THẾ HỆ MỚI VÀO VIỆT NAM
3.1. Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam
Qua hơn 30 năm đẩy mạnh thực hiện các chính sách thu hút FDI vào Việt Nam, dịng vốn FDI vào Việt Nam trải qua nhiều biến động theo tình hình kinh tế - xã hội của thế giới cũng như của khu vực. Tuy nhiên, tổng vốn FDI vào Việt Nam có xu hướng tăng theo thời gian cả về lượng vốn và số dự án cùng với sự mở cửa, hội nhập và cải cách môi trường kinh doanh của Việt Nam.
Hình 3.1.Tình hình thu hút vốn FDI qua các năm
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Sau khi chịu tác động của cuộc khủng hồng tài chính châu Á (1997-1999), dịng vốn FDI vào Việt Nam có xu hướng tăng. Đặc biệt tăng mạnh vào năm 2008 sau khi Việt Nam gia nhập WTO (2007), vốn FDI đăng ký đã đạt mức kỷ lục trong 20 năm là 71,7 tỷ USD, tăng 25,9 lần so với năm 2000 và gần 6 lần so với năm 2006. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu cũng như hạn chế về khả năng hấp thụ của dịng vốn từ bên ngồi đổ vào ồ ạt, vốn FDI Việt Nam đã bị sụt giảm đáng kể vào những năm 2008-2009.
Những năm sau đó, trong giai đoạn từ 2011-2015, FDI tăng khơng đáng kể chủ yếu do sự suy giảm của kinh tế toàn cầu. Hơn nữa, đối với Việt Nam, lạm phát và chi phí đầu vào tăng, việc giải phóng mặt bằng nhiều dự án gặp nhiều khó khăn... cũng là nguyên nhân tác động tiêu cực đến việc thu hút FDI trong giai đoạn này. Cho đến những năm gần đây, một loạt các Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, cùng với nỗ lực cải thiện mơi trường đầu tư kinh doanh, duy trì ổn định an ninh, chính trị và phát triển kinh tế, kết quả thu hút vốn FDI khả quan hơn, trở thành một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Về đối tác đầu tư:
Qua hơn 30 năm thực hiện thu hút FDI, có tới hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư vào Việt Nam song nguồn vốn FDI chủ yếu tập trung ở các nhà đầu tư đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Trung Quốc, Hong Kong và Hàn Quốc là những quốc gia có tổng vốn đầu tư vào Việt Nam lớn nhất. Tiếp đến là các quốc gia Nhật Bản, Đài Loan. Trong khi đó, Mỹ và châu Âu mặc dù là hai thị trường xuất khẩu chủ lực, đem lại thặng dư xuất khẩu lớn cho Việt Nam nhưng dòng vốn FDI từ các thị trường này vào Việt Nam cịn rất hạn chế.
Đơn vị: Triệu USD
Hình 3.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo đối tác đầu tư (lũy kế đến 31/12/2020)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Nguồn gốc dòng vốn FDI vào một quốc gia là một trong những yếu tố phản ánh chất lượng của FDI và hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Có thể thấy, qua thời gian, dịng vốn FDI vào Việt Nam đã có sự chuyển dịch về nguồn gốc, theo hướng tăng vốn FDI từ các quốc gia phát triển và một số quốc gia có cơng nghệ nguồn (như Hàn Quốc, Nhật Bản).
- Về lĩnh vực đầu tư:
Vốn FDI ngày càng có xu hướng tập trung vào một số ít nhóm ngành chủ lực, gắn với lộ trình cắt giảm thuế quan và mở cửa các lĩnh vực đầu tư hấp dẫn theo các cam kết ngày càng thơng thống trong các FTA. Từ năm 2001 đến nay, vốn FDI vẫn tập trung chủ yếu vào các ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo. Dịng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực chế biến chế tạo chiếm 59% về cơ cấu vốn và 50,3% về cơ cấu dự án. Tuy nhiên, xem xét về biến động dòng vốn FDI vào Việt Nam cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài đang hướng tới một số ngành dịch vụ của Việt Nam như hoạt động kinh doanh bất động sản; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ và nổi bật là ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí. Ngược lại, một số ngành có mức độ thu hút vốn FDI giảm dần. Trong đó mạnh nhất phải kể đến ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hịa khơng khí và ngành khai khống.
Nguồn: Tổng cục Thống kê - Cơ cấu vốn đầu tư theo quốc gia và vùng lãnh thổ:
Có 139 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Theo số liệu tháng 05/2021, 5 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư cao nhất bao gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan và Hồng Kơng.
Hình 3.4. Cơ cấu vốn đầu tư theo quốc gia và vùng lãnh thổ
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam - Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành kinh tế:
Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào 18 lĩnh vực, theo số liệu tháng 04/2020, 5 lĩnh vực nhận được vốn đầu tư nhiều nhất bao gồm: Công nghiệp chế biến, chế tạo (“I”), Hoạt động kinh doanh bất động sản (“II”), Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hịa (“III”), Dịch vụ lưu trú và ăn uống (“IV”) và Xây dựng (“V”).
Hình 3.5. Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam - Cơ cấu vốn đầu tư theo tỉnh thành:
Đầu tư trực tiếp nước ngồi đã có mặt ở 63 tỉnh và thành phố trên cả nước. Số liệu tháng 04/2020 cho thấy 5 khu vực được đầu tư nhiều nhất là Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai.
Hình 3.6. Cơ cấu vốn đầu tư theo địa phương
Mặc dù vậy, vốn FDI vào Việt Nam cịn có những hạn chế: Chất lượng vốn FDI cịn thấp; trình độ cơng nghệ, chuyển giao cơng nghệ, mối liên kết với các công ty trong nước, xử lý ô nhiêm mơi trường cũng như đóng góp của FDI vào ngân sách nhà nước không tương xứng với những ưu đãi cao dành cho FDI (đặc biệt trong ưu đãi về thuế và tiếp cận đất đai). Trong quá trình hoạt động tại Việt Nam, các cơng ty, tập đồn lớn khơng sẵn sàng thành lập các trung tâm R&D tại Việt Nam mà phần lớn sẽ tự cải biến công nghệ cho phù hợp với điều kiện sử dụng của địa phương. Hơn 80% doanh nghiệp FDI sử dụng cơng nghệ trung bình của thế giới, khoảng 5%-6% sử dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, trong khi mục tiêu là 35%- 40%.
Liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI còn yếu, hiệu ứng lan tỏa về công nghệ và năng suất lao động từ các đối tác nước ngoài đến các doanh nghiệp trong nước còn rất hạn chế, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao. Theo điều tra năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của VCCI nhiều năm liền cho thấy tỷ lệ các doanh nghiệp tư nhân trong nước tham gia cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong chuỗi sản xuất của doanh nghiệp FDI cịn hạn chế. Đến năm 2017, chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp tư nhân trong nước là khách hàng cung cấp hàng hóa đầu vào của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam. Nhìn từ phía các doanh nghiệp FDI, liên kết với các công ty trong nước cũng rất yếu. Theo thống kê thì chỉ 26,6% giá trị đầu vào của doanh nghiệp FDI được mua tại Việt Nam, cịn lại là mua từ chính các doanh nghiệp FDI khác. Các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cơng nghệ cao thường có xu hướng nhập hàng hóa đầu vào từ chính nước của doanh nghiệp và có xu hướng ít sử dụng nhà cung cấp ở nước sở tại. Hiện nay, các cam kết của hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết yêu cầu phải có tỷ lệ đóng góp cao của nguồn lực địa phương, việc sản xuất sản phẩm ở địa phương phải có mức độ tham gia sâu hơn vào dây chuyền chứ khơng chỉ ở mức lắp ráp đơn thuần. Vì vậy, các doanh nghiệp trong nước nước cần phải tự vươn lên, chủ động nâng cao năng lực sản xuất, tiếp thu công nghệ và tăng cường liên kết thâm nhập sâu và chuỗi cũng ứng toàn cầu của các doanh nghiệp FDI.
Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi liên tục gia tăng, nhưng chưa đạt kỳ vọng so với những ưu đãi về thuế, tài chính đã đặt ra. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến 31/12/2019 có 16.178 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đang hoạt động có kết quả kinh doanh, chiếm 2,89% tổng số doanh nghiệp.
Quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI có mức tăng trưởng cao cả về doanh thu và lợi nhuận. Riêng năm 2019, doanh thu tăng 28% so với năm 2018, cao hơn tốc độ tăng tài sản (22%) và tốc độ tăng vốn chủ sở hữu (14%) cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI rất thuận lợi. Tuy nhiên, mức độ đóng góp của doanh nghiệp FDI rất khiêm tốn. Tốc độ tăng về số nộp ngân sách của khối FDI năm 2019 so với năm 2018 là 7% và vẫn thấp hơn tốc độ tăng về lợi nhuận trước thuế là 19,2% và lợi nhuận sau thuế là 22%.
Như vậy, nguồn vốn FDI có vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua thông qua việc tạo vốn hay chuyển giao kinh nghiệm quản lý… Tuy nhiên, nguồn FDI đang bộc lộ nhiều hạn chế như vấn để chuyển giao công nghệ, ô nhiễm mơi trường... Trong khi đó, cơ cấu dịng vốn FDI hướng nhiều vào bất động sản, gây nên những cơn sốt “ảo”, tình trạng đầu cơ trên thị trường... Điều này đặt ra yêu cầu cần lựa chọn dịng vốn FDI có chất lượng cao phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới.