Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP kiên long khoá luận tốt nghiệp 156 (Trang 69 - 71)

Ồn định môi trường kinh tế vĩ mô

Tiếp nối xu thế tăng trưởng của năm 2015, Chính phủ dự kiến đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt 6,7% và tốc độ tăng CPI đạt dưới 5%. Có nghĩa là nền

kinh tế được Chính phủ đánh giá sẽ còn tiếp tục tăng trưởng cao hơn nữa và tiếp tục giữ

ổn định kinh tế vĩ mô. Hơn nữa, TPP cũng tạo ra sức ép buộc Việt Nam phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cơ cấu lại nền kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao tính minh bạch trong quản lý của Nhà nước, từ đó nâng cao năng suất của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng dài hạn.

Sự lạc quan của các ngân hàng về triển vọng tăng trưởng kinh tế và sự sôi động trở lại của thị trường tài chính ngân hàng trong năm 2016 được thể hiện qua kỳ vọng về tốc

độ tăng trưởng huy động vốn và tín dụng cho năm tới cao hơn hẳn so với kỳ vọng tại thời điểm cuối năm trước: Huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng được các ngân hàng kỳ vọng tăng trưởng bình quân 17,46% tính đến cuối năm 2016 (năm 2015 chỉ kỳ vọng tăng 14,35%), trong đó huy động vốn VND tăng nhanh hơn so với huy động vốn ngoại tệ.

Để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, Nhà nước phải có các chính sách kinh tế đúng đắn, tạo điều kiện cho ngành ngân hàng phát triển, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích hỗ trợ hệ thống NHTM, hiện đại hóa hệ thống hoạt động ngân hàng để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Tạo môi trường pháp lý đồng bộ và ổn định

Năm 2016, việc tham gia Hiệp định TPP được coi là một bước đi quan trọng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và được xem như cơ hội lớn để Việt Nam đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của cộng đồng doanh nghiệp. Thực tế, không phải bây giờ mà từ khi Việt Nam gia nhập WTO, hệ thống ngân hàng đã có những đổi mới đáp ứng yêu cầu

hội nhập. Gia nhập TPP, mức độ cam kết sâu hơn, các yêu cầu cao hơn, đòi hỏi các ngân

hàng cần nâng khả năng cạnh tranh về vốn, quản lý tài sản, khả năng thanh khoản và nguồn lực quản lý đưa ra các sản phẩm về dịch vụ ngày càng tốt hơn. Trong thời gian tới, cần thực hiện có kết quả lộ trình tái cơ cấu hệ thống tài chính mà trọng tâm là khối NHTM nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, hiệu quả kinh doanh và đảm bảo an toàn của cả hệ thống, thực hiện các giải pháp xử lý phù hợp đối với nhóm ngân hàng yếu kém...

Tuy nhiên, hệ thống luật kinh tế nước ta lại chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là các bộ luật liên quan đến hệ thống ngân hàng. Việc ban hành hệ thống pháp luật đồng bộ, rõ ràng sẽ tạo niềm tin cho người dân, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của các NHTM. Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện và đổi mới cơ chế, điều chính hệ thống pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường năng lực cạnh tranh để có thể tận dụng được cơ hội

và vượt qua thách thức khi Hiệp định TPP có hiệu lực.

Tạo điều kiện để thị trường vốn và thị trường tiền tệ phát triển

Sau khi TPP có hiệu lực, các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng cường thanh khoản và gia tăng cơ hội kinh doanh. Ngoài ra, hệ thống ngân hàng có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn ủy thác trên thế giới với chi phí thấp hơn do vị thế của Việt Nam sẽ cải thiện nhiều sau khi gia nhập TPP. Theo đó, ngành Ngân hàng có cơ hội lặp lại giai đoạn

phát triển thần kỳ như năm 2006 khi Việt Nam gia nhập WTO, nhưng cường độ có thể thấp hơn.

Tuy nhiên, sự gia tăng dòng vốn, đặc biệt từ nước ngoài vào cũng làm gia tăng mối lo ngại về bong bóng giá tài sản và vấn đề rút vốn đột ngột có thể sẽ gây mất ổn định cho quốc gia nhận vốn. Vì vậy, Chính phủ cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá. Việt Nam cần thực hiện mở cửa có giới hạn các giao dịch vốn, thẩm định kỹ lưỡng các dự án sử dụng vốn nước ngoài, giám sát chặt chẽ sự chu chuyển của các dòng

vốn ngắn hạn và các giao dịch vốn trên TTCK, đồng thời duy trì một số hạn chế đối với việc chuyển vốn ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP kiên long khoá luận tốt nghiệp 156 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w