- Giám đốc: là người có quyền hạn cao nhất trong công ty, thực hiện tổ chức quản lý điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm mọi mặt trong sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phó giám đốc: là người trợ giúp cho giám đốc trong công việc quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất.
- Phòng hành chính - nhân sự: Đảm bảo công tác hành chính, quản lý nhân sự, sắp xếp bố trí lao động, đề bạt nâng lương, xây dựng nội quy… Xây dựng và tham gia vào các kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao tay nghề cho người lao động, theo dõi đánh giá lao động trong công ty.
- Phòng kế toán: Thực hiện việc quản lý tài chính, tín dụng, kế toán công ty, quản lý vốn và tài sản cố định, kiểm tra giám sát mọi hoạt động liên quan. Nội dung gồm: lập kế hoạch tài chính hàng tháng; lập kế hoạch đầu tư tín dụng ngắn hạn, trung hạn; xây dựng quy chế thanh toán nội bộ; thực hiện công tác quản lý sử dụng vốn; phối hợp các phòng chuyên môn khác để xây dựng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; theo dõi và quản lý tài sản của công ty.
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH PHÒNG MARKETIN G PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG KẾ TOÁN
- Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm quản lý tổng thể về các vấn đề kỹ thuật liên quan đến quá trình sản xuất để đảm bảo sản xuất đúng tiến độ theo kế hoạch và đặc biệt là chất lượng công trình theo thiết kế; thực hiện các hoạt động nghiên cứu, đổi mới, phát triển cần thiết; vận hành bố trí sắp xếp lao động phù hợp.
- Phòng kinh doanh: có trách nhiệm tham mưu, đề xuất, thực thi, quản lý, giám sát, đánh giá… toàn bộ chiến lược, chương trình kế hoạch và hoạt động marketing của công ty; phòng có trách nhiệm thu nhận các thông tin từ thị trường và trên cơ sở đó đưa ra các kế hoạch kinh doanh cụ thể cùng các đề nghị, khuyến cáo với các bộ phận thuộc các khối khác; chịu trách nhiệm tham mưu, đề xuất các chính sách thu hút khách hàng.
- Phòng marketing: là cầu nối giữa bên trong và bên ngoài, giữa sản phẩm và khách hàng. Nghiên cứu thị trường và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm hiểu của khách hàng. Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu. Khảo sát hành vi ứng sử của khách hàng tiềm năng. Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu,...
Như vậy, mỗi bộ phận chức năng trong công ty tuy thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng đều có mục đích chung là đảm bảo sao cho quá trình sản xuất và kinh doanh của công ty mang lại hiệu quả cao nhất, tiết kiệm được chi phí nhất. Do đó, đòi hỏi mỗi bộ phận thực hiện tốt chức năng của mình và tạo mối quan hệ thống nhất, đoàn kết phối hợp cùng nhau nâng cao hiệu quả kinh doanh.