Tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo tại các nước đang phát

Một phần của tài liệu Tác động của hội nhập tài chính lên đói nghèo của các nước đang phát triển khu vực châu Á. (Trang 107 - 124)

3.2.2.1. Tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo tại các nước đang phát triển khu vực Châu Á thông qua kênh tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là một trong những mục tiêu đặc biệt của chiến lược phát triển, và cũng là một trong những công cụ xóa đói giảm nghèo của hầu hết các nước. Với các nước đang phát triển khu vực Châu Á, mối quan hệ giữa đói nghèo và tăng trưởng kinh tế đang dần thay đổi theo thời gian (WB, 2019).

Lục địa Châu Á, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong nền kinh tế thế giới (WB, 2007). Tiềm năng tăng trưởng của khu vực là một trong những lý do có thể thu hút được dòng vốn đầu tư từ các nước khác trên thế giới. Theo đánh giá của ADB 2019, trong vòng 30 năm qua (1988-2018), GDP bình quân đầu người của các nước đang phát triển khu vực Châu Á đã tăng 2.5 lần, cao hơn mức tăng trung bình của thế giới. Ngoài ra, thu nhập bình quân đầu người khu vực Châu Á tăng hơn 4 lần trong khi thu nhập bình quân đầu người thế giới chỉ tăng 2 lần. Dự kiến đến năm 2040, kinh tế khu vực Châu Á sẽ chiếm 2/3 quy mô kinh tế thế giới. Trong đó, GDP bình quân đầu người các nước đang phát triển khu vực Châu Á đã góp phần cải thiện chỉ số GDP bình quân đầu người trên toàn thế giới, cho thấy tiềm năng rất lớn của các nước này (Báo cáo của ADB, 2019).

Đơn vị: USD

Hình 3.13: So sánh giá trị tăng trưởng GDP/đầu người của các nước đang phát triển khu vực Châu Á với Châu Á và thế giới giai đoạn 2005-2018

Thế giới Châu Á

Đang phát triển Châu Á 6 5 4 3 2 1 0 -120052006200720082009201020112012201320142015201620172018 -2 -3 -4

Trong giai đoạn 2005-2018, GDP bình quân đầu người của các nước đang phát triển khu vực Châu Á tăng hơn 1000 USD tương đương với mức tăng của các nước Châu Á và thế giới (Hình 3.13). Tuy nhiên, GDP/đầu người của khu vực vẫn khá chênh lệch so với trung bình của Châu Á và Thế giới. Điều này, được lý giải bới các quốc gia đang phát triển là khu vực có dân số lớn, chiếm gần một nửa dân số toàn cầu. Nhưng xét trên tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của các quốc gia đang phát triển so với Châu Á và thế giới đều vượt trội, dao động khoảng 3-4% trong giai đoạn 2005- 2008 (Hình 3.14). Là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới và đang không ngừng tăng trong từng thập kỷ. Khi đại khủng hoảng kinh tế diễn ra vào năm 2008, mặc dù tốc độ tăng trưởng của thế giới giảm xuống mức âm nhưng tốc độ của các nước đang phát triển khu vực Châu Á vẫn duy trì ở mức 1% và sau đó đã tăng với tốc độ kinh ngạc lên đến gần 5% vào năm 2010.

Theo Hình 3.14, trong giai đoạn 2012-2018, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của các nước đang phát triển khu vực Châu Á vẫn duy trì ở mức 3-5% trong khi tốc độ của Châu Á và thế giới có xu hướng giảm, dao động trong khoảng 1-2%. Có thể thấy, tuy xuất phát ở một mức thấp hơn so với Châu Á và thế giới nhưng với sự thay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu và phương thức vận hành nền kinh tế đã giúp cho các nước đang phát triển tại Châu Á có đà tăng trưởng GDP bình quân đầu người nhanh hơn trong tương lai. Trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng của một quốc gia. Vì vậy, các quốc gia cần kiên định duy trì chính sách mở cửa hội nhập kinh tế và thu hút vốn đầu tư, công nghệ quốc tế.

Hình 3.14: So sánh tốc độ tăng trưởng GDP/đầu người của các nước đang phát triển khu vực Châu Á với Châu Á và thế giới giai đoạn 2005-2018

Nguồn: WB data

HDI

Tốc độ tăng trưởng GDP/đầu người Tốc độ tăng trưởng FDI/GDP 0 0.56 1 0.58 2 0.62 0.6 3 0.64 4 0.66 5 0.68 6 0.7 MPI

Tốc độ tăng trưởng GDP/đầu người Tốc độ tăng trưởng FDI/GDP 6 5 4 3 2 1 0 0.2 0.18 0.16 0.14 0.12 0.1 0.08 0.06 0.04 0.02 0

Nhìn tổng quan về tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của các nước đang phát triển khu vực Châu Á so với Châu Á và thế giới, dễ dàng nhận thấy rằng các nước đang phát triển khu vực Châu Á đã và đang có đà phát triển một cách đều đặn. Cùng với vị thế ngày càng quan trọng, ảnh hưởng của các quốc gia này là rất lớn. Cứ sau 5-10 năm, GDP bình quân đầu người của các nước đang phát triển khu vực Châu Á lại tăng mạnh, tạo đà phát triển kinh tế nhanh hơn so với các khu vực khác trên thế giới. Việc các nước đang phát triển khu vực Châu Á "thống trị" danh sách những nước có nền kinh tế tăng trưởng cao đánh dấu sự chuyển mình đáng kể so với thời điểm trước năm 2005 (báo cáo của ngân hàng Standard Chartered). Sự phát triển này cho thấy cơ hội rất lớn để cải thiện mức sống và chất lượng cuộc sống cho người dân của mỗi nước đang phát triển khu vực Châu Á.

Hình 3.15: Tương quan giữa tốc độ tăng trưởng FDI, GDP và chỉ số MPI, HDI của các nước đang phát triển khu vực Châu Á giai đoạn 2005-2018

Nguồn: Human Develop Report, World Bank

Hình 3.15 thể hiện mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng FDI, GDP và tình trạng đói nghèo (được biểu hiện thông qua chỉ số MPI và HDI) của các nước đang phát triển khu vực Châu Á. Trong giai đoạn từ 2005-2007, FDI và GDP có tốc độ tăng trưởng nhanh với mức dao động khoảng 3%, và cùng chiều tăng với chỉ số HDI. Giai đoạn 2007-2010 chứng kiến sự giảm sút trong tăng trưởng GDP, FDI và sự tăng lên của chỉ số HDI, cùng với đó là chỉ số MPI có giá trị là gần 0,18. Nguyên nhân của sự sụt giảm GDP và FDI trong giai đoạn này là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Từ năm 2010 đến 2018, tốc độ tăng trường GDP nhìn chung ổn định mặc dù giảm vào % % 2005 2006 2005 2006

KAOPEN HDI 0.34 0.56 0.36 0.6 0.58 0.38 0.62 0.40 0.64 0.42 0.66 0.44 0.68 0.46 0.7 KAOPEN MPI 0.46 0.44 0.42 0.40 0.38 0.36 0.34 0.2 0.18 0.16 0.14 0.12 0.1 0.08 0.06 0.04 0.02 0

năm 2018 trong khi đó dòng vốn FDI của khu vực này giảm mạnh vào năm 2016 và tăng mạnh trở lại đến năm 2018. Chỉ số HDI luôn duy trì mức tăng đều cho đến hết giai đoạn, ngược lại, chỉ số MPI có xu hướng giảm. Như vậy có thể kết luận rằng, trong suốt giai đoạn nghiên cứu, GDP và FDI có mối quan hệ cùng chiều hoặc ngược chiều ở từng giai đoạn nhỏ. Tuy nhiên, nhìn chung, tốc độ tăng trưởng GDP/đầu người và FDI/GDP có tác động cùng chiều với chỉ số HDI và ngược chiều với chỉ số MPI, cho thấy sự tăng trưởng của GDP và FDI góp phần làm giảm đói nghèo tại các nước đang phát triển khu vực Châu Á.

Hình 3.16: Tương quan giữa chỉ số Kaopen và chỉ số MPI và HDI của các nước đang phát triển khu vực Châu Á giai đoạn 2005-2018

Nguồn: Human Develop Report, World Bank

Việc thay đổi các chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho các khu vực vốn đầu tư nước ngoài phát triển và góp phần vào tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển khu vực Châu Á. Trước năm 2008, chỉ số Kaopen tăng nhanh và tác động tích cực đến các ngành sản xuất công nghệ cao tại Châu Á. Việc người dân được tiếp cận gần hơn với các thiết bị điện tử thông minh, xây dựng nên một hệ thống y tế, giáo dục tốt hơn. Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, các nước đang phát triển khu vực Châu Á cẩn trọng hơn trong các chính sách mở cửa hội nhập tài chính toàn cầu nhằm đề phòng các rủi ro về các dự án đầu tư giai đoạn hậu khủng hoảng. Tuy nhiên, điều này không làm ảnh hưởng lớn đến các chỉ số HDI và MPI, vì trong giai đoạn tiếp theo giai đoạn 2009-2018, với chủ trương khuyến khích khu vực đang phát triển trên thế giới của WTO đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển khu vực Châu Á về chú trọng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho mở cửa hội nhập tài chính toàn cầu, qua đó các nước đang

2005 2006

2005 2006

Tổng tài sản và nợ phải trả nước ngoài/GDP HDI 0 0.58 0.56 50 0.6 100 0.62 150 0.66 0.64 200 0.68 250 0.7

Tổng tài sản và nợ phải trả nước ngoài/GDP MPI 0 50 0.04 0.02 0 0.1 0.08100 0.06 150 200 0.18 0.16 0.14 0.12 250 0.2

phát triển khu vực Châu Á từng bước tham gia và cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu. Kết quả là người dân tại các nước đang phát triển khu vực châu Á có thể có mức sống cao hơn thông qua thu nhập tăng, hệ thống giáo dục và y tế được đảm bảo một cách bền vững và phát triển (Báo cáo ADB, 2020).

Hình 3.17: Tương quan giữa tổng tài sản và nợ phải trả nước ngoài/GDP và chỉ số MPI, HDI của các nước đang phát triển khu vực Châu Á

giai đoạn 2005-2018

Nguồn: Human Develop Report, World Bank

Tổng tài sản và nợ phải trả nước ngoài không ngừng gia tăng qua các năm trong giai đoạn 2005-2018 (hình 3.17). Năm 2018, tỷ lệ tài sản và nợ phải trả nước ngoài/GDP tăng 25% so với năm 2017 và tăng gấp 3 lần so với năm 2005 vì sao? Điều này tác động lớn đến mức độ giảm nghèo thông qua sự sụt giảm chỉ số MPI từ 0,17 năm 2010 xuống còn 0,09 vào năm 2018, trong khi đó, chỉ số HDI lại tăng từ 0.6 đến 0,7. Mối quan hệ này có thể được giải thích là khi tổng tài sản và nợ phải trả nước ngoài tăng lên, tạo ra nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng như nền công nghiệp phụ trợ, gia tăng việc làm giúp tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống, từ đó khiến tình trạng đói nghèo cũng có xu hướng giảm rõ rệt. Không những vậy, chính phủ các nước đang phát triển khu vực Châu Á đã và đang chú trọng các chính sách nhằm tạo điều kiện cho vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và cuộc chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã khiến cho nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển khu vực Châu Á bị ảnh hưởng, đặc biệt là các đơn vị sản xuất nông nghiệp, trong đó chiếm phần lớn là những người dân có thu

% %

2005

2006 2005

nhập thấp. Mặc dù, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan của thị trường song theo nhận định của Ngân hàng thế giới, trong những năm tiếp theo, làn sóng đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục chảy vào những nước đang phát triển với quy mô tăng dần đặc biệt sau sự ra đời của hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hiệp định này tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế cho các nước đang phát triển khu vực Châu Á, là yếu tố quan trọng trong xóa đói giảm nghèo.

Tương quan của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo đối với 3 nhóm quốc gia với các mức khu nhập khác nhau thông qua kênh tăng trưởng như sau:

- Đối với các quốc gia có mức độ thu nhập trên mức trung bình:

Trong các quốc gia có thu nhập trên mức trung bình thì Thái Lan và Malaysia là hai quốc gia đạt được tốc độ giảm nghèo nhanh chóng nhất?. Bốn thập kỷ tăng trưởng kinh tế bền vững đã nâng Thái Lan từ một quốc gia có thu nhập trung bình lên một quốc gia có thu nhập trên mức trung bình và vị thế đó đã đạt được vào năm 2011. Thái Lan không chỉ đạt được những thành tựu về mặt kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm trung bình đạt 4,5%. Ngoài ra, tỷ lệ trẻ em đến trường và tỷ lệ người dân được bảo hiểm y tế tăng cao và số lượng các chương trình an sinh xã hội khác cũng được cải thiện. Thái Lan hầu như đã xóa được tất cả tình trạng đói nghèo dưới mức 3,20 USD mỗi ngày. Đến năm 2028, dự kiến sẽ có ít hơn 1% dân số ở dưới mức này (WB, 2019).

Malaysia, với dưới 1% dân số sống dưới 3,20 USD một ngày, là một trong những quốc gia có tỷ lệ đói nghèo thấp nhất trên toàn thế giới. Malaysia là một trong những nền kinh tế mở cửa nhất trên thế giới với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hằng năm đạt trên 5% và trở thành quốc gia có mức thu nhập trên mức trung bình vào năm 2016 (WB, 2019).

- Đối với những quốc gia có mức thu nhập trung bình:

Trong những thập kỷ qua, tăng trưởng kinh tế bền vững của Trung Quốc là một trong những động lực chính của quá trình giảm nghèo trong khu vực và trên thế giới. Mặc dù tăng trưởng chậm hơn, đạt trung bình 10% trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ và hiện gần 6%, nền kinh tế Trung Quốc vẫn lạc quan. Tuy nhiên, WB (2019) cho rằng sự tăng trưởng này sẽ bị thách thức bởi bẫy thu nhập trung bình khi Trung Quốc tiến gần hơn đến việc đạt được trạng thái thu nhập trên mức trung bình. Với dân số hơn 1,4 tỷ người, Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới. Các thành tựu về giảm tình trạng đói nghèo quốc gia này đạt được cho đến nay là một trong những đóng góp lớn nhất vào việc giảm nghèo toàn cầu. Vào năm 1990, 65% người Trung Quốc có thu nhập dưới 1,9 USD một ngày nhưng tính đến năm 2015, chỉ có dưới 1% dân số Trung Quốc đang sống

dưới mức nghèo toàn cầu. Ngoài ra, khoảng 15% người Trung Quốc hiện đang sống với mức dưới 5,50 USD một ngày và con số này dự kiến sẽ giảm xuống còn khoảng 2% (30 triệu) vào năm 2030.

Indonesia và Philippines cũng đang giảm tỷ lệ đói nghèo với tốc độ nhanh. Sự chuyển đổi tích cực của nền kinh tế Philippines với tầng lớp trung lưu ngày càng tăng và dân số trẻ, đã cho phép nền kinh tế tăng trưởng bền vững trong nhiều năm với tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm trung bình dao động từ 5-7%. Kiều hối từ hàng triệu người Philippines đang làm việc ở nước ngoài và các nền tảng cơ bản vững chắc của nền kinh tế được kỳ vọng sẽ nâng vị thế của đất nước lên một nền kinh tế có mức thu nhập trung bình trong những năm tới. Indonesia cũng đang thể hiện sức mạnh kinh tế tương tự. Quần đảo đã duy trì sự ổn định kinh tế và chính trị trong hai thập kỷ qua cho phép nó đạt được mức tăng trưởng và tốc độ giảm nghèo ấn tượng. Hiện tại, cả Indonesia và Philippines đều có 1/4 dân số sống với mức dưới 3,2 USD/ngày. Trong thập kỷ tới, con số này dự kiến sẽ giảm xuống 3% ở Philippines và 5% ở Indonesia.

Cách đây 25 năm, Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Ngày nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nghèo thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập trung bình ở Đông Á và Đông Nam Á. Chỉ 4% người Việt Nam đang sống với mức dưới 3,20 USD một ngày. Đến năm 2027, con số này dự kiến sẽ dưới 1%. Một phần tư dân số hiện đang sống với mức dưới 5,5 USD một ngày và Việt Nam có mức GDP/đầu người đạt gần 3.000 USD (WB, 2019). Việt Nam và một vài nước có mức thu nhập trung bình như Indonesia, Trung Quốc đã đạt được những kết quả to lớn trong việc xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người.

- Đối với những quốc gia có thu nhập dưới mức trung bình:

Một phần của tài liệu Tác động của hội nhập tài chính lên đói nghèo của các nước đang phát triển khu vực châu Á. (Trang 107 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w