Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấy, một số nước trong khu vực và trên thế giới cũng đã quy định các tiêu chí, điều kiện để thu hút dịng vốn FDI có chất lượng, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia trong từng giai đoạn. Ngoài ra, nhiều quốc gia cũng đề ra tiêu chí về quốc phịng an ninh trong q trình thu hút FDI như mở rộng một số lĩnh vực đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài cần phải thẩm tra và được phép của chính phủ.
1.1.3.1. Trung Quốc
* Về tạo lập môi trường thu hút FDI thế hệ mới:
Hiện nay, Trung Quốc là điểm đến đầu tư quan trọng thứ hai trên thế giới của các nhà đầu tư châu Âu và Hoa Kỳ. Đồng thời, Trung Quốc là quốc gia có tỷ lệ thu hút FDI lớn nhất trong khu vực.
Theo số liệu của FDI Market 2018: Trung Quốc thu hút được 4.535 dự án đầu tư từ Mỹ. Có được điều này phải kể đến những nỗ lực thúc đẩy thu hút đầu tư vào 7 dự án lớn:
- Nâng cấp nhà máy Thẩm Dương của BMW;
- Liên doanh giữa Linde và công ty con của Sinopec để sản xuất khí cơng nghiệp ở Ninh Ba;
- Liên doanh của Volkswagen với JAC sản xuất xe điện;
- Bốn dự án mới của Robert Bosch ở Trùng Khánh, Tứ Xuyên, Giang Tô, Quảng Đông;
- Trung tâm nghiên cứu thứ hai của Shell hợp tác với Đại học Thanh Hoa;
- Dây chuyền lắp ráp máy bay trực thăng của Airbus ở Thanh Đảo.
Ngoài ra, cũng phải kể đến những điểm chung trong phát triển kinh tế giữa Liên minh Châu Âu và Trung Quốc. Cụ thể, năm 2015, GDP của Châu Âu và Trung Quốc là 14,72 nghìn tỷ EUR và 9,75 nghìn tỷ EUR, xếp thứ hai và thứ ba trên thế giới sau Hoa Kỳ (16,64 nghìn tỷ EUR).
* Về xây dựng và thực hiện chiến lược FDI thế hệ mới:
Theo kết quả báo cáo “Quan hệ kinh tế EU - Trung Quốc tới năm 2025 - Xây dựng một tương lai chung 21” bên cạnh việc tăng thương mại, đầu tư thì việc tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực: khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, hạ tầng và dịch vụ tài chính, tham gia trao đổi giữa người với người… sẽ khiến cho chất lượng dòng vốn FDI sẽ tăng lên ở cả hai phía.
* Về kiểm tra, giám sát việc thu hút FDI thế hệ mới:
Cùng với đó, các cam kết mới đây của Chính phủ Trung Quốc về cải thiện mơi trường kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngồi cùng với các chính sách đế thúc đẩy mở cửa hơn nữa nền kinh tế và xây dựng mối quan hệ “có đi có lại” được khởi xướng từ Báo cáo chung Quan hệ kinh tế EU - Trung Quốc đến 2025, là những điều kiện thuận lợi để dòng vốn của hai bên gia tăng lẫn nhau.
1.1.3.2. Thái Lan
* Về xây dựng chiến lược FDI thế hệ mới:
Thái Lan là quốc gia được đánh giá sử dụng chính sách thu hút đầu tư thông qua hệ thống ưu đãi khá hiệu quả. Các tiêu chí để được hưởng ưu đãi theo quy định của Thái Lan tập trung vào các lĩnh vực như: phát triển công nghệ cao; nghiên cứu và phát triển, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
* Về tạo lập môi trường thu hút FDI thế hệ mới:
Thu hút FDI luôn được coi là một trong những nhân tố kích thích quan trọng đối với nền kinh tế Thái Lan. Chính phủ Thái Lan ln tạo mơi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, xây dựng chính sách ưu đãi để cho dòng vốn này phát huy được lợi thế, trong đó ưu tiên chính sách giảm thuế. Ngay từ giai đoạn 1959-1971,
Thái Lan đã thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế thay thế hàng nhập khẩu. Quốc gia này đã có chủ trương giảm dần đầu tư từ chính phủ, khuyến khích đầu tư tư nhân. Theo đó, năm 1959, Thái Lan đã thành lập Bộ Đầu tư và đến năm 1960 đã ban hành Luật Đầu tư.
* Về thực hiện chiến lược FDI thế hệ mới:
Thái Lan luôn coi thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp (KCN) là một trong những nhân tố quan trọng để kích thích nền kinh tế phát triển. Đồng thời, từ năm 2005, chính sách thu hút FDI của Thái Lan có sự chuyển biến theo hướng đầu tư chọn lọc với chính sách ưu tiên nhà đầu tư trong nước, hỗ trợ phát triển các loại hình dịch vụ phi sản xuất và các loại hình dịch vụ tài chính. Nhờ những chính sách này, thu hút vốn FDI vào Thái Lan đã đạt được kết quả bước đầu.
Trong số các lĩnh vực thu hút vốn FDI, lĩnh vực công nghiệp thu hút nhiều nhất (với các dự án chế tạo có giá trị gia tăng cao, lĩnh vực cơng nghệ cao và sinh thái), sau đó là thương mại, bất động sản, xây dựng,…
Điểm nổi bật của mơi trường đầu tư Thái Lan nói chung và thu hút FDI vào các KCN nói riêng là sự điều chỉnh linh hoạt và đồng bộ các chính sách phù hợp với biến động thị trường quốc tế và chiến lược phát triển chung của quốc gia này, hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện các chiến lược, từ phát triển thay thế hàng nhập khẩu sang hướng về xuất khẩu và gần đây là kết hợp đồng thời, hài hòa cả thay thế nhập khẩu với hướng về xuất khẩu.
Về địa bàn ưu đãi đầu tư (dựa trên chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người), Thái Lan chia thành 3 vùng để áp dụng chính sách ưu đãi khác nhau. Đồng thời, ưu đãi đầu tư trong KCN và ngồi KCN cũng có sự phân biệt, cụ thể là:
Thuế nhập khẩu Bên ngoài KCN Bên trong KCN
Vùng 1 Giảm 50% Giảm 50%
Vùng 2 Giảm 50% Miễn thuế nhập khẩu
Vùng 3 Miễn thuế nhập khẩu Miễn thuế nhập khẩu
Thuế thu nhập DN Bên ngồi KCN Bên trong KCN
Vùng 1 Khơng được ưu đãi Miễn thuế 03 năm
Vùng 2 Miễn thuế 03 năm Miễn thuế 07 năm
Vùng 3 Miễn thuế 08 năm Miễn thuế 08 năm
Về loại hình doanh nghiệp: Có 3 loại hình doanh nghiệp được áp dụng đối với đầu tư nước ngồi: doanh nghiệp tư nhân đơn nhất, cơng ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân. Hình thức phổ biến nhất đối với đầu tư nước ngồi là cơng ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân.