Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới vào việt nam (Trang 37 - 39)

Qua nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên đây, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho Việt Nam về thu hút FDI thế hệ mới như sau:

Về xây dựng chiến lược FDI thế hệ mới: bảo đảm một mơi trường kinh tế,

chính trị ổn định là cơ sở để tăng cường FDI. Khi nhà đầu tư nước ngoài quyết định bỏ vốn đầu tư dài hạn, ổn định chính trị và kinh tế là vấn đề quan tâm hàng đầu, đặc biệt là với các nước mới chuyển đổi cơ chế nền kinh tế... Ổn định chính trị, kinh tế tăng trưởng bền vững với tốc độ cao khiến cho nước nhận đầu tư có mơi trường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngồi hơn. Sự ổn định này khơng chỉ là điều kiện quan trọng đảm bảo an tồn vốn đầu tư mà cịn có vai trị to lớn để đảm bảo sự ổn định nền kinh tế, nhờ đó giảm khả năng rủi ro đầu tư.

Về tạo lập môi trường thu hút FDI thế hệ mới: thống nhất môi trường pháp lý.

Sự thống nhất giữa đầu tư trong nước và FDI là chủ trương để xây dựng mặt bằng pháp lý cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI cũng như để phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong q trình hồn thiện khung pháp luật về FDI, các nước đã từng bước xố bỏ một số quy định mang tính phân biệt khơng cần thiết giữa các quy định của pháp luật về FDI và đầu tư trong nước để hướng đến việc tạo lập một “sân chơi” bình đẳng cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Về thực hiện chiến lược FDI thế hệ mới:

Thứ nhất, dưới góc độ của các địa phương cấp tỉnh, cần có nhãn quan nhạy

bén nắm bắt thời cơ, thuận lợi, thấy rõ những khó khăn, thách thức của địa phương mình để đề ra được chủ trương, biện pháp, chính sách đúng đắn, kịp thời, tập trung nguồn lực, giải quyết dứt điểm. Chủ trương, biện pháp, chính sách khi đã đề ra phải được quán triệt thông suốt, đầy đủ từ cấp tỉnh xuống đến cấp cơ sở, tạo ra sự thống nhất và quyết tâm cao nhất trong việc tổ chức thực hiện, bảo đảm sự thành cơng của biện pháp chính sách.

Thứ hai, về trình độ phát triển của nền kinh tế là mức độ phát triển về quản lý

kinh tế vĩ mô, kết cấu hạ tầng, cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp dịch vụ cho các hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và mức độ cạnh tranh của nước chủ nhà. Có thể nói, đây là các yếu tố có tác động mạnh hơn các chính sách

khuyến khích ưu đãi về tài chính của nước tiếp nhận đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ ba, chuẩn bị nguồn nhân lực để tiếp thu nguồn vốn FDI. Nâng cao trình

độ chất lượng của nguồn nhân lực cũng là một bài học kinh nghiệm của các nước, các địa phương trong thu hút và sử dụng hiệu quả vốn FDI. Những nước này là nước có lợi thế lớn về tài nguyên thiên nhiên và lao động lành nghề với giá rẻ. Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý các dự án FDI, công chức nhà nước về mọi mặt đáp ứng yêu cầu tăng cường công tác quản lý hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.

Về kiểm tra, giám sát việc thu hút FDI thế hệ mới: công tác chỉ đạo, điều hành phải thơng suốt, thống nhất, có nền nếp, kỷ cương trong bộ máy công quyền, tạo được niềm tin và độ tin cậy đối với nhà đầu tư. Phải luôn luôn hướng về nhà đầu tư và doanh nghiệp để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Mọi thủ tục hành chính phục vụ cho hoạt động đầu tư phải gọn nhẹ, khơng làm tăng chi phí, gây phiền hà, sách nhiễu cho nhà đầu tư.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới vào việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w