1.2.4.1. Các yếu tố bên ngoài
-Tình hình kinh tế: Sự phát triển của nền kinh tế dù có hướng đi lên hay đi xuống cũng ảnh hưởng đáng kể đến vấn đề nhân sự. Khi nền kinh tế đi lên, nhu cầu dịch vụ của khách hàng càng cao, đòi hỏi nhân sự phải luôn được đào tạo để đáp ứng phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Mặc khác, khi nền kinh tế suy thoái thì các doanh nghiệp cần phải có giải pháp duy trì hay luân chuyển nhân sự cho phù hợp.
-Sự phát triển của khoa học-công nghệ: Sự phát triển của kinh tế xã hội kéo theo sự phát triển vượt bật của khoa học-công nghệ. Việc ứng dụng các phần mềm, thiết bị mới vào công việc không chỉ rút ngắn thời gian làm việc mà còn thể hiện được tính chuyên nghiệp, đòi hỏi các nhà quản trị phải luôn đổi mới các thiết bị công nghệ và hướng dẫn nhân viên của mình bắt kịp với xu hướng thay đổi đó.
-Đối thủ cạnh tranh: Để nâng cao lợi thế cạnh tranh, bên cạnh việc tiếp thu những công nghệ mới, thì các doanh nghiệp phải luôn duy trì cho mình một nguồn nhân lực vững chắc. Các nhà quản trị phải luôn quan tâm đến nhân viên của họ thông qua các chính sách đào tạo, lương thưởng xứng đáng để tạo sự tận tâm và lòng trung thành cho nhân viên. Nếu không thì những nhân viên ưu tú của doanh nghiệp sẽ dễ bị lôi kéo bởi chính sách hấp dẫn hơn từ đối thủ cạnh tranh
1.2.4.2. Các yếu tố bên trong
-Quy mô doanh nghiệp: quy mô vị thế của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đào tạo nhân sự. Điều này quyết định đến số lượng và phương thức đào tạo cho
nhân viên. Qua đó, người quản lý sẽ đưa ra những phương hướng và chính sách phù hợp để tránh lãng phí và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đào tạo
-Chất lượng đội ngũ lao động: Trình độ, kiến thức, kỹ năng và hành vi của người lao động ảnh hưởng rất lớn đến việc tiến hành đào tạo. Tùy thuộc vào trình độ của nhân viên mà người quản lý phải xem xét cẩn thận từng mức độ đào tạo cũng như chương trình đào tạo để đem lại kết quả tốt cho việc đào tạo.
-Ngân sách: Quyết định đến việc doanh nghiệp lựa chọn phương pháp đào tạo cho nhân viên của mình. Nhiều doanh nghiệp gặp phải sai lầm trong việc không hoạch định chính xác ngân sách cho việc đào tạo, dẫn đến thiếu hụt hoặc lãng phí ngân sách, làm giảm hiệu quả đào tạo.