhiều. Phía Trung Quốc sẽ gia tăng nhiều hơn nữa cơ hội cho thanh, thiếu niên Campuchia đến Trung Quốc du học, qua đó, có thể sử dụng đối tượng này phục vụ ý đồ tác động, gây ảnh hưởng đến thế hệ tương lai sau này của Campuchia [10,tr.186]

2.4.2 Đối với lĩnh vực du lịch

Quan hệ kinh tế song phương và du lịch có tác dụng tương hỗ lẫn nhau, sự gia tăng quan hệ kinh tế là một trong những nhân tố kích thích sự phát triển của du lịch, nhiều thương nhân Trung Quốc đến Campuchia để tìm hiểu thị trường và cơ hội đầu tư kinh doanh. Tháng 1 năm 2018, trong chuyến đi đến thủ đô

Phnom Penh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã thảo luận với ông Hun Sen về kế hoạch tăng lượng du khách Trung Quốc tới Campuchia. Việc thúc đẩy ngành du lịch là một kênh quan trọng để củng cố sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc tại Campuchia. Đối với Trung Quốc, sự chủ động tích cực trong hợp tác du lịch dường như không chỉ tạo nên tình huống hai bên cùng có lợi mà điều quan trọng hơn là sự gia tăng sức hấp dẫn của nước này ngày càng được khẳng định [19,tr.79].

Ở Campuchia, sự phát triển du lịch đã không dừng lại ở việc tạo dựng vị thế cho cộng đồng người Hoa ở đây mà nó còn cho thấy một khả năng rất lớn về nguồn thu cho ngân sách Campuchia. Du lịch trở thành một trong các ngành kinh tế trọng điểm của nền kinh tế nước này. Theo thống kê, năm 2017 đã có hơn 635.000 lượt khách Trung Quốc đến Campuchia, chiếm 20% tổng số du khách đến đất nước Chùa Tháp. Hơn 1,27 triệu du khách Trung Quốc đã đổ tới Campuchia trong 8 tháng đầu năm 2018, tăng 72% so với cùng kỳ năm 2017. Năm 2019 số lượng du khách Trung Quốc đến Campuchia có mức tăng đột biến với khoảng 1,2 triệu người, tăng 38% so với nửa đầu năm 2018[27].

Nhằm gia tăng việc thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Campuchia, Chính phủ nước này đã đưa ra Chiến lược thị trường thu hút khách du lịch Trung Quốc. Đồng thời, Campuchia chấp nhận thanh toán bằng nhân dân tệ nhằm thu hút thêm du khách Trung Quốc, với mục tiêu đặt ra đến năm 2020 thu hút khoảng 2 triệu lượt khách Trung Quốc [14,tr.36][18]. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ Campuchia đã tích cực cải thiện môi trường du lịch, nâng cao sản phẩm và chất lượng du lịch, mở thêm nhiều các chuyến bay trực tiếp, sử dụng cả 3 ngôn ngữ là tiếng Campuchia, tiếng Trung Quốc và tiếng Anh trong các khách sạn, nhà hàng, điểm du lịch, các trang mạng du lịch và trong sách hướng dẫn du

lịch, nâng cao chất lượng các món ăn Trung Quốc, tìm hiểu về thị hiếu của người Trung Quốc [18].

Tuy nhiên, làn sóng các nhà đầu tư và du khách Trung Quốc đang đẩy nhiều cơ sở kinh doanh du lịch của Campuchia vào tình cảnh khó khăn. Số lượng khách du lịch Trung Quốc đổ tới Sihanoukville, thành phố vốn chỉ có 90.000 dân, tăng gấp đôi trong vòng hai năm 2016 và 2017. Mọi nhà hàng, khách sạn, ngân hàng, cửa hàng mua sắm miễn thuế, siêu thị và ngân hàng ở Sihanoukville đều trưng biển hiệu viết bằng tiếng Trung Quốc. Thành phố tăng trưởng "nóng" khiến không ít doanh nghiệp địa phương bất mãn. Giá phòng khách sạn tăng vọt, theo một số người là vượt quá sức chi trả của đa số người Campuchia, khiến số lượng du khách nội địa đến thành phố này sụt giảm mạnh. Theo một báo cáo gần đây của giới chức tỉnh Sihanoukville, các công dân Trung Quốc hiện nay sở hữu tới hơn 90% doanh nghiệp ở Sihanoukville, bao gồm các cơ sở như khách sạn, sòng bạc, nhà hàng và tiệm mát-xa, điều này khiến người bản xứ lo ngại về việc Trung Quốc ngự trị nền kinh tế địa phương.

Thực tế nhiều người Campuchia có xu hướng tránh tới Sihanoukville – vốn từng là điểm đến phổ biến của du khách địa phương, do họ đều nhìn nhận nơi đây đã trở thành một cộng đồng của người Trung Quốc. Cũng theo số lượng của Bộ Du lịch Campuchia, số người Campuchia thăm Sihanoukville năm 2018 đã giảm 13,5%. Dân du lịch Campuchia giờ chuyển hướng sang Kampot, Siem Reap và Ratanakiri [27].

2.4.3 Giao lưu nhân dân

Tổng Hội người Hoa có sự chỉ đạo của Trung Quốc (Ủy ban Kiều vụ trung ương) và Đại sứ quán Trung Quốc tại Phnompenh, quan hệ mật thiết thường xuyên với cả chính quyền của Thủ tướng Hun Sen, làm cầu nối giữa Chính quyền sở tại với cộng đồng người Hoa. Tổng Hội người Hoa còn tham gia nhiều

hoạt động xã hội tại Campuchia như cứu trợ cứu nạn, xóa đói giảm nghèo, tham gia tu sửa chùa chiền, hội quán ở Phnompenh. Khoảng trên 90% người Hoa ở Campuchia đã vào quốc tịch Campuchia, dễ dàng hòa nhập vào xã hội Campuchia; 80% người Hoa ở Campuchia làm thương mại; Người Hoa chỉ chiếm khoảng 5% dân số Campuchia nhưng hầu như khống chế đến 80% nền kinh tế Campuchia, tỉ lệ này có thể sẽ giảm dần cùng với sự gia tăng của các thành phần kinh tế bản địa nhưng người Hoa vẫn chiếm vị trí quan trọng lâu dài trong nền kinh tế Campuchia. Người Hoa ở Campuchia hiện nay hoàn toàn được bảo đảm về mặt luật pháp, lực lượng kinh tế hùng hậu, cắm rễ sâu trong xã hội Campuchia, có quan hệ tốt đẹp với chính quyền, rất có điều kiện để phát triển trở thành một cộng đồng ngoại kiều mạnh bậc nhất tại Campuchia [13,tr.96].

Để tạo dựng vị thế tại Campuchia, người Hoa ở đây đã không ngừng tăng cường hoàn thiện cơ cấu tổ chức xã hội và thúc đẩy cho sự phát triển của nền văn hóa truyền thống Trung Hoa. Những hội quán người Hoa vừa mang tính chất đồng hương, vừa mang tính chất thân tộc lần lượt ra đời và phát triển. Là “đồng minh thân cận” của Trung Quốc, Campuchia đã sớm trở thành thị trường tiêu thụ lớn của nước này, đặc biệt là các loại hàng hóa giá rẻ. Vì vậy, cùng với sự phổ biến các lợi ích của Trung Quốc tại Campuchia thì không chỉ người dân Campuchia mà bản thân một số giới chức trong chính phủ Campuchia cũng không tránh khỏi những nghi ngại về tốc độ “Hán hóa” ngày càng mạnh mẽ và gánh nặng nợ nần để lại cho các thế hệ tương lai Campuchia.

Tiểu kết chương 2

Quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc-Campuchia trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI đã đạt được nhiều thành tựu về mọi mặt, góp phần thúc đẩy nền kinh tế- an ninh- quốc phòng phát triển đồng thời đảm bảo lợi ích của cả hai bên.

Những khoảng đầu tư, viện trợ mang tính chất không ràng buộc của Trung Quốc dành cho Campuchia nhưng lại chi phối về chính trị và kinh tế của Campuchia.

Cùng với các hoạt động thúc đẩy cho sự giao lưu, hợp tác, phát triển kinh tế, cả Trung Quốc và Campuchia đang không ngừng thúc đẩy quá trình giao lưu mở rộng ảnh hưởng trên lĩnh vực văn hóa – xã hội. Là một cường quốc của châu Á và đang trong thời kỳ trỗi dậy mạnh mẽ, Trung Quốc đang cố gắng tạo vị thế và sức ảnh hưởng của mình. Đồng thời, gia tăng “sức mạnh mềm” được Trung Quốc sử dụng như chiêu bài hữu hiệu cho việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của một đất nước Trung Hoa văn minh, hùng cường và yêu chuộng hòa bình.Việc Trung Quốc đầu tư, viện trợ cho Campuchia đã giúp cho nền kinh tế nước này phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, việc khai thác bừa bãi khoáng sản, rừng, nông nghiệp và thủy điện đã gây tổn hại đến nguồn tài nguyên của Campuchia.

Trong tương lai mối quan hệ giữa hai nước sẽ càng khắn khít hơn nữa khi mà Trung Quốc cần Campuchia để mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á và Campuchia vẫn cần những khoản viện trợ của Trung Quốc để tăng cường phát triển đất nước nên việc tạo ra một môi trường hòa bình, hợp tác, đôi bên cùng có lợi là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước vươn lên một tầm cao mới.

CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ TRUNG QUỐC – CAMPUCHIA GIAI ĐOẠN 2013-2020

3.1 Tác động của quan hệ Trung Quốc – Campuchia

3.1.1 Tác động tới Trung Quốc và Campuchia

Việc gia tăng quan hệ hữu nghị Trung Quốc – Campuchia trong thời gian vừa qua là điều tất yếu trong xu thế phát triển của thế giới ngày nay. Để đảm bảo

Một phần của tài liệu XHNV KLTN QUAN hệ TRUNG QUỐC – CAMPUCHIA từ năm 2013 đến hết năm 2020 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w