6. Cấu trúc khóa luận
3.2.1 Khuyến nghị về đối sách trong lĩnh vực chính trị an ninh
Củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, cùng có lợi với Trung Quốc là phù hợp với lợi ích trước mắt và lâu dài của Việt Nam, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc cần được đặt ở vị trí hàng đầu trong chính sách Ngoại giao của Việt Nam. Phát triển quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ có tác dụng hạn chế mặt tiêu cực trong chính sách của Hun Sen đối với Việt Nam. Cần nghiên cứu bổ sung cho chiến lược thúc đẩy quan hệ Việt-Trung phù hợp hơn với bối cảnh quốc tế mới.
Bộ Ngoại giao hai nước Việt Nam- Trung Quốc sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tham mưu Lãnh đạo hai nước tăng cường trao đổi và tiếp xúc, thúc đẩy giao lưu hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước trong thời kỳ mới, giữa các cấp, các ngành, các địa phương, các tầng lớp nhân dân; đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại cũng như thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực mà hai bên còn nhiều tiềm năng, nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án giao thông kết nối hai nước; tăng cường trao đổi, điều phối ủng hộ nhau trong vấn đề đa phương và tham gia các thể chế, tổ chức đa phương.
Việt Nam cần ủng hộ một cách thiết thực để CPP và Hun Sen tiếp tục cầm quyền tại Campuchia; Việt Nam nên chủ động nêu sáng kiến, ý tưởng trong phối hợp với Trung Quốc ủng hộ CPP và Hun Sen lãnh đạo đất nước với đường lối đối ngoại thuận lợi giúp Trung Quốc triển khai các sáng kiến, chiến lược ở khu
vực. Mặt khác, Việt Nam cũng cần tính toán đến quan hệ với các lực lượng chính trị và xã hội khác ở Campuchia một cách thích hợp.
Cần có phương án cụ thể để khi điều kiện chín muồi, Việt Nam chủ động đàm phán với Campuchia về phân định biên giới biển Việt Nam-Campuchia, tránh các tác động tiêu cực từ bên ngoài. Mặt khác, cần rà soát lại các vấn đề có thể nảy sinh trên biên giới trên bộ, chủ động có biện pháp xử lý khi có tình huống xảy ra.