chính; (3) kênh tín dụng và phát triển tài chính. Nội dung tiếp theo của luận án sẽ trình bày sự tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo của các nước qua các kênh nói trên theo quan điểm của các trường phái kinh tế cơ bản như sau.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học Tân cổ điển, hội nhập tài chính góp phần huy động tiết kiệm và phân bổ vốn cho năng suất cao hơn. Bằng cách này, hội nhập tài chính làm tăng trưởng kinh tế. Sự tăng trưởng kinh tế này làm tăng thu nhập và do đó giảm nghèo. Tuy nhiên, Fry (1995) lại kết luận rằng hội nhập tài chính dẫn đến giải phóng thị trường tín dụng sẽ cải thiện phân phối thu nhập và đói nghèo. Nói cách khác, các dịch vụ tài chính và tín dụng mà hội nhập tài chính mang lại có thể góp phần xoá đói giảm nghèo. Người nghèo có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn vốn hơn để kinh doanh, sản xuất, góp phần tạo thu nhập. Bên cạnh đó, nhiều kết luận chỉ ra rằng thông qua khủng hoảng, hội nhập tài chính tác động đến tình trạng đói nghèo. Ở một số quốc gia, quá trình hội nhập thị trường tài chính đã diễn ra rất nhanh, bỏ qua nhiều giai đoạn trong vấn đề cải cách thể chế, làm tăng sự biến động và dễ bị tổn thương trước khủng hoảng tài chính (Arestis & Glickman, 2002). Người nghèo có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn từ những khủng hoảng như vậy. Như vậy, hội nhập tài chính tác động đến tình trạng đói nghèo không những thông qua kênh tăng trưởng mà còn thông qua kênh khủng hoảng và kênh tín dụng và phát triển tài chính.
2.3.1. Tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo thông quakênh tăng trưởng kinh tế kênh tăng trưởng kinh tế
Đầu tiên, thông qua tăng trưởng kinh thế, hội nhập tài chính có thể ảnh hưởng đến đói nghèo. Rõ ràng, sự tồn tại và tính chặt chẽ của mối liên hệ giữa hội nhập tài chính và tình trạng đói nghèo phụ thuộc vào sự tồn tại của hai liên kết trung gian, thứ nhất, hội nhập tài chính và tăng trưởng, thứ hai, giữa tăng trưởng và đói nghèo. Kênh đặc biệt này có thể được coi là dựa trên lý thuyết tự do hóa tài chính được phát triển ban đầu bởi McKinnon & Shaw (1973). Trước tiên, luận án tìm hiểu mối quan hệ giữa hội nhập tài chính và tăng trưởng kinh tế, tiếp đó là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tình trạng đói nghèo.
Mức độ hội nhập tài chính mong muốn của từng quốc gia quyết định mức độ tự do hoá tài chính. Một quốc gia chỉ mong muốn hội nhập tài chính một phần thì cũng chỉ có thể tự do hoá tài chính một phần. Trong lý thuyết Tự do hoá tài chính, McKinnon & Shaw (1973) khẳng định rằng việc làm sai lệch giá tài chính như lãi suất làm giảm quy mô thực của hệ thống tài chính so với phi tài chính, dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế thực sự chậm, trái lại, việc tự do hoá lãi suất khiến lãi suất thực tăng, dẫn đến tăng tiết kiệm, thúc đẩy đầu tư và cuối cùng dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết dựa trên các giả định rằng tiết kiệm là một hàm tăng của lãi suất thực tế đối với tiền gửi và tốc độ tăng trưởng sản lượng thực và đầu tư là một hàm giảm của lãi suất cho vay thực tế và là hàm tăng của tốc độ tăng trưởng. Ở giai đoạn kiềm chế ban đầu, lãi suất danh nghĩa được cố định về mặt hành chính, và do đó lãi suất thực được giữ dưới mức cân bằng. Lãi suất thấp khuyến khích tiêu dùng hiện tại và không khuyến khích tiết kiệm. Trần về lãi suất cho vay làm giảm hiệu quả trung bình của các dự án đầu tư vì các khoản đầu tư có lợi nhuận thấp hơn sẽ không sinh lãi khi mà lãi suất cân bằng cao hơn. Xóa trần về lãi suất dẫn đến tăng tiết kiệm, vì lãi suất thực tăng theo đường cong tiết kiệm. Lợi nhuận trung bình của đầu tư tăng lên, vì các dự án năng suất thấp không còn có lãi. Hiệu quả đầu tư tăng lên dẫn đến tăng sản lượng, làm tăng thêm tiết kiệm. Do đó, theo lý thuyết này, trong một môi trường có cơ hội đầu tư dồi dào nhưng hệ thống tài chính bị kiềm chế, chìa khóa để đầu tư nhiều hơn và hiệu quả hơn là nâng cao lợi nhuận cho người tiết kiệm, tức là lãi suất thực.
Hình 2.1 giải thích sự tương tác của cung cầu trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Có thể thấy, việc tăng lãi suất sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư dẫn đến tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khi một nền kinh tế đang ở trong tình trạng kìm hãm cực độ như khi lãi suất được đặt ở mức trần 1, số tiền tiết kiệm và đầu tư sẽ là I1 tại A và nền kinh tế sẽ ở S (g1). Trần lãi suất sẽ gây ra tình trạng thiếu vốn và tín dụng trên thị trường, tức là khoảng cách giữa A và B, do đó dẫn đến phân bổ tín dụng. Nếu mức trần này là về lãi suất huy động, thì các ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận từ biên độ giữa r1 và r3. Khi nền kinh tế trải qua một chút tự do hóa tài chính khi lãi suất chuyển sang r2 và trần lãi suất lên trần 2. Tại r2, tiết kiệm và đầu tư tăng lên I2 tại điểm C, do đó dẫn đến gia tăng các hoạt động kinh tế gây ra tăng trưởng và nền kinh tế sẽ ở S (g2). Tại r2, thiếu hụt tín dụng có mức độ nhỏ hơn (tức là từ C đến D) so với khi ở r1. Khi tự do hóa hoàn toàn về tài chính được thực hiện, tức là khi các lực lượng thị trường được tự do để xác định lãi suất. Lãi suất cân bằng sẽ ở mức r * làm cho lượng tiền tiết kiệm và đầu tư ở mức I *, tức là tại điểm E. Sự gia tăng đầu tư sẽ làm tăng khối lượng hoạt động kinh tế gây ra tăng trưởng kinh tế tại S (g3) .
Hình 2.1. Mức độ kiềm chế tài chính, tiết kiệm và đầu tư
Nguồn: Savanhu et al, 2011
Do đó, nghiên cứu của McKinnon & Shaw (1973) lập luận rằng để một nền kinh tế có tăng trưởng kinh tế thông qua hiệu quả cao hơn trong tích lũy và phân bổ vốn, lãi suất và trần lãi suất, kiểm soát tín dụng và các quy định hạn chế khác cần được loại bỏ. Theo Rehman & Gill (2013), điểm quan trọng của giả thuyết McKinnon là sự gia tăng tỷ lệ tích lũy vốn mong muốn (tiết kiệm tư nhân) ở bất kỳ mức thu nhập nhất định nào dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ M/P trên thu nhập, ngụ ý rằng sự gia tăng lợi tức vốn dẫn đến sự gia tăng nhu cầu nắm giữ số dư tiền mặt thực tế cho mục đích tích lũy. Như vậy, tiền không phải là tài sản cạnh tranh; thay vào đó, tiền là kênh dẫn mà qua đó tích lũy diễn ra ở các nước đang phát triển. Điều này hàm ý rằng sự gia tăng lợi nhuận trên tiền thực tế có thể làm tăng mạnh xu hướng tiết kiệm đầu tư ở các nước đang phát triển.
Shaw (1973) đề xuất “giả thuyết trung gian nợ” theo đó mở rộng trung gian tài chính giữa người tiết kiệm và nhà đầu tư tài chính (lãi suất thực tế cao hơn) và phát triển tài chính làm tăng động cơ tiết kiệm và đầu tư, kích thích đầu tư do tăng cung tín dụng và mức tăng hiệu suất đầu tư trung bình. Đối với Shaw, đầu tư (I) là hàm giảm của lãi suất thực (r) và tiết kiệm là hàm tăng của tốc độ tăng trưởng kinh tế (g) và lãi suất thực (r). I = I (r); S = S (r, g) Trong đó : �(�) ) �(� < ; � �(� ) ) �(� > ; � �(� ) ) �(� > �
Ngoài ra, sự gia tăng trung gian tài chính tạo động lực hơn cho tăng trưởng trực tiếp. Hội nhập tài chính sẽ dẫn đến một khu vực tư nhân được mở rộng, cải thiện và
liên kết hơn, dẫn đến tăng tỷ lệ tiết kiệm, tăng tỷ lệ đầu tư (bằng cách tạo điều kiện cho đầu
tư nhiều hơn); và tăng cường trực tiếp cho tăng trưởng (bằng các công nghệ tài chính được cải tiến).
Do đó, McKinnon & Shaw (1973) nhấn mạnh tự do hóa tài chính gồm những đặc tính sau:
1. Lãi suất và tỷ giá do thị trường quyết định;
2. Dễ dàng hơn trong quá trình gia nhập vào thị trường tài chính để khuyến khích cạnh tranh;
3. Loại bỏ các chương trình định hướng tín dụng;
4. Giảm sự phụ thuộc tài khoá của nhà nước vào tín dụng từ hệ thống ngân hàng (để cho phép mở rộng tín dụng hơn cho khu vực tư nhân);
5. Sự hội nhập của thị trường chính thức và không chính thức;
6. Sự dịch chuyển đối với tỷ giá cân bằng và cuối cùng là các chế độ tỷ giá có thể thực hiện được với các tài khoản vốn mở (Serieux, 2008).
McKinnon & Shaw (1973) khẳng định thêm rằng lãi suất thực tế cao hơn cũng hỗ trợ việc chuyển nguồn vốn đến các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất và tạo điều kiện cho sự đổi mới và phát triển công nghệ. Điều này được giải thích là khi trả một mức lãi suất cao hơn khả năng đầu tư cận biên, có thể khiến một số doanh nhân từ bỏ đầu tư từ các quy trình kém hơn sang các quy trình công nghệ được cải tiến và các doanh nghiệp có năng suất cao. Do đó, tạo ra các khoản tiết kiệm ròng dương mới, điều này rất quan trọng để giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài và kích thích đầu tư nhiều hơn và dẫn đến tăng trưởng.
Tự do hóa thị trường chứng khoán và tài khoản vốn, hai nội dung quan trọng của hội nhập tài chính, cũng được cho là có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Liên kết toàn cầu gia tăng thông qua các dòng tài chính xuyên biên giới có thể làm tăng trưởng kinh tế thông qua các kênh khác nhau. Đầu tiên, hội nhập tài chính của một quốc gia nghèo, xét về mặt tài trợ vốn, đầu tư vào nước này cao hơn để kiếm lợi nhuận cao hơn (Prasad & các cộng sự, 2003). Thứ hai, phân bổ rủi ro được cải thiện làm giảm phí bảo hiểm rủi ro, do đó giảm chi phí huy động vốn (Prasad & các cộng sự, 2003; Bekaert, Harvey & Lundblad, 2000, 2001). Đa dạng hóa rủi ro toàn cầu có thể làm tăng đầu tư vào các dự án rủi ro nhưng kỳ vọng hoàn vốn cao hơn (Obstfeld, 1994). Thứ ba, chuyển giao công nghệ và bí quyết quản lý có thể nâng cao năng suất tổng hợp và từ đó giúp tăng trưởng kinh tế (Prasad & các cộng sự, 2003). Thứ tư, hội nhập có thể giúp ngành tài chính trong nước tăng cường cải thiện khung pháp lý và giám sát hệ thống ngân hàng,
bằng cách khuyến khích các ngân hàng thương mại nước ngoài giới thiệu các sản phẩm dịch vụ tài chính có tính cải tiến hoặc bằng cách tăng cạnh tranh có thể cải thiện chất lượng dịch vụ tài chính trong nước (Prasad & các cộng sự, 2003). Thứ năm, hội nhập tài chính làm gia tăng mức độ phát triển của các hạ tầng tài chính, giúp phân bổ nguồn lực đầu tư của khu vực trong nước hiệu quả hơn. Khi có nhiều ngân hàng và quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động sẽ làm tăng số lượng các công ty xếp hạng tín nhiệm có uy tín. Điều này sẽ giúp phần cải thiện phân bổ nguồn lực đầu tư cho khu vực trong nước. Các doanh nghiệp uy tín, làm ăn có hiệu quả, được xếp hạng cao và có thể vay vốn với chi phí thấp.
Mặt khác, nhiều nghiên cứu lý thuyết chứng minh rằng có thể quá trình hội nhập tài chính có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Theo R. Mckinnon (1996), hội nhập tài chính hay tự do hoá tài chính có thể dẫn đến bất ổn và khủng hoảng tài chính. Các chính phủ cần đảm bảo quá trình chuyển dịch phải tuân thủ theo trình tự, bên cạnh những điều kiện về lãi suất, tỷ giá.
Theo Devereux & Smith (1994), để hạn chế tác động không mong muốn của hội nhập tài chính đến tăng trưởng, một số giải pháp cần được nghiên cứu. Thứ nhất, bãi bỏ quy định kiềm chế tài chính, bằng cách tăng cạnh tranh giữa các nhà cung cấp trung gian tài chính, thúc đẩy quan hệ tín dụng của các tổ chức bị hạn chế trước đó (Bayoumi, 1993). Thứ hai, hội nhập tài chính liên quan đến thị trường ngoại hối có thể tạo ra dòng vốn lớn, điều này có thể dẫn đến sự gia tăng thu nhập thực tế và tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Thứ ba, tự do hóa lãi suất có thể không khuyến khích tiết kiệm khi lãi suất thấp. Thứ tư, tự do hóa thị trường chứng khoán có thể cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính và giúp các quỹ tăng cường đầu tư vào khu vực tài chính chính thức (Bandiera & các cộng sự, 2000).
Điều có thể nhận thấy rõ ràng là mô hình Keynes có điểm trái ngược với luận điểm của McKinnon. Các mô hình Keynes nhấn mạnh vai trò của nhu cầu hiệu quả. Trong các mô hình này, việc tăng lãi suất tiền gửi làm tăng xu hướng tiết kiệm cận biên và do đó làm giảm tổng cầu. Nếu tổng cầu và sản lượng giảm thì tỷ lệ lợi nhuận sẽ giảm và do đó đầu tư sẽ giảm. Kết quả là, đầu tư vào một nền kinh tế tự do hóa tài chính có thể thấp hơn so với đầu tư vào một nền kinh tế đóng (Burkett & Dutt, 1991). Kết quả này có sự mâu thuẫn với với luận điểm tự do hóa tài chính.
Kết luận chung là mức độ phát triển tài chính cao hơn dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn (Beck & các cộng sự, 2000). Tuy nhiên, thực tế ghi nhận được từ nhiều quốc gia cho thấy hội nhập tài chính có thể không phải là điều kiện cần cũng như là điều kiện đủ để đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Một vấn đề quan trọng cần được nhấn mạnh
đó là việc quản lý thận trọng về trình tự của quá trình hội nhập tài chính của một nền kinh tế với thị trường toàn cầu. Đối với một vài quốc gia, trình tự hội nhập tài chính không được chú trọng. Quá trình hội nhập tài chính có thể được bắt đầu bằng việc tự do hoá tài khoản vốn, thị trường chứng khoán hay khu vực tài chính trong nước. Tuy nhiên, khủng hoảng dường như trở nên nghiêm trọng hơn ở các quốc gia đang phát triển khi họ mở cửa tài khoản vốn đầu tiên (Kaminsky & Schmukler, 2003).
2.3.1.2. Tác động của tăng trưởng kinh tế đến tình trạng đói nghèo
Mặc dù tăng trưởng kinh tế đại diện cho sản lượng tăng ở một quốc gia nói chung, nhưng không có sự đảm bảo rằng lợi ích từ tăng trưởng sẽ được phân phối đồng đều giữa các nhóm khác nhau. WB (2001) đưa ra một nhận định là với tốc độ tăng trưởng nhất định, mức độ giảm nghèo phụ thuộc vào cách phân phối thu nhập thay đổi theo tăng trưởng và phụ thuộc vào sự bất bình đẳng ban đầu về thu nhập, tài sản và việc tiếp cận các cơ hội sẽ có lợi cho người nghèo trong tăng trưởng.
Nhìn tổng thể, có hai cách tăng trưởng kinh tế có thể mang lại lợi ích cho người nghèo (Klasen, 2001). Đầu tiên, có những lợi ích trực tiếp trong đó tăng trưởng kinh tế thúc đẩy các ngành và khu vực nơi người nghèo sinh sống và các yếu tố sản xuất mà người nghèo sở hữu. Mặc dù các chính sách được sử dụng thông qua kênh trực tiếp có vẻ đáng tin cậy hơn trong việc giảm nghèo, nhưng chúng lại tạo ra nguy cơ người nghèo có thể chịu thiệt hại nhiều hơn trong thời kỳ suy thoái. Cũng có những lợi ích gián tiếp thông qua các chính sách phân phối lại, đặc biệt là thuế, chuyển nhượng và chi tiêu của chính phủ. Tăng trưởng kinh tế có thể cung cấp cơ hội để phân phối lại lợi nhuận từ tăng trưởng. Tăng trưởng có thể tạo ra các nguồn tài chính để mở rộng đầu tư vào tài sản của người nghèo hoặc đem lại sự an toàn hơn về tài chính cho người nghèo. Lý thuyết của J. M. Keynes (1936) cho rằng tăng trưởng có thể thúc đẩy phát triển kinh tế và do đó làm giảm tình trạng đói nghèo, qua đó nhấn mạnh vai trò trong