CÁC CƠ SỞ BAN ĐẦU HÌNH THÀNH GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động chiêu thị sản phẩm sữa calosure tại chi nhánh công ty CP 3 sơn đà nẵng (2) (Trang 90)

4.1.1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian đến

Trong nền kinh tế năng động, đầy biến đổi như hiện nay, mỗi doanh nghiệp phải tự tìm cho mình một con đường đi đúng đăn để mang lại nhứng hiệu quả kinh tế cao nhất có thể, đạt lợi nhuận chính đáng tối đa từ các hoạt động kinh doanh, chi nhánh công ty CP 3 Sơn Đà Nẵng cũng đã đang và sẽ không ngừng vươn lên, năng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, khẳng định được uy tín, vị thế của mình trên thương trường.

Định hướng phát triển chung:

 Đưa ra nhiều sản phẩm phù hợp cho các đối tượng khách hàng: Hiện tại công ty đã có rất nhiều loại sản phẩm đa dạng và phong phú về mẫu mã, lợi ích dinh dưỡng cũng như giá cả. Nhưng với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, cùng với sự khó tính của khách hàng trong lựa chọn sản phẩm, hiểu được được những nhu cầu đó thì trong tương lai gần công ty không ngừng thay đổi cũng như đưa ra nhiều sản phẩm mới và nhiều sự chọn lựa phù hợp hơn cho tất cả các khách hàng.

 Nỗ lực đưa ra chính sách tốt nhất cho người tiêu dùng và tập trung phát triển mạnh hệ thống tư vấn và chăm sóc khách hàng, kết hợp với các kế hoạch truyền thông tới cộng đồng: Công ty luôn dành cho người tiêu dùng những thỏa mãn hàng đầu, luôn lắng nghe những quan tâm, khuất mắt của người tiêu dùng và tư vấn cho họ những sự lựa chọn phù hợp nhất. Đặt mình vào vị trí, lo lắng của người tiêu dùng dể thấu hiểu và có nhiều chế độ ưu tiên hơn. Công ty sẽ không ngừng tạo ra những cuộc thăm hỏi để lấy ý kiến người tiêu dùng để có thể liên tục thay đổi và xây dựng những chính sách đối với người tiêu dùng càng ngày được tốt hơn thế nữa. Cụ thể là không ngừng đưa ra những chính sách khuyên mãi và chăm sóc người tiêu dùng chu đáo hơn.

 Đầu tư về chiều sâu cho mọi nguồn lực của công ty đặc biệt là nguồn lực con người: Củng cố và xây dựng bộ máy tham mưu giúp việc cho ban lãnh đạo đơn vị gọn nhẹ nhưng phải thực sự tinh nhuệ, đủ sức mạnh, trình độ chuyên môn vững vàng để đảm đương và hoàn thành các công việc thật sự chất lượng, hiệu quả. Đồng thời đảm bảo quyền lợi của các cổ đông, chú trọng phát triển quan hệ đối tác trên cở sở hai bên cùng có lợi. Ngoài ra còn nâng cáo thu nhập nhân viên, đưa ra nhiều chế độ chính sách đãi ngộ khuyến khích động viên cán bộ, nhân viên, tạo điều kiệ và môi trường làm việc năng động, sáng tạo để mỗi cá nhân có cơ hội tự phát triển, hoàn thiện, nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình hơn thế nữa. Thường xuyên gửi cán bộ công nhân viên đi tập huấn ngắn hạn, dài hạn để nâng cao chất lượng cán bộ, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ bán hàng.

 Tiếp tục mở rộng hệ thống bán hàng của công ty trên toàn quốc và những quốc gia lân cận: đầu tư vào hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh những đại lý lơn tại thị trường Tp Đà Nẵng thì mở rộng ra những khu vực các tỉnh lân cận có nhieeuuf tiềm năng phát triển như Huế và Quảng Nam.

 Lấy sự hài lòng của khách hàng là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của công ty, Công ty Cổ phần 3 Sơn luôn nỗ lực không ngừng để ngày càng hoàn thiện, trở thành đơn vị phân phối các sản phẩm dinh dưỡng hàng đầu tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Chúng tôi tin rằng mỗi nỗ lực dù nhỏ của từng nhân viên đều góp phần vào sự phát triển của cả công ty, và góp phần khẳng định vị trí của 3 Sơn trong lòng mỗi người tiêu dùng và đối tác.

4.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chiêu thị của công ty trong thờigian đến gian đến

4.1.2.1. Yếu tố văn hóa xã hội

Hoạt động chiêu thị dưới hình thức này hay hình thức khác đền trong phạm vi xã hội và từng xã hội lại có một nên văn hóa hướng dẫn cuộc sống hàng ngày của nó. Văn hóa là tất cả mọi thứ gắn liền với xu thế hành vi cơ bản của cong người từ lúc được sinh ra, lớn lên,... Những yêu tố của môi trường văn hóa phân tích ở đây

chỉ tập trung vào hệ thống giá trị, quan niệm về niềm tin, truyền thống vvaf các chuẩn mực hành vi, đây là các yếu tố có ảnh hưởng đến việc hình thành và đặc điểm của thị trường tiêu thụ. Khi phân tích môi trường văn hóa cho phép doanh nghiệp có thể hiểu biết ở những mức độ khác nhau về dối tượng phục vụ mình. Tiêu thức nghiên cứu đó là:

- Dân số hay số người hiện hữu trên thị trường. Thông qua tiêu thức này cho phép doanh nghiệp xác định được quy mô của nhu cầu và tính đa dạng của nhu cầu trong hiện tại và cả tương lai.

- Xu hướng vận động của dân số như tỷ lệ sinh tử, độ tuổi trung bình và các lớp già trẻ. Nắm được xu hướng vận động của dân số có thể được đánh giá được dạng của nhu cầu và sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đó.

- Sự dịch chuyển của dân cư và hướng cộng động trong thời gian đến cũng sẽ ảnh hưởng đến việc xác định thị trường và đặc điểm thị trường.

- Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu thụ. Yếu tố này liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu theo khả năng tài chính.

- Nghề nghiệp tầng lớp xã hội cũng là một trong những yếu tố quan trong ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách chiêu thị trong tương lai.

- Về yếu tố dân tộc, chủng tộc, sắc tộc và tôn giáo cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen tiêu dùng, đặc trung của mỗi thị tường, nó cũng gây khó khăn trong việc thực hiện hoạt động chiêu thị.

4.1.2.2. Yếu tố chính trị - pháp luật

Môi trường chính trị bao gồm các đường lối, chính sách của chính phủ, cấu trúc chính trị, hệ thống quản lý hành chính và môi trường pháp luật bao gồm các bộ luật và sự thể hiện của các quy định, có thể cản trở hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động chiêu thị. Ccá yếu tố thuộc môi trường này chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội thương mại và khả năng thực hiện mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Những yếu tố này trong tương lại thay đổi thì các chính sách hoạt động chiêu thị mỗi doanh nghiệp cũng thay đổi để phù hợp hơn. Phân tích môi trường chính trị, pháp luật giúp doanh nghiệp thích ứng tốt hơn với những thay đổi có lợi hoặc bất lợi của điều kiện chính trị cũng như mức độ hoàn thiện và thực thi pháp luật trong nền kinh tế.

Các yếu tố của môi trường chính trị pháp luật có thể kể đến:

- Quan điểm mục tiêu định hướng phát triển xã hội và nên kinh tế.

- Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các quan điểm, mục tiêu của Chính phủ và khả năng điều hành của Chính phủ.

- Mức độ ổn định chính trị , xã hội.

- Hệ thống luật pháp với mức độc hoàn thiện của nó và hiệu lực thực thi pháp luật trong đời sống kinh tế, xã hội.

4.1.2.3. Yếu tố cạnh tranh

Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thỏa mãn nhu cầu tốt hơn người đó sẽ thắng, sự tồn tại và phát triển. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn buộc các doanh nghiệp phải vươn lên vượt qua đối thủ của mình. Điều kiện để cạnh tranh và các thành phần tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh để vượt lên phía trước tạo ra môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp cần xác định cho mình một chiến lược cạnh tranh hoàn hảo, chiến lược cạnh tranh cần phản ánh được các yếu tố ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh bao quanh doanh nghiệp. Phân tích môi trường cạnh tranh là hết sức quan trọng, coi thường đối thủ, coi thường các điều kiện, yếu tố trong môi trường cạnh tranh dẫn đến thất bại là điều không thể tránh khỏi.

4.1.2.4. Yếu tố địa lý, sinh thái

Tham gia vào quá trình xác định cơ hội và khả năng khai thác cơ hội kinh doanh còn có các yếu tố thuộc môi trường địa lý, sinh thái. Các yếu tố địa lý sinh thái từ lâu đã được nghiên cứu xem xét để có kết luận về cách thức và hiệu quả kinh doanh. Các yếu tố môi trường sinh thái không chỉ liên quan đến vấn đề phát triển bền vững của một quốc gia mà còn liên quan lớn đến khả năng phát triển bền vững của từng doanh nghiệp. Ccá yếu tố thường nghiên cứu bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu thời tiết, tính chất mùa vụ, các vấn đề cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.

4.1.2.5. Yếu tố khách hàng

a. Nhu cầu khách hàng

Nhu cầu hàm chứa ba mức độ đó là: nhu cầu tự nhiên, nhu cầu mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán. Trong đó, nhu cầu tự nhiên phản ánh sự cần thiết của con người về một vật phẩm nào đó, nhu cầu này được hình thành do trạng thái ý thức thiếu hụt về một vật phẩm, dịch vụ cho tiêu dùng. Mỗi người có một trạng thái ý thức khác nhau, tuỳ thuộc vào nhu cầu sinh lý, môi trường giao tiếp xã hội và chính bản thân người đó. Còn nhu cầu mong muốn là nhu cầu tự nhiên của con người nhưng phù hợp với trình độ văn hóa và tính cách cá nhân. Mỗi người có một trình độ văn hóa và tính cách khác nhau nên nhu cầu mong muốn có dạng đặc thù khác nhau.

Tuy nhiên việc nghiên cứu nhu cầu khách hàng là nhằm xác định xem sản phẩm của mình có phù hợp với người tiêu dùng không cả về yếu tố xã hội, cá nhân và tình hình tài chính. Vì vậy, nhà quản trị phải nghiên cứu nhu cầu có khả năng thanh toán đây là nhu cầu tự nhiên và mong muốn phù hợp với khả năng mua của khách hàng.

Việc nghiên cứu nhu cầu khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh nói chung và kế hoạch, chính sách chiêu thị nói riêng. Căn cứ vào việc phân tích, tìm hiểu và phát hiện nhu cầu khách hàng các nhà quản trị có thể thiết lập được chính sách chiêu thị phù hợp và tổ chức thực hiện các hoạt động chiêu thị sao cho mọi nỗ lực của tất cả các bộ phận trong Công ty đều hướng về khách hàng, đảm bảo rằng sản phẩm bán ra phù hợp với thị hiếu và khả năng tài chính của người tiêu dùng, làm cho người tiêu dùng thoả mãn ở mức độ cao nhất có thể đạt được.

b. Hành vi mua của khách hàng

Hành vi mua hàng của khách hàng vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi người có một nhu cầu mua sắm riêng và vì thế hành vi mua sắm của khách hàng không hề giống nhau. Việc phân loại khách hàng thành các nhóm khác nhau là công việc vô cùng cần thiết cho doanh nghiệp. Nhận biết và đưa ra các phương án thích hợp với hành vi mua sắm của khách hàng giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng và nhờ đó mà thoả mãn tốt hơn nhu cầu của họ. Có nhiều cách phân loại khách

hàng khác nhau nhau nhưng đối với doanh nghiệp thương mại người ta thường phân khách hàng theo hai nhóm cơ bản Khách hàng là người tiêu thụ trung gian và khách hàng là người tiêu thụ cuối cùng.

4.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHIÊU THỊ TẠI CÔNG TY TRONG THỜI GIAN ĐẾN

4.2.1. Gỉai pháp 1: Xây dựng công cụ quảng cáo

4.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

- Người tiêu dùng hiểu được tác dụng của việc sử dụng sữa bột.

- Người tiêu dùng phân biệt được sự khác biệt về tác dụng giữa sữa đậu nành và sữa bột thông thường.

- Hình ảnh sữa CaloSure có được trên 80% người tiêu dùng biết đến và 40% có hành vi mua

- Nêu được điểm mạnh của sữa CaloSure là công nghệ tiên tiến lần đầu có mặt tại Việt Nam.

4.2.1.1. Cách thức thực hiện giải pháp

Hoạt động quảng cáo là hoạt động quan trọng trong quảng bá hình ảnh và sản phẩm của công ty đối với người tiêu dùng. Đây là một công cụ có hiệu quả mà rất nhiều doanh nghiệp đang áp dụng nhưng hiện tại công ty đang rất hạn chế ngân sách cũng như đầu tư cho công cụ này. Để hoạt động chiêu thị được hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn đã đưa ra giải pháp là sẽ hoàn thiện thêm hoạt động quảng cáo truyền hình. Bên cạnh đó, hoạt động quảng cáo cần tiếp cận các công cụ quảng cáo trực tuyến dể ứng dụng sự phát triển khoa học công nghệ nhất là công nghệ trực tuyến trong giai đoạn hiện nay.

a. Quảng cáo truyền hình:

Theo như kế hoạch chiêu thị ở trên chúng ta có thể thấy quảng cáo là công cụ mà công ty chưa sử dụng trong những năm qua. Nhưng công tác truyền thông quảng cáo lại đóng vai trò quan tronhj và cần thiết để giúp công ty tăng độ nhận biết sản phẩm, cũng như kích thích nhu cầu của người tiêu dùng với sản phẩm này. Thực hiện quảng cáo nhắc nhở người tiêu dùng cho dòng sản phẩm sữa bột CaloSure đã tồn tại trên thị trường.

Mục đích quảng cáo: Nhắc nhở khách hàng, củng cố lòng tin của khách hàng về sản phẩm, cũng như về thông điệp của công ty đó là “chung niềm tin- - cùng phát triển”

Nội dung chiến lược quảng cáo:

- TVC quảng cáo của dòng sản phẩm sữa bột CaloSure sẽ tập trung chủ yếu vào thể hiện chất lượng tuyệt hảo của nguyên liệu cộng với những lợi ích dinh dưỡng cần thiết. Sản phẩm được chiết xuất từ 100% nguyên liệu thiên nhiên đó là hạt đậu nàn, nó mang đến nguồn sức khỏe dồi dào mỗi ngày cho cả gia đình và phòng ngừa được những bệnh tim mạch mà về già chúng ta hay mắc phải...

- Nội dung: Sử dụng hình ảnh gia đình để nói lên thông điệp. Một gia đình thuận hòa thì họ luôn yêu thương nhau bằng tất cả những sự lo lắng chăm sóc nhau mỗi ngày.Vì vậy đoạn quảng cáo sẽ nói về gia đình khi ba mẹ vắng nhà chỉ còn cháu và ông bà thì người cháu mới thể hiện tình cảm với ông bà bằng cách pha cho họ mỗi người một cốc sữa để họ uống vì mỗi ngày cứ đến thời gian đó mẹ vẫn lamf như vậy…Đoạn quảng cáo sẽ kèm thêm một đoạn nhạc “mẹ đi vắng, mẹ đi vắng, con chăm ông và bà, ông cần năng lượng dinh dưỡng, bà cần năng lượng dinh dưỡng..” và kết thúc bằng câu câu cảm ơn và cái xoa đầu đến từ ông bà đối với người cháu.

- Kế hoạch thực hiện:

Thời gian Công cụ chiêu thị

Nội dung

Qúy

3,4/2017 Quảng cáo

- TVC quảng cáo sữa bột CaloSure. - Độ dài TVC 0:30s

- Slogan: “cho ngày mới thêm sức khỏe”.

- Phương tiện truyền thông: VTV8, QRT, TRT. - Khung thời gian phát sóng: 11h-12h, 17h30- 18h45.

- Thời gian quảng cáo: Quý 1: 30 TVC 0:30s

Quý 2: 20 TVC 0:15s và 5 TVC 0:15s. Quý 3, 4: 20 TVC 0:15s.

b. Quảng cáo bằng logo – banner:

Đây là hình thức khá phổ biến và cũng là cách quảng cáo trực tuyến hiệu quả nhất hiện nay. Quảng cáo bằng logo - banner tức là việc đặt logo hoặc banner quảng cáo của Công ty 3 Sơn và sản phẩm sữa bột CaloSure trên các website khác. Theo cách này, công ty sẽ đặt banner và logo quảng cáo của công ty trên một số trang web được phần lớn khách hàng mục tiêu quan tâm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động chiêu thị sản phẩm sữa calosure tại chi nhánh công ty CP 3 sơn đà nẵng (2) (Trang 90)

w