Ngân hàng TMCP Kiên Long( Kienlongbank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0056/NH-GP ngày 18/09/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 27/10/1995, Ngân hàng Kiên Long chính thức đi vào hoạt động tại Kiên Giang. Qua hơn 21 năm hoạt động, Kienlongbank trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần
phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin của khách hàng. Từ một ngân hàng hoạt
động tín dụng tại các vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long với số vốn điều lệ ban đầu 1,2 tỷ đồng, vốn điều lệ của Ngân hàng đã tăng lên 3000 tỷ đồng từ quý III năm 2015. Tính đến cuối năm 2015, Kienlongbank có 103 điểm giao dịch, trong đó gồm 27 chi nhánh và 76 phòng giao dịch, có mặt tại 26 tỉnh, thành. Đây là cơ sở để phát triển các sản phẩm mới, tiếp cận với những phân khúc thị trường đầy tiềm năng mà trước đây
Ngân hàng Kiên Long chưa vươn tới được. Tổng số nhân sự của toàn hệ thống là 3.584 nhân sự, luôn được quan tâm đúng mức và đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng qua các khóa đào tạo tại chính ngân hàng.
Đi đôi với việc mở rộng mạng lưới, Kienlongbank luôn chú trọng đến phát triển sản phẩm và dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong giai đoạn hội nhập. Kienlongbank đầu tư lớn cho lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ, cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng.
Bên cạnh đó, Kienlongbank tập trung đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng quy trình
tuyển dụng chặt chẽ để tuyển chọn nhân viên có năng lực và tâm huyết với công việc. Đặc biệt Kienlongbank còn ký kết hợp tác chiến lược với Ngân hàng TMCP Á Châu trong đào tạo nguồn nhân lực, chuyên giao công nghệ và ký kết đào tạo nguồn nhân lực với Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Kiên Long
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kiên Long giai đoạn2013- 2013-
2015
Ngành ngân hàng giai đoạn 2013-2015 có sự khởi sắc mạnh mẽ và NHNN đã sử dụng quyết liệt và khá tốt các công cụ của chính sách tiền tệ để xử lý vướng mắc, khó khăn, ổn định tình hình, bảo đảm hoạt động an toàn, hiệu quả và đã đạt được nhiều khả quan và được các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá cao. Cùng với xu hướng chung của toàn ngành, Kienlongbank cũng từng bước xây dựng và phát triển mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh trên tất cả các nghiệp vụ, đạt được những thành công nhất định về cả chất lượng và số lượng.
a, Tổng tài sản
Biểu đồ 2.1: Tình hình tăng trưởng tổng tài sản của Kienlongbank giai đoạn 2013- 2015 Đơn vị: Tỷ đồng 30000 25000 20000 15000 10000 5000 0 ■ Tổng tài sản
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Kienlongbank giai đoạn 2013-2015)
Tổng tài sản của Kienlongbank tăng rõ rệt theo các năm, năm 2015 đạt 25.322 tỷ
đồng và tăng 9,6% so với năm 2014. Trong đó cho vay khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, 16.080 tỷ tương đương với 63,5% tổng tài sản, tăng hơn 2.600 tỷ so với năm 2014, theo xu hướng chung mở rộng tín dụng của toàn ngành ngân hàng.
b, Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn được xem là một trong những hoạt động quan trọng đối
với NHTM nói chung và ngân hàng TMCP Kiên Long nói riêng. Bám sát theo định hướng điều hành của Chính phủ và NHNN, Kienlongbank với mục tiêu “An toàn, bền vững và lợi nhuận hợp lý”, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bán lẻ, đa dạng hóa các sản phẩm huy động nhằm chuyển dịch cơ cấu huy động phù hợp về kỳ hạn và loại tiền tệ.
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ huy động vốn giai đoạn 2012-2015
Đơn vị: Tỷ đồng 25000 20000 15000 10000 5000 0
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Kienlongbank giai đoạn 2013- 2015)
Tổng vốn huy động của Kienlongbank tăng tương đối ổn định qua các năm, năm 2015 đạt 22.253 tỷ đồng, tăng 9,8% so với năm 2014 nhưng chỉ đạt 95,8% so với kế hoạch. Trong đó vốn huy động từ thị trường 1 luôn chiếm tỷ trọng cao, có xu hướng tăng theo từng năm, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm dân cư chiếm hơn 90% nguồn vốn huy
động trên thị trường 1, mang lại tính ổn định cao, nhất là tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
c, Hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động cho vay
Năm 2013, dư nợ cho vay khách hàng đạt 12.129 tỷ đồng, tăng 2.445 tỷ đồng so với năm 2012, hoàn thành 111,83% kế hoạch năm 2013. Trong hoàn cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, thực hiện chủ trương của NHNN, Kienlongbank đã tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp và tăng cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, ưu tiên năm lĩnh vực Chính phủ khuyến khích, đó là cho vay nông nghiệp, nông thôn; cho vay DNNVV; cho vay công nghiệp hỗ trợ và xuất khẩu; cho vay những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và cho vay có tác dụng kích cầu thị trường để giảm tồn kho cho doanh nghiệp (như cho vay mua nhà, cho vay xây dựng nông thôn mới...); cho vay các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và bảo vệ môi trường. Đồng thời giảm dư nợ cho vay đối với hoạt động kinh doanh bất động sản và các ngành nghề rủi ro cao.
Năm 2014, ngân hàng TMCP Kiên Long thực hiện tăng trưởng tín dụng trong hạn mức cho vay của NHNN, dư nợ cho vay đạt 13.526 tỷ đồng. Trong đó dư nợ cho vay theo lĩnh vực ưu tiên đạt 4.385 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32,42% so với tổng dư nợ. Năm 2015, giảm lãi suất cho vay trung dài hạn trên thực tế vẫn là chủ trương xuyên suốt, được ngân hàng thực hiện. Kienlongbank tập trung đẩy mạnh các biện pháp tăng trưởng tín dụng, đưa ra nhiều chương trình tín dụng ưu đãi. Đồng thời đã chú trọng đến việc điều chỉnh cơ cấu dư nợ và đầu tư hợp lý hơn, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Đến 31/12/2015, tổng dư nợ cho vay đạt 16.218 tỷ đồng, vượt 18 tỷ đồng so với kế hoạch đề ra, hoạt động bán lẻ đã dần khẳng định vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của Kienlongbank.
Hoạt động đầu tư
Với quy mô và tiềm lực sẵn có về vốn và kinh nghiệm, Kienlongbank đã nắm giữ một danh mục đầu tư đa dạng, giúp ngân hàng duy trì một mức lợi nhuận ổn định và chủ
động trong việc đảm bảo thanh khoản về vốn của ngân hàng. Trong danh mục đầu tư của Kienlongbank thì đầu tư vào trái phiếu chính phủ chiếm tỷ trọng cao, đạt 2.617 tỷ
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
đồng vào cuối năm 2015 và đầu tư góp vốn mua cổ phần hơn 1.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy tính an toàn cao trong danh mục đầu tư của Kienlongbank.
Hoạt động dịch vụ
Kienlongbank là ngân hàng có những tiện ích tốt trong hoạt động thanh toán quốc tế và bảo lãnh. Cuối năm 2015, doanh số đạt hơn 20 triệu USD là kết quả của sự nỗ lực trong đa dạng hóa dịch vụ thanh toán quốc tế có chất lượng cao như chuyển tiền quốc tế
nhanh, phát hành và thanh toán thư tín dụng nhập khẩu, thông báo và thanh toán thư tín dụng xuất khẩu, phát hành bảo lãnh đối với nước ngoài.. .Kienlongbank cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đã tạo dựng được uy tín và niềm tin đối với khách hàng.
Hiện nay, Kienlongbank có khoảng 74 máy ATM và gần 100 máy POS đang hoạt
động. Kienlongbank đã phát triển các đơn vị liên kết ưu đãi chiết khấu dành cho chủ thẻ
Kienlongbank, khi chủ thẻ sử dụng các dịch vụ tại nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, spa, khám bệnh, giáo dục, thời trang, giải trí.. .sẽ được hưởng ưu đãi giảm giá từ 5%- 50%, thực hiện quảng bá thương hiệu thẻ Kienlongbank tới khách hàng.
Hoạt động cộng đồng
Là ngân hàng có tiêu chí phát triển đề cao giá trị con người, chung tay hướng về cộng đồng, xã hội, Kienlongbank luôn dành riêng ngân sách nhất định hàng năm để thực
hiện các hoạt động xã hội như tặng học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo; xây dựng “Nhà tình nghĩa”; cứu trợ đồng bào vũng lũ lụt. Cụ thể, năm 2014, Kienlongbank đã trao tặng 10 tỷ đồng giúp 53.000 người thuộc hộ cận nghèo tỉnh Kiên Giang mua bảo hiểm ý tế. Chương trình “San sẻ yêu thương- Thêm hương ngày Tết” được Kienlongbank tổ chức liên tiếp 4 năm liền từ năm 2013, trao tặng quà Tết cho các hộ gia đình nghèo, khó khăn đã mang lại niềm vui, giá trị tinh thần rất lớn, là nguồn động viên chia sẻ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên 26 tỉnh, thành cả nước. Năm 2015, Kienlongbank đã dùng nhân lực, thời gian và ngân sách để chia sẻ với cộng đồng thông qua nhiều chương trình lên tới gần 30 tỷ đồng, thực hiện các hoạt động xã hội thiết thực, xoay quanh 3 lĩnh vực: Giáo dục, Chăm sóc sức khỏe cộng đồng và Phát triển
nông thôn. Nổi bật là chương trình trao tặng 5.350 suất học bổng thông qua chương trình
“ Chia sẻ ước mơ” tại 26 tỉnh, thành. Với thông điệp “Chia sẻ ước mơ”, Kienlongbank mong muốn tiếp thêm ước mơ cho các em học sinh cắp sách tới trường, có thêm sự tự tin vững bước vào đời.
d, Kết quả kinh doanh
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Kienlongbank năm 2013-2015
Tổng doanh thu 2.483,
8 2.128,3 2.154,3
Tổng lợi nhuận trước thuế 393,
4 233,7 211,7
Tổng chi phí 1.950,
2 1.851,9 1.874,6
Lợi nhuận ròng 313,
STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Vốn huy động từ các TCTD 4.206,1 6 2.781,9 8 1.172,5 4
2 Vốn huy động từ dân cư 13.303,6
3 2 16.570,5 4 20.080,8 3 Các khoản nợ khác 386,62 387,31 383,3 4 Vốn và các quỹ 3.475,7 1 3.364,1 1 3.373,3 5 Tổng cộng 21.372,1 3 23.103,9 2 25.010,0 3
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của Kienlong Bank giai đoạn 2013-2015)
Năm 2014, lợi nhuận trước thuế giảm xuống 233,7 tỷ đồng, giảm 40,59% sơ với năm 2013. Nguyên nhân chính là ngay từ cuối năm 2013, Kienlongbank xác định mục tiêu chính của năm 2014 là tập trung thực hiện thành công đề án tái cơ cấu toàn hệ thống
theo chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước; trong đó tập trung chia sẻ khó khăn với khách hàng thông qua các hình thức miễn/giảm lãi vay, tập trung giải quyết nợ
xấu, điều hành hoạt động của Kienlongbank phù hợp với tình hình thực tế và định hướng
của Ngân hàng Nhà nước.
Cuối năm 2014, ngân hàng TMCP Kiên Long đặt mục tiêu lợi nhuận 388 tỷ đồng
vào năm 2015 nhưng thực tế cũng chỉ đạt 54,55% so với mục tiêu đề ra, tiếp tục sụt giảm so với các năm trước, nhưng mức lợi nhuận này không thấp so với mặt bằng chung
toàn ngành. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2015 Kienlongbank đã tích cực trong công
tác miễn/giảm lãi để chia sẻ khó khăn với các khách hàng; trích lập các khoản dự phòng
để tích lũy nguồn lực xử lý rủi ro.
2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠINGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG
2.2.1. Thực trạng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Kiên Long
Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt để ổn định tình hình kinh tế vĩ mô, kiếm soát lạm phát. Kienlongbank một mặt tuân thủ các quy định của NHNN, mặt khác đã linh hoạt đưa ra các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn như tăng cường chăm sóc khách hàng, đa dạng hóa các sản phẩm huy động.. .Do đó, Kienlongbank đã đạt được những kết quả khả quan trong công tác huy động vốn, đáp ứng đủ nguồn vốn kinh doanh đồng thời đảm bảo thanh khoản cho toàn hệ thống.
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của Kienlongbank giai đoạn 2013-2015
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số tiền (Tỷ đồng) % Số tiền (Tỷ đồng) % Số tiền (Tỷ đồng) % Tổng vốn huy động 17.509,7 9 0 10 5 19.352, 100 21.253,38 100
Phân loại theo loại tiền gửi
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Kienlongbank qua các năm)
Cùng với sự phục hồi của toàn hệ thống ngân hàng, Kienlongbank đã cải thiện đáng kể nguồn vốn huy động, thanh khoản dồi dào hơn, quy mô vốn huy động tăng trưởng ổn định qua từng năm. Cơ cấu nguồn vốn cũng khá ổn định, chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là vốn huy động từ dân cư, mang lại an toàn thanh khoản cho ngân hàng. Vốn huy động từ các TCTD có xu hướng giảm dần qua từng năm, bám sát theo định hướng của ngân hàng về an toàn vốn.
26
Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của Kienlongbank giai đoạn 2013-2015 Đơn vị tính: Tỷ đồng
Tiền, vàng gửi KKH 1.426,03 8,1 4 8 391,21 2 2,0 2 413,01 4 1,9 Tiền, vàng gửi CKH 16.069,326 91,772 18.946,38 97,901 20.836,5 2 98,042 Tiền ký quỹ 15,43 4 8 0,08 2 15,20 9 0,07 3,848 8 0,01
Phân loại theo đối tượng huy động
Tiền huy động từ tổ chức tín dụng 4.206,16 24,0 2 2.781,9 8 14,38 1.172,54 5,5 2 Tiền huy động từ dân cư 3 13.303,6 8 75,9 16.570,52 2 85,6 4 20.080,8 8 94,4
Phân loại theo thời gian huy động
Ngắn hạn 15.821,0 9 7 90,4 18.743,96 5 96,8 5 20.447,3 2 96, Trung và dài hạn 1.688, 7 95 3~ 608,5 4 3,1 5 806,04 5 3j^
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2014/2013 So sánh 2015/2014 Chênh lệch % Chênh lệch % Tổng VHĐ 17.509,79 19.352,5 21.253,38 1.842,71 10,5 1.900,88 9, 8 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2014/2013 So sánh 2015/2014 Chênh lệch % Chênhlệch % Tổng VHĐ 23.102,73 31.525,6 8 37.305,16 5 8.422,9 6 36,4 5.799,48 318,3
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của Kienlongbank giai đoạn 2013- 2015)
27
2.2.2. Hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Kiên Long2.2.2.1. Hiệu quả huy động vốn xét theo các chỉ tiêu định lượng 2.2.2.1. Hiệu quả huy động vốn xét theo các chỉ tiêu định lượng
a. Quy mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
Bảng 2.4: Tốc độ tăng trường nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Kiên Long qua các năm
Đơn vị tính: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Kienlongbank qua các năm)
Tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Kiên Long tăng dần và ổn định qua các năm cả về quy mô và tốc độ, mỗi năm tăng gần 2.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trung bình 10%/năm. Tuy nhiên, khi so sánh với một số ngân hàng có quy mô tương đương trong ngành thì tốc độ tăng của Kienlongbank khá là thấp.
Bảng 2.5: Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn của Ngân hàng TMCP Việt Á Đơn vị tính: Tỷ đồng
5000 4110 4206
n - 2782
__________1172
0 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm
2015
—•—Thị trường I—•— Thị trường II
(Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh của VietABank giai đoạn 2013-2015)
Để đánh giá tốc độ tăng trưởng vốn huy động của Kienlongbank, có thể so sánh với tốc độ tăng trưởng của Ngân hàng TMCP Việt Á. Tính đến cuối năm 2015, Ngân hàng TMCP Việt Á có vốn điều lệ là 3.098 tỷ đồng với 90 điểm giao dịch, quy mô gần tương đương với Ngân hàng TMCP Kiên Long, nhưng tổng vốn huy động lại lớn hơn rất nhiều, tốc độ tăng của năm 2014 so với năm 2013 đạt 36,46%, năm 2015 tăng 18,33% so với năm 2014. Qua đó có thể thấy Kienlongbank chưa thực sự hiệu quả trong công tác huy động vốn.
Biểu đồ 2.3: Vốn huy động thị trường I và thị trường II
Đơn vị tính: Tỷ đồng
25000 20000 15000 10000
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch(%) Năm 2013 15.21 5 17.51 0 115,08 Năm 2014 19.50 5 19.353 99,22 Năm 2015 22.18 0 21.25 3 95,82
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Kienlongbank qua các năm)
* Vốn huy động từ thị trường I
Vốn huy động từ dân cư ít biến động, có xu hướng tăng ổn định qua các năm. Năm 2013, vốn huy động từ thị trường I là 13.304 tỷ đồng, tăng 25,03% so với năm 2012, chiếm 76% tổng vốn huy động. Năm 2014 là 16.571 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 85,62% tổng vốn huy động. Đặc biệt đến cuối năm 2015, lượng vốn huy động từ thị trường I tăng mạnh lên tới 20.081 tỷ đồng, khi Kienlongbank tiến hành tìm kiếm các đối tác để ký hợp đồng hợp tác thu hộ học phí, hợp tác trả lương qua thẻ...