Việc đo lường đói nghèo và bất bình đẳng đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế và ổn định chính trị. Việc đo lường chính xác sẽ giúp cho các quyết sách trở nên chính xác và toàn diện hơn vì các nhà hoạch định chính sách sẽ biết đặt trọng tâm ưu tiên cho nhóm người nghèo hay người giàu trong từng thời kỳ, nhằm hướng tới mục tiêu dài hạn.
Trước kia, các dữ liệu dùng để đo lường đói nghèo còn sơ khai thì chỉ có một số thước đo truyền thống về đói nghèo được sử dụng trong các công trình nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, các chỉ số này đều có nhược điểm đó là số liệu không được thu thập một cách thường xuyên, liên tục. Có thể kể đến một số chỉ số truyền thống được chọn làm biến đại diện cho đói nghèo dưới đây:
- Chỉ số tính theo đầu người (Headcount): từng là chỉ số được sử dụng phổ biến nhất để ước tính tỷ lệ đói nghèo. Chỉ số này đo lường tỷ lệ dân số được coi là nghèo. Mặc dù chỉ số được xây dựng một cách đơn giản và dễ hiểu, tuy nhiên, chỉ số không chỉ ra được độ sâu của đói nghèo. Nói cách khác, chỉ số không thể nắm bắt được mức độ thu nhập (hoặc chi tiêu) của cá nhân giảm xuống dưới mức nghèo khổ.
- Chỉ số khoảng cách đói nghèo: Khoảng cách đói nghèo là một tỷ lệ cho thấy mức độ thiếu hụt trung bình về thu nhập của người dân so với mức nghèo khổ hay mức thu nhập tối thiểu cần thiết để đảm bảo các nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại. Theo quan điểm của tác giả, chỉ số này cho biết số lượng tiền cần thiết cần được chuyển người nghèo để giúp họ thoát nghèo. Chính xác hơn, chỉ số này thể hiện chi phí tối thiểu để xóa đói giảm nghèo bằng các hỗ trợ tài chính. Tuy nhiên, chỉ số khoảng cách đói nghèo không tính đến sự khác biệt về mức độ nghiêm trọng đói nghèo giữa những người nghèo, và do đó có xu hướng bỏ qua sự bất bình đẳng giữa những người nghèo. Chỉ số khoảng cách đói nghèo có thể bổ sung cho chỉ số tính theo đầu người, nhưng vẫn không thể phản ánh một cách đầy đủ tỷ lệ đói nghèo ở một quốc gia.
- Đo lường nghèo tương đối: Có hai cách đo lường nghèo tương đối. Thứ nhất, đói nghèo tương đối được đo bằng phần trăm dân số có thu nhập ít hơn thu nhập trung
bình của đất nước. Ở các quốc gia phát triển, chỉ số đo lường nghèo tương đối này thường được sử dụng để tính mức nghèo. Trong trường hợp này, ngưỡng nghèo thường được đặt ở mức 50% thu nhập trung bình hộ gia đình của đất nước. Cụ thể, nghèo tương đối xảy ra khi hộ gia đình có thu nhập dưới mức 50% của thu nhập trung bình của các hộ gia đình. Thứ hai, ngưỡng nghèo tương đối được đo bằng bình quân thu nhập của 40% dân số nghèo nhất và/hoặc thu nhập bình quân của 10 hoặc 20% dân số nghèo nhất.
Để khắc phục nhược điểm của các thước đo tiêu chuẩn truyền thống về đói nghèo, các chỉ số mới đã được xây dựng nhằm xem xét các khía cạnh khác nhau của con người, từ đó đánh giá một cách toàn diện nhất về tình trạng đói nghèo bao gồm chỉ số đói nghèo của con người, chỉ số nghèo đa chiều. Các chỉ số này đánh giá được độ sâu của đói nghèo một cách toàn diện. Cụ thể, chỉ số đói nghèo con người (HPI) hay sau này được điều chỉnh là chỉ số nghèo đa chiều (MPI) được đưa ra trong Báo cáo Phát triển Con người năm 1997. Chỉ số đói nghèo con người được gọi là HPI-1 đã được giới thiệu cho các nước đang phát triển. HPI-1 bao gồm ba khía cạnh: (i) một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh; (ii) kiến thức; và (iii) mức sống tốt. Sau đó, HPI được thay thế bằng Chỉ số nghèo nghèo đa chiều (MPI). Chỉ số này được sử dụng lần đầu tiên trong UNDP về phát triển con người vào năm 2010 trong Báo cáo Phát triển và được phát triển bởi Oxford Po Poor & Human Development Initiative (OPHI), bổ sung nhiều khía cạnh về sự thiếu thốn một cách rõ ràng hơn. Do đó, sự thay đổi đo lường nghèo từ đơn chiều đến đa chiều là một lý thuyết quan trọng, tạo ra nhiều thuận lợi cho các nhà hoạch định chính sách. Chỉ số MPI xác định những thiếu hụt ở cấp hộ gia đình trong ba các khía cạnh như giáo dục, sức khỏe và mức sống. Tuy nhiên, MPI là mức trung bình của những thiếu thốn nghiêm trọng mà người nghèo phải trải qua và nó không thể đánh giá sự bất bình đẳng giữa những người nghèo.
Trên thực tế khi nghiên cứu, việc khai thác số liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu một số biến như MPI hay HPI để đo lường tỷ lệ đói nghèo và so sánh chúng giữa các khu vực hoặc các quốc gia gặp rất nhiều hạn chế. Đặc biệt là các chỉ số liên quan đến mức độ tiêu chuẩn sống của người dân thể hiện mức đói nghèo tuyệt đối hoặc tương đối của mỗi quốc gia. Các chỉ số này thường không được cập nhật số liệu thường xuyên. Ở một số quốc gia, thậm chí thống kê tỷ lệ đói nghèo dưới chuẩn 10 năm một lần hay các quốc gia có dân số ít hầu như không thực hiện thống kê về những tỷ lệ liên quan đến đói nghèo, dẫn đến việc thiếu hụt dữ liệu trong thời điểm hiện tại. Vì vậy theo quan điểm của tác giả, tiến hành kiểm định mối quan hệ bằng mô hình thực nghiệm với số liệu thiếu sẽ không thể đưa ra được kết quả chính xác, để có thể đề xuất các chính sách
khuyến nghị nhằm tăng cường tác động tích cực của hội nhập tài chính đến quá trình giảm nghèo.
Sau khi có kết quả kiểm định về mối tương quan là chặt chẽ của chỉ số khoảng cách đói nghèo và HDI trong một mẫu gồm 48 các quốc gia đang phát triển trong năm 2016 (được trình bày trong chương 4), chỉ số phát triển con người (HDI) đã được lựa chọn làm biến đại diện cho đói nghèo trong nghiên cứu thực nghiệm để khắc phục những hạn chế về sự thiếu hụt trong việc thu thập dữ liệu của các chỉ số MPI, chỉ số tính theo đầu người hay chỉ số khoảng cách đói nghèo. Chỉ số này phản ánh những khía cạnh khác nhau trong quá trình phát triển của con người (Fosu 2007). Công thức HDI được trình bày như sau:
�� � = ((((((((((((((( ứứứứứứứứứứứứứứứỏỏỏỏỏỏỏỏỏỏỏỏỏỏỏℎỏ�
+
ℎℎℎℎℎℎℎℎℎℎℎℎℎℎℎ + �á ụááááááááááááááụụụụụụụụụụụụụụ )1⁄3
Trong đó I là chỉ số tính theo công thức của sức khỏe, thu nhập và giáo dục Theo quan điểm giảm nghèo bền vững và sâu sắc, HDI được xây dựng dựa trên 3 yếu tố sức khoẻ, tri thức và thu nhập. HDI là một thước đo tóm tắt về thành tích trung bình 3 khía cạnh chính của sự phát triển con người. HDI là giá trị trung bình hình học của các chỉ số chuẩn hóa cho mỗi kích thước trong ba kích thước. Kích thước sức khỏe được đánh giá bằng tuổi thọ trung bình khi sinh, bình quân học vấn được đo bằng số năm đi học của người lớn từ 25 tuổi trở lên và số năm đi học dự kiến của trẻ em trong độ tuổi đi học, và mức sống được đo bằng tổng thu nhập quốc dân trên đầu người. HDI sử dụng logarit của thu nhập, để phản ánh tầm quan trọng giảm dần của thu nhập khi GNI tăng. Điểm số cho ba chỉ số thứ nguyên HDI sau đó được tổng hợp thành một chỉ số tổng hợp bằng cách sử dụng giá trị trung bình hình học. Trong nghiên cứu của Uttama (2015), tác giả đã sử dụng HDI làm biến đại diện cho đói nghèo khi nghiên cứu mối quan hệ của FDI và giảm nghèo ở các nước Đông Nam Á trong giai đoạn 1995-2011. Tương tự, Gohou & Soumare (2012) đã phân tích tác động của FDI đến đói nghèo ở 52 quốc gia châu Phi từ năm 1990 đến năm 2007, sử dụng HDI và GDP bình quân đầu người là biến giải thích cho đói nghèo.
Tóm lại, mỗi chỉ số đo lường tình trạng đói nghèo có những ưu điểm và hạn chế riêng. Căn cứ vào mức độ sẵn có của dữ liệu thu thập, các chỉ số nghèo đa chiều (MPI), chỉ số tính theo đầu người (headcount index) và chỉ số khoảng cách đói nghèo được sử dụng trong phần đánh giá định tính về thực trạng mức độ đói nghèo và tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo ở các nước đang phát triển khu vực châu Á trong giai đoạn nghiên cứu. Trong khi đó, HDI với những ưu điểm về mặt ý nghĩa và về mặt dữ liệu được sử dụng đo lường tình trạng đói nghèo trong nghiên cứu thực nghiệm.