Đối với lĩnh vực du lịch

Một phần của tài liệu XHNV KLTN QUAN hệ TRUNG QUỐC – CAMPUCHIA từ năm 2013 đến hết năm 2020 (Trang 53 - 55)

6. Cấu trúc khóa luận

2.4.2 Đối với lĩnh vực du lịch

Quan hệ kinh tế song phương và du lịch có tác dụng tương hỗ lẫn nhau, sự gia tăng quan hệ kinh tế là một trong những nhân tố kích thích sự phát triển của du lịch, nhiều thương nhân Trung Quốc đến Campuchia để tìm hiểu thị trường và cơ hội đầu tư kinh doanh. Tháng 1 năm 2018, trong chuyến đi đến thủ đô

Phnom Penh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã thảo luận với ông Hun Sen về kế hoạch tăng lượng du khách Trung Quốc tới Campuchia. Việc thúc đẩy ngành du lịch là một kênh quan trọng để củng cố sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc tại Campuchia. Đối với Trung Quốc, sự chủ động tích cực trong hợp tác du lịch dường như không chỉ tạo nên tình huống hai bên cùng có lợi mà điều quan trọng hơn là sự gia tăng sức hấp dẫn của nước này ngày càng được khẳng định [19,tr.79].

Ở Campuchia, sự phát triển du lịch đã không dừng lại ở việc tạo dựng vị thế cho cộng đồng người Hoa ở đây mà nó còn cho thấy một khả năng rất lớn về nguồn thu cho ngân sách Campuchia. Du lịch trở thành một trong các ngành kinh tế trọng điểm của nền kinh tế nước này. Theo thống kê, năm 2017 đã có hơn 635.000 lượt khách Trung Quốc đến Campuchia, chiếm 20% tổng số du khách đến đất nước Chùa Tháp. Hơn 1,27 triệu du khách Trung Quốc đã đổ tới Campuchia trong 8 tháng đầu năm 2018, tăng 72% so với cùng kỳ năm 2017. Năm 2019 số lượng du khách Trung Quốc đến Campuchia có mức tăng đột biến với khoảng 1,2 triệu người, tăng 38% so với nửa đầu năm 2018[27].

Nhằm gia tăng việc thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Campuchia, Chính phủ nước này đã đưa ra Chiến lược thị trường thu hút khách du lịch Trung Quốc. Đồng thời, Campuchia chấp nhận thanh toán bằng nhân dân tệ nhằm thu hút thêm du khách Trung Quốc, với mục tiêu đặt ra đến năm 2020 thu hút khoảng 2 triệu lượt khách Trung Quốc [14,tr.36][18]. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ Campuchia đã tích cực cải thiện môi trường du lịch, nâng cao sản phẩm và chất lượng du lịch, mở thêm nhiều các chuyến bay trực tiếp, sử dụng cả 3 ngôn ngữ là tiếng Campuchia, tiếng Trung Quốc và tiếng Anh trong các khách sạn, nhà hàng, điểm du lịch, các trang mạng du lịch và trong sách hướng dẫn du

lịch, nâng cao chất lượng các món ăn Trung Quốc, tìm hiểu về thị hiếu của người Trung Quốc [18].

Tuy nhiên, làn sóng các nhà đầu tư và du khách Trung Quốc đang đẩy nhiều cơ sở kinh doanh du lịch của Campuchia vào tình cảnh khó khăn. Số lượng khách du lịch Trung Quốc đổ tới Sihanoukville, thành phố vốn chỉ có 90.000 dân, tăng gấp đôi trong vòng hai năm 2016 và 2017. Mọi nhà hàng, khách sạn, ngân hàng, cửa hàng mua sắm miễn thuế, siêu thị và ngân hàng ở Sihanoukville đều trưng biển hiệu viết bằng tiếng Trung Quốc. Thành phố tăng trưởng "nóng" khiến không ít doanh nghiệp địa phương bất mãn. Giá phòng khách sạn tăng vọt, theo một số người là vượt quá sức chi trả của đa số người Campuchia, khiến số lượng du khách nội địa đến thành phố này sụt giảm mạnh. Theo một báo cáo gần đây của giới chức tỉnh Sihanoukville, các công dân Trung Quốc hiện nay sở hữu tới hơn 90% doanh nghiệp ở Sihanoukville, bao gồm các cơ sở như khách sạn, sòng bạc, nhà hàng và tiệm mát-xa, điều này khiến người bản xứ lo ngại về việc Trung Quốc ngự trị nền kinh tế địa phương.

Thực tế nhiều người Campuchia có xu hướng tránh tới Sihanoukville – vốn từng là điểm đến phổ biến của du khách địa phương, do họ đều nhìn nhận nơi đây đã trở thành một cộng đồng của người Trung Quốc. Cũng theo số lượng của Bộ Du lịch Campuchia, số người Campuchia thăm Sihanoukville năm 2018 đã giảm 13,5%. Dân du lịch Campuchia giờ chuyển hướng sang Kampot, Siem Reap và Ratanakiri [27].

Một phần của tài liệu XHNV KLTN QUAN hệ TRUNG QUỐC – CAMPUCHIA từ năm 2013 đến hết năm 2020 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w