Tác động tới nội bộ ASEAN

Một phần của tài liệu XHNV KLTN QUAN hệ TRUNG QUỐC – CAMPUCHIA từ năm 2013 đến hết năm 2020 (Trang 61 - 63)

6. Cấu trúc khóa luận

3.1.2.2 Tác động tới nội bộ ASEAN

Chính sách của Trung Quốc và sự câu kết Trung Quốc - Campuchia, đặc biệt là trong vấn đề Biển Đông, đang và sẽ tiếp tục chia rẽ nội bộ ASEAN, làm

cho ASEAN khó, nếu không nói là không thể đi đến “đồng thuận” trong vấn đề Biển Đông và trong nhiều vấn đề liên quan khác. Sự bất đồng trong nội bộ ASEAN sẽ tạo lợi thế lâu dài cho Trung Quốc, kể cả trong quá trình đi đến COC và thực hiện COC sau này.

Trung Quốc ra sức tìm kiếm những tiếng nói có lợi cho lập trường của họ về vấn đề chủ quyền ở Biển Đông trong ASEAN. Trung Quốc đã dùng thủ đoạn “Ngoại giao ký séc” để đạt mục tiêu này. Cứ mỗi lần sắp họp Hội nghị Ngoại trưởng hoặc Hội nghị cấp cao ASEAN là Trung Quốc cử ngay đoàn cấp cao đến thăm nước chủ tịch ASEAN đăng cai hội nghị, vừa thuyết phục, vừa “ký séc” nhằm ngăn chặn việc đưa vấn đề Biển Đông ra thảo luận hoặc đưa vào các văn bản hội nghị, nhất là trong Tuyên bố chung của ASEAN. Thành công nhất của Trung Quốc là trong trường hợp Campuchia làm chủ tịch ASEAN vào năm 2012 và 2016 [53].

Bên cạnh đó, Trung Quốc có điều kiện sử dụng Campuchia để can thiệp vào nội bộ ASEAN nhằm đảm bảo lợi ích; thông qua Campuchia Trung Quốc có thể “trung lập hóa”, ngăn chặn sự thống nhất của ASEAN và không để hình thành liên minh quân sự trong khối. Tác giả Paul Marks đã đánh giá: “Nếu như Trung Quốc có thể duy trì một ASEAN chia rẽ thì họ có thể ngăn cản một sự đồng thuận an ninh chống Trung Quốc và nước này đang theo đuổi quan hệ với Myanmar, Campuchia và Indonesia với mục tiêu chắc hẳn như vậy”

Gần đây nhất, ngày 07/5/2015, Campuchia lại lên tiếng “khuyên” ASEAN nên đứng ngoài tranh chấp Biển Đông và để vấn đề nhạy cảm đó cho các quốc gia liên quan trực tiếp tự giải quyết với nhau. Chưa hết, ngày 03/6/2015, Campuchia còn “song ca” cùng Trung quốc khi chỉ trích các tuyên bố của Mỹ phản đối hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông. Những hành động của Campuchia đã tạo ra những lực cản trong tiến trình tiến tới Cộng

đồng ASEAN vào cuối năm 2015, cũng như uy tín của ASEAN trên trường quốc tế… [13,tr.133]

Với sự giúp đỡ của Trung Quốc, nền kinh tế Campuchia đã phát triển nhanh, đời sống của nhân dân được cải thiện hơn. Trung Quốc quyết tâm biến Campuchia trở thành “kiểu mẫu” thành công khi hợp tác với Trung Quốc, lấy đó làm gương thu hút các nước khác trong khu vực hướng về Trung Quốc. Trên thực tế, Philippines, Lào, Thái Lan… đang theo chiều hướng này. Cách để Trung Quốc sử dụng công cụ kinh tế tác động vào đường lối chính trị theo hướng có lợi cho Trung Quốc tại khu vực sẽ được mở rộng. Với những lợi ích mà Trung Quốc đã đem lại cho Campuchia thông qua phát triển quan hệ Trung Quốc- Campuchia, nhiều nước ASEAN phải tính toán lại chính sách của mình đối với cường quốc này.

Như vậy, với những nỗ lực của Hiệp hội cũng như của các quốc gia thành viên nhằm xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định, trung lập. ASEAN cần nâng cao vị thế và vai trò trung tâm trong hợp tác khu vực và dần trở thành đối tác quan trọng trong chính sách ngoại giao khu vực của các thực thể kinh tế, chính trị trên thế giới.

Một phần của tài liệu XHNV KLTN QUAN hệ TRUNG QUỐC – CAMPUCHIA từ năm 2013 đến hết năm 2020 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w