Về văn hóa, giáo dục

Một phần của tài liệu XHNV KLTN QUAN hệ TRUNG QUỐC – CAMPUCHIA từ năm 2013 đến hết năm 2020 (Trang 52 - 53)

6. Cấu trúc khóa luận

2.4.1 Về văn hóa, giáo dục

Tổng Hội người Hoa tại Campuchia, thành lập 26/12/1990, là tổ chức đoàn thể người Hoa cao nhất. Các hoạt động trao đổi về con người, giao lưu văn hóa giữa hai bên được thúc đẩy hơn. Sự tăng vọt về quan hệ kinh tế giữa hai nước, nhất là việc Trung Quốc ngày càng chiếm ưu thế trong các dự án đầu tư ở Campuchia, khiến cho nhu cầu học tiếng Trung Quốc của thanh niên Campuchia ngày càng gia tăng, tạo “cơn sốt tiếng Trung Quốc”, góp phần tạo dựng ảnh hưởng ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc ở Campuchia. [13,tr.96].

Cộng đồng người Hoa tại Campuchia thật sự đã trở thành một lực lượng kinh tế, lực lượng chính trị và là một công cụ mở rộng sức mạnh mềm Trung Hoa tại Campuchia; chiến lược văn hóa vốn được Trung Quốc coi là “tư tưởng, mục tiêu, phương thức và hướng chỉ đạo cơ bản nhằm truyền bá và phát triển văn hóa dân tộc”[28]. Với quan hệ thân thiện giữa Chính phủ hai nước, Trung Quốc rất có điều kiện để chăm sóc, phát triển Cộng đồng người Hoa tại Campuchia. Vì vậy, với đội ngũ người Hoa hùng hậu (khoảng hơn 700.000 người), tiếng Hoa ngày càng được sử dụng rộng rãi, việc trao đổi về con người giữa hai bên cũng được thúc đẩy vv... Chính phủ Trung Quốc đã tích cực hỗ trợ về giáo dục cho Campuchia bao gồm: cung cấp một phần tài chính cho việc xây dựng trường lớp, tác động đến chính phủ Campuchia nhằm xây dựng lại các trường học tiếng Hoa, in ấn sách giáo khoa kết hợp với lịch sử và địa lý Campuchia tại trường Đại học Tế Nam Trung Quốc. [18]

Mặt khác, theo như ông Gua Fa, giáo viên phụ trách nhân lực trường tiếng Hoa Minh Hoa ở Campuchia (Ming Fa Chinese School) thì, “trước đây có rất nhiều học sinh đến đây học tiếng Anh, hiện nay thì tấp nập đi học tiếng Trung

Quốc, học sinh hy vọng rằng biết tiếng Trung sẽ giúp họ tìm được việc làm dễ dàng hơn, ví dụ như là hướng dẫn viên du lịch, phiên dịch tiếng Trung Quốc hoặc làm trong các ngân hàng và khách sạn” [12].

Nhằm gia tăng việc đào tạo tiếng Trung Quốc ở Campuchia, Trung Quốc đã cho thành lập Học viện Khổng Tử ở Campuchia. Việc thành lập Học viện Khổng tử đã đánh dấu sự gia tăng mạnh mẽ ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc ở Campuchia. Trung Quốc còn giúp đào tạo nhân tài cho Campuchia về các lĩnh vực ngoại giao, tài chính, giáo dục, nông nghiệp, thương mại, công nghiệp, giao thông, y tế... Bên cạnh đó, một yếu tố không kém phần quan trọng, đó là việc các công ty Trung Quốc ở Campuchia khá phụ thuộc vào cộng đồng người Campuchia gốc Hoa từ nhân viên kế toán đến quản lý; tăng sức hút lao động, việc làm cho con em người Campuchia gốc Hoa và tạo lợi thế hơn so với người Campuchia có nguồn gốc từ các dân tộc khác [15]

Trung Quốc muốn thúc đẩy hình ảnh nước này là quê hương của văn hóa Trung Hoa truyền thống. Đặc biệt khi các khoản đầu tư, viện trợ của Trung Quốc cho Campuchia ngày càng nhiều thì sự quan tâm của Chính phủ Campuchia đối với đời sống tinh thần của cộng đồng người Hoa lại càng lớn [19,tr.82]. Các China Town (phố người Hoa/ khu Hoa kiều) xuất hiện ngày càng nhiều. Phía Trung Quốc sẽ gia tăng nhiều hơn nữa cơ hội cho thanh, thiếu niên Campuchia đến Trung Quốc du học, qua đó, có thể sử dụng đối tượng này phục vụ ý đồ tác động, gây ảnh hưởng đến thế hệ tương lai sau này của Campuchia [10,tr.186]

Một phần của tài liệu XHNV KLTN QUAN hệ TRUNG QUỐC – CAMPUCHIA từ năm 2013 đến hết năm 2020 (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w