3.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, cách tiếp cận trong việc xây dựng thể chế, chính sách thu hút đầu tư
nước ngồi cịn chưa đồng bộ, thiếu nhất qn: Trước khi Luật Đầu tư năm 2020 được ban hành, chưa có danh mục ngành nghề khơng thu hút hoặc hạn chế để áp dụng riêng đối với đầu tư nước ngoài, dẫn đến khó khăn, lúng túng trong thực thi pháp luật và cam kết quốc tế. Nhiều cam kết về mở cửa thị trường và tự do hóa đầu tư của Việt Nam theo các điêu ước quốc tế đều được áp dụng trực tiếp; các điều ước quốc tế lại có cách tiếp cận khác nhau (nguyên tắc chọn - cho, nguyên tắc chọn -bỏ); chưa có quy định về điều kiện gia nhập thị trường đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong một số ngành, phân ngành dịch vụ khơng có trong cam kết với Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nên thiếu cơ sở xác định điều kiện đầu tư cho các đối tượng này.
Thứ hai, năng lực quy hoạch và tầm nhìn tổng thể chiến lược cịn yếu, khơng
tạo được quy hoạch có mức liên kết tốt, tạo sức hút vượt trội để thu hút FDI. Thậm chí, có ngành, địa phương vi phạm lợi ích chung của đất nước như tiếp tục kiến nghị xây dựng cảng hàng không, cảng biển trong khi các địa phương bên cạnh đã có sẵn,
tiếp tục phát triển điện than trong khi phải nhập khẩu hàng chục triệu tấn than, muốn cấp phép cho dự án sản xuất sắt thép lớn hàng chục triệu tấn trong khi sản lượng sắt thép chất lượng thấp đang dư thừa... Thiếu các tiêu chí quy định về định mức, tiêu chuẩn quốc gia cho mỗi loại dự án trong thu hút FDI, là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng: (i) Tùy tiện, dễ dãi trong cấp phép dự án FDI quy mô nhỏ, không đem lại hiệu quả cho địa phương về tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, việc làm cho người lao động; (ii) Sử dụng đất lãng phí, cấp đất quá lớn cho dự án FDI trong một số khu kinh tế, khu công nghiệp mà khơng tính đến điều kiện nước ta “đất hẹp, người đơng”, khơng quan tâm đến lợi ích của các thế hệ sau.
Thứ ba, danh mục ngành, lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư chưa phù hợp thực
tiễn; các địa bàn ưu đãi đầu tư còn dàn trải, thiếu tiêu chí xác định phù hợp với yêu cầu, định hướng phát triển; các ngành, lĩnh vực ưu đãi đầu tư cịn thiếu tính chọn lọc, mới tập trung vào số lượng (quy mô vốn, số lao động sử dụng,...) chưa chú trọng chất lượng (khoa học công nghệ, đối mới sáng tạo, giá trị lan tỏa,..).
Thứ tư, chưa có cơ chế khuyến khích ưu đãi vượt trội đối với các dự án lớn,
quan trọng để thu hút được các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đặt trụ sở và thành lập các trung tâm nghiên cứu - phát triển (R&D), trung tâm đối mới sáng tạo tại Việt Nam. Thiếu cơ chế khuyến khích thỏa đáng đế kết nối khu vực đầu tư nước ngồi và đầu tư trong nước; chính sách ưu đãi chưa đủ động lực để khuyến khích các dự án có chuyển giao cơng nghệ, kỹ năng quản trị cho doanh nghiệp Việt Nam và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tăng năng lực liên kết, hấp thụ công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực, sử dụng người lao động Việt Nam đã làm việc, tu nghiệp ở các quốc gia tiên tiến. Đồng thời, thiếu hệ thống các tiêu chí, điều kiện làm cơ sở lựa chọn, sàng lọc dự án phù hợp với định hướng, yêu cầu phát triển theo địa bàn, lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu sử dụng hiệu quả các nguồn lực về đất đai, tài nguyên, khoáng sản, lao động, bảo đảm an ninh, quốc phịng, bảo vệ mơi trường.
Thứ năm, chưa có chính sách hiệu quả để khai thác các cơ hội mới trong định
hướng thu hút các nhà đầu tư, các tập đoàn xuyên quốc gia từ Mỹ, EU: số liệu thống kê cho thấy, đối tác đầu tư nước ngoài từ Mỹ đứng thứ 11/139 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với hơn 1.000 dự án đầu tư, tổng vốn đầu tư đăng ký gần 9,4 tỷ USD, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực chiếm tỉ lệ cao trong tổng vốn đầu tư như kinh doanh dịch vụ khách sạn và ăn uống (46%); công nghiệp chế biến,
chế tạo (31%). EU hiện là đối tác FDI lớn thứ 4 tại Việt Nam với hơn 2.240 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký là 24,67 tỷ USD, tương đương 7,6% trong tổng số vốn FDI đã thực hiện tại Việt Nam. Điểm nhấn của các dự án FDI từ Mỹ và EU là phần lớn có chất lượng cao, sức lan tỏa lớn, tiêu biểu trong số đó là những dự án đầu tư vào cơng nghệ cao từ các Tập đồn Ericsson, ABB, Bosch, Intel, Apple, Google, Dell... Các tập đoàn khác như Coca Cola, Procter & Gamble, Chevron, Conoco Phillips,… đầu tư vào Việt Nam thông qua các chi nhánh, cơng ty con của mình đăng ký tại quốc gia, vùng lãnh thổ thứ ba như British Virgin Islands (Anh), Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc)... Các nhà đầu tư đến từ EU cũng được đánh giá có thế mạnh về dịch vụ hơn sản xuất hàng hóa, nên trong bối cảnh các chuỗi giá trị sản xuất đang thay đổi như hiện nay, việc đón nhận vốn đầu tư từ EU càng trở nên quan trọng cho cả Việt Nam lẫn các nước EU. Trong số 27 quốc gia thành viên EU có hoạt động đầu tư tại Việt Nam, Hà Lan luôn dẫn đầu về số vốn đăng ký.
3.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, nhận thức của các cấp, các ngành và của xã hội còn chưa đầy đủ,
nhất quán; thu hút đầu tư nước ngồi cịn thiếu chọn lọc: Tư duy và định hướng đổi mới, hồn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, thiếu đồng bộ, nhiều quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn. Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác thu hút, quản lý đầu tư nước ngồi nhiều nơi cịn hạn chế, thiếu tính chủ động, sáng tạo; khả năng phân tích, dự báo còn bất cập. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm có lúc, có nơi chưa nghiêm.
Thứ hai, mơi trường đầu tư chưa thơng thống minh bạch nên chưa hấp dẫn
được các công ty đa quốc gia: Mặc dù sự ổn định về chính trị và kinh tế vĩ mô là yếu tố hàng đầu để các nhà đầu tư đánh giá sự hấp dẫn của môi trường đầu tư của một quốc gia, tuy nhiên yếu tố này vẫn chưa đủ. Những yếu tố bất cập của môi trường đầu tư liên đến thủ tục hành chính, đất đai, cơ sở hạ tầng (giao thơng, điện, nước, viễn thông), nguồn nhân lực đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các công ty đa quốc gia chưa cảm thấy sự hấp dẫn vượt trội của môi trường đầu tư Việt Nam so với các nước xung quanh.
Thứ ba, thể chế kinh tế thị trường chưa hoàn thiện khi mà cho đến nay một
này đã ảnh hướng khá lớn đến thu hút và sử dụng FDI cũng như cách mà các doanh nghiệp FDI hoạt động ở Việt Nam đó là tận dụng lao động rẻ, tài nguyên, các tiêu chuẩn mô trường dưới chuẩn, trách nhiệm xã hội khiêm tốn đặc biệt là chưa mang lại tạc động lan tỏa năng suất cho doanh nghiệp trong nước, đồng nghĩa với hiệu quả FDI không cao.
Thứ tư, quy định về môi trường lỏng lẻo: Việt Nam đã và đang áp dụng các
quy định về môi trường dành cho các nước đã và đang phát triển. Tuy nhiên, vẫn cịn khơng ít các doanh nghiệp FDI khơng thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các cam kết khi đăng ký kinh doanh về đầu tư trang thiết bị và xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.
CHƯƠNG 4