Tình hình chính trị, kinh tế-xã hội Campuchia khi bước vào thập niên thứ

Một phần của tài liệu XHNV KLTN QUAN hệ TRUNG QUỐC – CAMPUCHIA từ năm 2013 đến hết năm 2020 (Trang 31 - 32)

6. Cấu trúc khóa luận

1.3.1 Tình hình chính trị, kinh tế-xã hội Campuchia khi bước vào thập niên thứ

thứ hai của thế kỷ XXI

Campuchia vốn là một nước nghèo nằm ở khu vực Đông Nam Á, lại bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh, nội chiến và bị cô lập trong nhiều năm. Sau khi chế độ quân chủ lập hiến được khôi phục qua tổng tuyển cử (1993), Campuchia đã bắt tay vào công cuộc hòa giải, hòa hợp dân tộc và tái thiết đất nước. Đồng thời có nhu cầu tái hòa nhập khu vực và thế giới nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các cường quốc để xây dựng phát triển đất nước.

Về chính trị, Campuchia duy trì chế độ dân chủ đa đảng thông qua các cuộc bầu cử dân chủ, tự do, nhưng thực tế Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) chiếm ưu thế trước các đảng phái khác trong việc xây dựng và củng cố lực lượng, mở rộng tầm ảnh hưởng đến các lĩnh vực của đời sống ở Campuchia. Trên cơ sở những khó khăn, mâu thuẫn trong nội bộ giữa các đảng phái chính trị, Campuchia hướng tới nhu cầu quan hệ hợp tác với các nước lớn, đặc biệt là nước lớn trong khu vực (như Trung Quốc) nhằm nhận được sự ủng hộ chính trị, cũng như giúp đỡ quốc gia non trẻ trong xây dựng phát triển kinh tế[13,tr.46].

Về kinh tế - xã hội, Phần lớn tăng trưởng kinh tế của Campuchia có dấu hiệu khả quan là nhờ giá trị xuất khẩu tăng thường xuyên, liên tục của ngành dệt may. Bước sang năm 2011, kinh tế Campuchia có sự phục hồi và phát triển. Thủ tướng Campuchia Hun Sen khẳng định, tăng trưởng GDP của Campuchia năm 2011 đạt khoảng 7%, tăng hơn so với mức dự đoán trước đó là 6,4% do sự phục hồi mạnh mẽ của các ngành kinh tế mũi nhọn (xuất khẩu hàng dệt may, du lịch, nông nghiệp và xây dựng) [19,tr.41]

Campuchia xuất khẩu các mặt hàng chủ chốt như may mặc, gạo, cao su, sản phẩm nông nghiệp đều tăng so với năm 2010 do nhu cầu trên thị trường thế

giới tăng cao. Các hiệp định thương mại mới mà Campuchia ký với các nước trong khu vực đang phát huy tác dụng và việc EU cho Campuchia hưởng thuế suất bằng 0 khi xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường này từ đầu năm 2011 đã tạo điều kiện cho mặt hàng này có tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường, nhất là các thị trường khó tính như EU [42]

Về vấn đề thu hút vốn đầu tư của Campuchia, theo Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC): cho đến tháng 10/2011, Campuchia đã thu hút được thêm 126 dự án đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, số vốn đăng ký lên tới 6 tỷ USD, tăng hơn 200 triệu USD so với cùng kỳ năm trước (5,8 tỷ USD)[42]. Hiện nay, với sự hỗ trợ từ bên ngoài, đặc biệt là tận dụng nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc nhằm tăng cường tiềm lực trong nước, Campuchia không ngừng đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở vật chất - hạ tầng nhằm hiện đại hóa đất nước. Campuchia tăng cường thúc đẩy cho sự phát triển của một số ngành mũi nhọn có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao như du lịch, dầu khí hay ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành điện.

Một phần của tài liệu XHNV KLTN QUAN hệ TRUNG QUỐC – CAMPUCHIA từ năm 2013 đến hết năm 2020 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w