Xác định mục tiêu chiêu thị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động chiêu thị sản phẩm sữa calosure tại chi nhánh công ty CP 3 sơn đà nẵng (2) (Trang 27 - 28)

Mục tiêu chiêu thị liên quan đến cái mà công ty cần đạt được bằng các chương trình chiêu thị.

Mục tiêu có thể là hiệu quả chiêu thị, có thể tạo sự nhận thức về sản phẩm hoặc thuộc tính lợi ích sản phẩm, tạo ấn tượng, hình ảnh phát triển thái độ ưa thích đối với sản phẩm, tạo sự quan tâm mua sản phẩm. Mục tiêu chiêu thị sẽ chỉ dẫn cho việc phát triển chiến lược chiêu thị cũng như triển khai các kế hoạch cụ thể của phối thức chiêu thị.

Khi thực hiện hoạt động chiêu thị, ta cần biết chính xác khán thính giả trọng điểm của mình đang ở vị trí nào trong quá trình sẵn sàng mua của họ

Hình 1.1: Mô hình 6 trạng thái của người mua

Biết: là mức độ và khả năng nhận biết sản phẩm, nhãn hiệu, tên gọi của

doanh nghiệp,… trong các khán thính giả

Hiểu: là sự nhận thức có mức độ đầy đủ, sâu sắc và tường tận hơn về hàng

hóa hoặc công ty.

Thích: thể hiện những cảm nghĩ, thiện chí của khán thính giả sau khi đã hiểu

biết về sản phẩm hoặc công ty.

Chuộng: đánh giá mức độ ưa chuộng sản phẩm so với các loại sản phẩm

cạnh tranh khác về chất lượng, giá cả, tính năng, tác dụng, dịch vụ,…

Tin: thể hiện một nhận định, kết luận đã được rút ra từ quá trình nhận thức

và cảm thụ về sản phẩm hoặc công ty. Niềm tin là cơ sở dẫn khách hàng đến quyết định mua

Mua: là bước cuối cùng và then chốt dẫn khách hàng từ nhận thức, cảm thụ

đi đến hành vi mua hàng, sử dụng hàng theo mong muốn và định hướng của nhà chiêu thị.

Thông thường người tiêu dùng có thể rơi vào bất cứ giai đoạn nào trong sáu giai đoạn của quá trình sẵn sàng của người mua. Ở các giai đoạn khác nhau của quá trình này, nhà chiêu thị sẽ đặt ra các mục tiêu chiêu thị thích hợp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động chiêu thị sản phẩm sữa calosure tại chi nhánh công ty CP 3 sơn đà nẵng (2) (Trang 27 - 28)

w