Giao lưu nhân dân

Một phần của tài liệu XHNV KLTN QUAN hệ TRUNG QUỐC – CAMPUCHIA từ năm 2013 đến hết năm 2020 (Trang 55 - 58)

6. Cấu trúc khóa luận

2.4.3 Giao lưu nhân dân

Tổng Hội người Hoa có sự chỉ đạo của Trung Quốc (Ủy ban Kiều vụ trung ương) và Đại sứ quán Trung Quốc tại Phnompenh, quan hệ mật thiết thường xuyên với cả chính quyền của Thủ tướng Hun Sen, làm cầu nối giữa Chính quyền sở tại với cộng đồng người Hoa. Tổng Hội người Hoa còn tham gia nhiều

hoạt động xã hội tại Campuchia như cứu trợ cứu nạn, xóa đói giảm nghèo, tham gia tu sửa chùa chiền, hội quán ở Phnompenh. Khoảng trên 90% người Hoa ở Campuchia đã vào quốc tịch Campuchia, dễ dàng hòa nhập vào xã hội Campuchia; 80% người Hoa ở Campuchia làm thương mại; Người Hoa chỉ chiếm khoảng 5% dân số Campuchia nhưng hầu như khống chế đến 80% nền kinh tế Campuchia, tỉ lệ này có thể sẽ giảm dần cùng với sự gia tăng của các thành phần kinh tế bản địa nhưng người Hoa vẫn chiếm vị trí quan trọng lâu dài trong nền kinh tế Campuchia. Người Hoa ở Campuchia hiện nay hoàn toàn được bảo đảm về mặt luật pháp, lực lượng kinh tế hùng hậu, cắm rễ sâu trong xã hội Campuchia, có quan hệ tốt đẹp với chính quyền, rất có điều kiện để phát triển trở thành một cộng đồng ngoại kiều mạnh bậc nhất tại Campuchia [13,tr.96].

Để tạo dựng vị thế tại Campuchia, người Hoa ở đây đã không ngừng tăng cường hoàn thiện cơ cấu tổ chức xã hội và thúc đẩy cho sự phát triển của nền văn hóa truyền thống Trung Hoa. Những hội quán người Hoa vừa mang tính chất đồng hương, vừa mang tính chất thân tộc lần lượt ra đời và phát triển. Là “đồng minh thân cận” của Trung Quốc, Campuchia đã sớm trở thành thị trường tiêu thụ lớn của nước này, đặc biệt là các loại hàng hóa giá rẻ. Vì vậy, cùng với sự phổ biến các lợi ích của Trung Quốc tại Campuchia thì không chỉ người dân Campuchia mà bản thân một số giới chức trong chính phủ Campuchia cũng không tránh khỏi những nghi ngại về tốc độ “Hán hóa” ngày càng mạnh mẽ và gánh nặng nợ nần để lại cho các thế hệ tương lai Campuchia.

Tiểu kết chương 2

Quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc-Campuchia trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI đã đạt được nhiều thành tựu về mọi mặt, góp phần thúc đẩy nền kinh tế- an ninh- quốc phòng phát triển đồng thời đảm bảo lợi ích của cả hai bên.

Những khoảng đầu tư, viện trợ mang tính chất không ràng buộc của Trung Quốc dành cho Campuchia nhưng lại chi phối về chính trị và kinh tế của Campuchia.

Cùng với các hoạt động thúc đẩy cho sự giao lưu, hợp tác, phát triển kinh tế, cả Trung Quốc và Campuchia đang không ngừng thúc đẩy quá trình giao lưu mở rộng ảnh hưởng trên lĩnh vực văn hóa – xã hội. Là một cường quốc của châu Á và đang trong thời kỳ trỗi dậy mạnh mẽ, Trung Quốc đang cố gắng tạo vị thế và sức ảnh hưởng của mình. Đồng thời, gia tăng “sức mạnh mềm” được Trung Quốc sử dụng như chiêu bài hữu hiệu cho việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của một đất nước Trung Hoa văn minh, hùng cường và yêu chuộng hòa bình.Việc Trung Quốc đầu tư, viện trợ cho Campuchia đã giúp cho nền kinh tế nước này phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, việc khai thác bừa bãi khoáng sản, rừng, nông nghiệp và thủy điện đã gây tổn hại đến nguồn tài nguyên của Campuchia.

Trong tương lai mối quan hệ giữa hai nước sẽ càng khắn khít hơn nữa khi mà Trung Quốc cần Campuchia để mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á và Campuchia vẫn cần những khoản viện trợ của Trung Quốc để tăng cường phát triển đất nước nên việc tạo ra một môi trường hòa bình, hợp tác, đôi bên cùng có lợi là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước vươn lên một tầm cao mới.

CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ TRUNG QUỐC – CAMPUCHIA GIAI ĐOẠN 2013-2020

Một phần của tài liệu XHNV KLTN QUAN hệ TRUNG QUỐC – CAMPUCHIA từ năm 2013 đến hết năm 2020 (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w