Thứ nhất, những năm gần đây, thông qua FDI thế hệ mới, Việt Nam đã thu hút
và tích lũy được nhiều công nghệ hiện đại, nổi bật ở các lĩnh vực điện tử, hóa chất, khai thác dầu khí, viễn thơng. Một số ngành sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu trong nước như dệt may, da giày… cũng đạt được những cơng nghệ thuộc loại trung bình tiên tiến ở khu vực. Đây là mơi trường thuận lợi, tạo cơ hội phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước.
Thứ hai, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được nâng
cao qua số lượng các doanh nghiệp tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, có tác động lan tỏa đến các thành phần khác của nền kinh tế thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi với các doanh nghiệp trong nước, công nghệ và năng lực quản lý, kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Sự lan tỏa này có thể theo hàng dọc giữa các doanh nghiệp trong ngành dọc hoặc theo hàng ngang giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành. Mặt khác, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh tồn cầu hóa, qua đó nâng cao được năng lực của các doanh nghiệp trong nước.
Thứ ba, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi đã được khẳng định là
một trong những kênh quan trọng thu hút vốn cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước.
3.3.2. Hạn chế
Mặc dù Việt Nam đã rất thành công trong việc thu hút FDI, điều này được thể hiện ở các chỉ số về đầu tư FDI đều ấn tượng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thu hút, quản lý và hoạt động đầu tư nước ngoài, đặc biệt là việc thu hút FDI thế hệ mới vẫn còn những tồn tại, hạn chế và phát sinh những vấn đề mới, đầu tư FDI vẫn chưa đủ sức tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, tăng chuyển giao công nghệ, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và nâng cao đáng kể tỷ trọng giá trị gia tăng nội địa trong hàng xuất khẩu. Việt Nam vẫn chưa đạt mục tiêu nâng cao đáng kể trình độ cơng nghệ và chuyển giao cơng
nghệ thơng qua các doanh nghiệp FDI. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù công nghệ chuyển giao vào Việt Nam hầu hết là cơng nghệ có trình độ bằng hoặc cao hơn cơng nghệ sẵn có ở Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp FDI có cơng nghệ trung bình so với thế giới (80%), một phần đáng kể có cơng nghệ lạc hậu (14%) và chỉ có 6% có cơng nghệ cao, cơng nghệ tiên tiến, trong khi mục tiêu là 35%- 40%. Cụ thể:
Thứ nhất, hạn chế về tính liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, nhất là hiệu ứng lan tỏa về công nghệ và năng suất lao động từ các đối
tác nước ngồi đến các doanh nghiệp trong nước cịn rất hạn chế, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao. Theo điều tra năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của VCCI nhiều năm liền cho thấy, tỷ lệ các doanh nghiệp tư nhân trong nước tham gia cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong chuỗi sản xuất của doanh nghiệp FDI còn hạn chế. Đến năm 2019, chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp tư nhân trong nước là khách hàng cung cấp hàng hóa đầu vào của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam. Nhìn từ phía các doanh nghiệp FDI, liên kết với các cơng ty trong nước cũng rất yếu. Theo thống kê thì chỉ 26,6% giá trị đầu vào của doanh nghiệp FDI được mua tại Việt Nam, cịn lại là mua từ chính các doanh nghiệp FDI khác. Các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cơng nghệ cao thường có xu hướng nhập hàng hóa đầu vào từ chính nước của doanh nghiệp và có xu hướng ít sử dụng nhà cung cấp ở nước sở tại.
Thứ hai, hạn chế trong chuyển giao công nghệ: Các công nghệ được chuyển
giao theo các dự án FDI thường là các công nghệ được đưa vào theo lợi ích của nhà đầu tư chứ khơng phải theo nhu cầu đổi mới cơng nghệ do phía Việt Nam chủ động đưa ra. Điều này sẽ hạn chế việc chuyển giao công nghệ tiên tiến cho doanh nghiệp nội như kỳ vọng và cam kết. Không những thế, một số trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng việc thiếu các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ, cũng như sự yếu kém trong kiểm tra giám sát tại các cửa khẩu nên đã nhập vào Việt Nam một số máy móc thiết bị có cơng nghệ lạc hậu của các nước khác.
Thứ ba, hạn chế trong tạo ra giá trị gia tăng, chuỗi giá trị toàn cầu: Mặc dù khu vực FDI luôn dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng công nghiệp và xuất khẩu, nhưng
Việt Nam vẫn còn ở nấc thang khá thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu; sự liên kết giữa khu vực đầu tư nước ngồi và khu vực trong nước cịn lỏng lẻo; tỷ lệ nội địa hố trong một số ngành cơng nghiệp thấp; giá trị gia tăng trên một đơn vị sản phẩm xuất khẩu không cao. Một số dự án đầu tư nước ngồi chưa đảm bảo tính bền vững, vẫn gây ơ nhiễm môi trường, tiêu tốn năng lượng, tài nguyên hoặc chưa chú ý đẩy đủ tới yếu tố an ninh quốc phòng.
Thứ tư, hạn chế về chất lượng lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngồi: Trong 30 năm qua, FDI đã góp phần tạo cơng ăn việc làm cho hơn 1,9 triệu
lao động Việt Nam, song có tới 1,1 triệu lao động là nữ, hầu hết các lao động khơng được đào tạo tại nước ngồi hoặc chỉ được đào tạo ngắn ngày. Bên cạnh đó, vấn đề tranh chấp lao động là một hệ lụy khó tránh khỏi, đặc biệt trong những thời điểm doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động, hoặc khi doanh nghiệp gặp khó khăn về sản xuất kinh doanh. Một số chủ doanh nghiệp trả công cho người lao động bằng với mức lương tối thiểu, yêu cầu tăng ca nhiều khiến tiền lương không đủ tái sản xuất sức lao động, dẫn đến mâu thuẫn giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, dẫn đến tình trạng đình cơng bãi cơng, đình trệ sản xuất làm thiệt hại cho cả hai bên.
Thứ năm, hạn chế trong thu hút và chuyển giao cơng nghệ từ các tập đồn đa quốc gia (TNCs): Trong quá trình hoạt động tại Việt Nam, đầu tư từ các TNCs vào
ngành, lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ tiên tiến cịn hạn chế, các cơng ty, tập đồn lớn khơng sẵn sàng thành lập các trung tâm R&D tại Việt Nam mà phần lớn sẽ tự cải biến công nghệ cho phù hợp với điều kiện sử dụng của địa phương.
Thứ sáu, hạn chế về luật pháp, quy định, chính sách thu hút FDI: Hệ thống
luật pháp và chính sách liên quan đến ĐTNN thời gian qua mặc dù đã có những điều chỉnh kịp thời và phù hợp với biến động của tình hình trong nước và quốc tế.
Thứ bảy, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước: Nhận thức về thu hút và
quản lý các nguồn vốn FDI tại các địa phương chưa đồng bộ, có khi nóng vội, thiên về lợi ích trước mắt mà chưa tính đến vấn đề chiến lược, thu hút đầu tư một số nơi còn chạy theo số lượng mà thiếu quan tâm đến chất lượng, làm phá vỡ quy hoạch chung xét trên phạm vi cả nước ảnh hưởng xấu đến các cân đối tổng thể của nền kinh tế.
ngân sách của doanh nghiệp: Các cơ quan quản lý thuế và tài chính cịn chưa
nghiên cứu để có các quy định, biện pháp quản lý hiệu quả để xử lý được vấn đề “chuyển giá” khi giao dịch với cơng ty mẹ hay cơng ty liên kết, cịn việc tính chi phí đầu tư, chi phí nguyên, vật liệu sản xuất thiên cao, giá bán sản phẩm dịch vụ thiên thấp dẫn đến việc giảm lợi nhuận (hay bán lỗ) và không nộp thuế và các khoản thu ngân sách đầy đủ.
Thứ chín, hạn chế trong việc bảo vệ mơi trường, sinh thái: Một số doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài chưa tự giác trong việc tuân thủ quy định về bảo vệ mơi trường, nên đầu tư cơng trình xử lý mơi trường cịn chậm, khơng đảm bảo chất lượng, chỉ vận hành hệ thống xử lý chất thải khi bị cơ quan quản lý môi trường phát hiện và xử phạt. Thực tế, thời gian gần đây các cơ quan chức năng đã phát hiện một số vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường với các hành vi cố ý rất tinh vi của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Đây là vấn đề cần được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm ở tất cả các khâu từ thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư, đến triển khai thực hiện dự án cũng như quá trình hoạt động của dự án đầu tư.