của Thái Lan
Trong thời kỳ đầu của giai đoạn 1985-1997, Thái Lan đã nỗ lực thực hiện những sự điều chỉnh lớn. Theo báo cáo ADB (2002), trong tiến trình hội nhập tài chính, đồng baht được điều chỉnh giảm 14,8% vào năm 1984, các chính sách công nghiệp và thương mại định hướng tăng trưởng nhờ xuất khẩu được thực thi, Thái Lan ưu tiên thúc đẩy dòng vốn chảy vào thông qua cải cách chính sách thuế và thể chế cùng với việc phát triển thị trường tài chính. Chính sách này cùng với với chênh lệch lãi suất dương lớn và tỷ giá cố định, đã thúc đẩy tăng trưởng dòng vốn vào ròng. Những dòng vốn này đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình hội nhập tài chính. Tuy nhiên, những lo ngại về tính ổn định của tỷ giá và khả năng thanh toán của hệ thống tài chính sau đó dẫn đến sự đảo chiều mạnh mẽ của dòng vốn và là nguyên nhân cuộc khủng hoảng tiền tệ.
Hội nhập thương mại và tài chính đặc biệt là việc thu hút dòng vốn từ bên ngoài có tác động mạnh mẽ đến công cuộc xóa đói giảm nghèo của Thái Lan. Dữ liệu từ Điều tra Kinh tế Xã hội (SES) (2002) cho thấy tỷ lệ đói nghèo thu nhập giảm mạnh từ năm 1988 đến năm 1996, từ 18 triệu đến 7 triệu. Tuy nhiên, sự bắt đầu của cuộc khủng hoảng kinh tế đã ngăn chặn tốc độ giảm nghèo ấn tượng này. Tỷ lệ đói nghèo tăng từ 11,4% năm 1996 lên 13% năm 1998. Trong giai đoạn 1985-1997, tuy tỷ lệ người nghèo và
Khoảng cách nghèo đói (3.2 USD/ngày)
Tỷ lệ người nghèo (1.9 USD/ngày)
Khoảng cách nghèo đói (1.9 USD/ngày)
Tỷ lệ người nghèo (3.2 USD/ngày)
1996 1994 1992 1990 1988 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0
khoảng cách nghèo đói ở Thái Lan có xu hướng giảm rõ rệt, nhưng lại tăng mạnh hơn nhiều từ năm 1998 đến năm 1999.
Hình 2.4. Mức độ chuẩn nghèo theo chỉ số khoảng cách nghèo đói và tỷ lệ người nghèo tại Thái Lan
Nguồn: World Bank
Trong quá trình hội nhập tài chính ở thời kỳ đầu của giai đoạn 1985-1997, Thái Lan duy trì sự mở cửa tài khoản vốn liên quan đến dòng vốn vào. Theo Luật Kinh doanh Người nước ngoài năm 1972 và Đạo luật Xúc tiến Đầu tư năm 1977, các lĩnh vực đầu tư nước ngoài đã được tự do hóa. Dòng vốn đầu tư danh mục đã được tự do hoá, mặc dù ban đầu các biện pháp kiểm soát tỷ giá được áp dụng cho việc chuyển lãi suất, cổ tức và tiền gốc về chính quốc. Việc vay nợ nước ngoài có thể được tiến hành tự do nhưng phải được đăng ký với Ngân hàng Thái Lan (BOT).
Trong thời gian này, dòng vốn vào nước ngoài đã được thúc đẩy thông qua các biện pháp khác nhau bao gồm: loại bỏ các hạn chế đối với đầu tư nước ngoài và sở hữu nước ngoài đối với các ngành định hướng xuất khẩu; cung cấp các ưu đãi thuế để khuyến khích đầu tư trực tiếp vào các ngành; cung cấp ưu đãi thuế cho các quỹ tương hỗ nước ngoài để đầu tư vào thị trường cổ phiếu, và việc tạo ra các quỹ tương hỗ đóng mới; thiết lập các quy tắc cho nước ngoài về vấn đề ghi nợ của các công ty Thái Lan; giảm thuế đối với cổ tức chuyển ra nước ngoài; và cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tự do chuyển về chính quốc các khoản đầu tư, trả nợ vay và trả lãi.
Thanh toán và chuyển khoản cho các giao dịch quốc tế vãng lai cũng dần được tự do hóa, và vào năm 1990, Thái Lan đã chấp nhận thực thi các nghĩa vụ của Điều VIII.
Mức độ tự do hoá cao hơn thể hiện thông qua việc loại bỏ các hạn chế đối với số lượng ngoại hối có thể được mua hoặc mang vào hoặc đưa ra khỏi đất nước, và mở rộng việc sử dụng tài khoản baht của người không cư trú và tài khoản ngoại tệ của người cư trú.
Ngược lại với sự thúc đẩy nhanh chóng tốc độ dòng vốn chảy vào, các biện pháp kiểm soát dòng vốn ra của người cư trú chỉ được tự do hóa một cách dần dần. Vào năm 1990, các ngân hàng thương mại được phép cho người không cư trú vay bằng ngoại tệ với số lượng hạn chế, và cho phép chuyển số tiền thu được từ việc bán chứng khoán về chính quốc, và vào năm 1991 cư dân Thái Lan được phép đầu tư ra nước ngoài hoặc cho vay số lượng tiền nhất định cho các công ty có ít nhất 25% tham gia cổ phần của Thái Lan. Số lượng cho vay này đã được tăng lên vào năm 1994. Việc mua vốn và chứng khoán thị trường tiền tệ nước ngoài, đầu tư trực tiếp nước ngoài vượt quá 10 triệu USD, và việc mua bất động sản vẫn phải được phê duyệt bởi ngân hàng Thái Lan (BOT). Các công ty bảo hiểm được phép đầu tư ra nước ngoài trong một số trường hợp nhất định nhưng chỉ tối đa 5% tổng danh mục đầu tư của họ, trong khi các quỹ tương hỗ phát hành trong nước bị hạn chế đầu tư tổng danh mục đầu tư của họ trên thị trường nội địa.
Những cải cách của thị trường tài chính trong nước ban đầu tập trung vào sự phát triển của thị trường chứng khoán. Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan (SET) được thành lập vào năm 1975, và Luật Giao dịch Chứng khoán đã được sửa đổi vào năm 1984. Trong thời gian này, số lượng công ty niêm yết trên sàn giao dịch tăng hơn ba lần và mức tăng trưởng trung bình hàng năm trên thị trường chứng khoán vốn hóa là 57% đáng chú ý trong giai đoạn 1987-1994.
Sau cuộc khủng hoảng của các công ty tài chính trong nửa đầu những năm 1980, các biện pháp để củng cố hệ thống ngân hàng thương mại đã được đưa ra vào năm 1985, bao gồm việc tăng cường các tiêu chuẩn an toàn và cải thiện việc giám sát trong và ngoài công ty. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng thương mại tiếp tục thể hiện sự độc quyền thông qua sự chênh lệch lớn giữa lãi suất tiền gửi và cho vay. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 1997 chỉ ra rằng có một số điểm yếu của lĩnh vực tài chính đã không được khắc phục một cách đầy đủ sau cuộc khủng hoảng ngân hàng trước đó.
Mặc dù dòng vốn vào đầu tư trực tiếp ròng đã góp phần vào việc củng cố tài khoản vốn ban đầu, nhưng dòng vốn vào đầu tư danh mục ròng trở nên quan trọng hơn ở Thái Lan do đó chính phủ đã có những cải cách tiếp theo nhằm thúc đẩy đầu tư vào thị trường chứng khoán. Tỷ trọng của dòng vốn vào ròng có tính chất ngắn hạn tăng lên mức 60% trong tổng số vào năm 1995. Do đó, vào năm 1995, Thái Lan bắt đầu hạn chế dòng vốn vào ngắn hạn bằng cách áp đặt yêu cầu dự trữ 7% đối với tài khoản baht của
người không cư trú ở các ngân hàng. Những hạn chế này đã được mở rộng vào năm 1996, để trang trải các khoản vay nước ngoài dưới một năm.
Năm 1996, tăng trưởng và đầu tư giảm sút do tỷ giá thực tăng và dòng vốn vào và xuất khẩu giảm mạnh. Tài khoản vãng lai có mức thâm hụt cao, lãi suất cao và lạm phát ngày càng tăng khiến đất nước dễ bị tổn thương trước những cú sốc tác động bên ngoài và sự thay đổi tâm lý thị trường. Hơn nữa, những điểm yếu nghiêm trọng xuất hiện trong hệ thống tài chính do trích lập dự phòng cho vay không đầy đủ. Lãi suất cao để chống lại dòng tiền chảy ra đã làm trầm trọng thêm khả năng thanh toán và vị thế thanh khoản của nhiều ngân hàng thương mại và công ty tài chính và dẫn đến việc các cơ quan chức năng can thiệp để hỗ trợ hệ thống tài chính. Vào tháng 7 năm 1997, đối mặt với một cuộc khủng hoảng ngân hàng, điều hành tiền tệ, và sự thua lỗ tỷ giá, các nhà chức trách thả nổi đồng baht và áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý.
Một nguyên nhân quan trọng của cuộc khủng hoảng tiền tệ là do tác động của đầu cơ tiền tệ. Từ đó cho thấy một trong những bài học quan trọng nhất cho hội nhập tài chính là có những chính sách ngăn chặn được rủi ro của đầu cơ tiền tệ. Ngoài ra, hội nhập tài chính cũng rất dễ làm tăng đột biến dòng tiền đổ dồn vào bất động sản, gia tăng rủi ro cân đối đối ngoại (external balance) khi tài sản nợ bằng đồng USD tăng lên nhưng khả năng tạo ra USD (sản xuất- xuất khẩu) không tăng. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến khủng hoảng tài chính Châu Á 1997.
Để đối phó với cuộc khủng hoảng tiền tệ, việc bán ngoại hối đã bị hạn chế đối với tất cả các giao dịch ngoại hối ngoại trừ các giao dịch áp dụng cho xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Các giao dịch thanh toán kỳ hạn bằng đồng baht với những người không cư trú và việc bán đồng baht để mua ngoại tệ của người không cư trú tạm thời bị hạn chế. Tuy nhiên, các biện pháp như vậy nói chung không ngăn cản việc bán nội tệ và khiến đồng baht liên tục bị mất giá.
Theo báo cáo ADB (2002), cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 khiến tỷ lệ nghèo đói ở Thái Lan tăng từ 11,4% năm 1996 lên 12,9% năm 1998 và 15,9% năm 1999. Tỷ lệ nghèo đói ở các khu vực thành phố giảm khoảng 19% từ năm 1996 đến 1999, trong khi vùng nông thôn, tỷ lệ đói nghèo tăng lên lần lượt là 44% và 52%. Cuộc khủng hoảng bắt đầu xảy ra trong lĩnh vực tài chính ở Bangkok tác động nghiêm trọng hơn đối với các vùng nông thôn. Việc giảm cơ hội việc làm trong các lĩnh vực hiện đại đã khiến lực lượng lao động từ Bangkok và vùng phụ cận di cư về các vùng nông thôn, dẫn đến nguồn cung lao động cho các việc làm phi nông nghiệp vượt quá cầu. Tiền lương thực tế giảm đáng kể ở các vùng nông thôn, khiến thu nhập của các hộ gia đình giảm.
2.4.4. Bài học kinh nghiệm về lộ trình hội nhập tài chính và chính sách giảmtình trạng đói nghèo cho các nước đang phát triển khu vực châu Á