Chiến lược thu hút FDI thế hệ mớ

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới vào việt nam (Trang 70 - 71)

Thứ nhất, thực tế cho thấy Việt Nam hiện nay còn thiếu một chiến lược về

đầu tư trực tiếp nước ngồi của quốc gia mang tính dài hạn và cụ thể. Các mục tiêu trong Luật Đầu tư nước ngoài (trước đây) và Luật Đầu tư chung hiện nay quá nhiều, chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau (ví dụ vừa ưu tiên phát triển công nghệ cao, vừa ưu tiên những ngành sử dụng nhiều lao động...). Hơn nữa, việc thay đổi chiến lược địi hỏi cần phải mang tính quốc gia, khơng nên để tình trạng mỗi tỉnh, mỗi địa phương có kế hoạch thu hút FDI riêng, dẫn tới tình trạng nguồn vốn FDI được phân bổ và sử dụng kém hiệu quả.

Thứ hai, chiến lược FDI cần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của khu vực

doanh nghiệp FDI. Công nghiệp phụ trợ trong nước kém phát triển, giá trị gia tăng của FDI kém là nguyên nhân chủ yếu khiến các doanh nghiệp FDI liên tục nhập siêu (nếu bỏ dầu thô ra khỏi kim ngạch xuất khẩu của khối này), góp phần làm trầm

trọng thêm tình trạng thâm hụt cán cân thương mại kinh niên của Việt Nam. Bởi vậy, cần thúc đẩy việc thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước.

Thứ ba, mục tiêu chủ yếu thu hút FDI thế hệ mới là vốn và công nghệ (bao

gồm công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý) vào những ngành, lĩnh vực mà phía Việt Nam chưa làm được (ví dụ, các dự án lớn về cơ sở hạ tầng, điện, nước... mà Nhà nước chưa đủ sức làm) theo hình thức cơng - tư kết hợp (PPP - Public Private Partnership). Đồng thời, đẩy mạnh thu hút FDI vào các lãnh vực sản xuất chế tạo, tạo nhiều giá trị gia tăng tại Việt Nam.

Thứ tư, phải coi FDI thế hệ mới là chất xúc tác về kinh doanh, tạo ra hiệu

ứng lan tỏa tới các doanh nghiệp tư nhân. Việc trở thành nhà cung ứng tại chỗ cho các doanh nghiệp nước ngoài sẽ giúp các doanh nghiệp tư nhân kết nối được vào mạng lưới cung ứng tồn cầu, đồng thời, có cơ hội được làm việc với những tiêu chuẩn chất lượng và môi trường kinh doanh quốc tế.

Thứ năm, thu hút FDI thế hệ mới là gắn với bảo vệ môi trường và hướng tới

phát triển bền vững. Cần tăng cường vai trò tham gia thẩm tra của Bộ, ngành khi thẩm tra cấp phép cũng như khi giám sát việc đầu tư cơng trình xử lý mơi trường, việc đảm bảo xử lý chất thải hàng ngày khi vận hành để đảm bảo an tồn cao nhất về tác động mơi trường.

Thứ sáu, cần nghiên cứu xu hướng vận động FDI thế hệ mới của các đối tác

chiến lược và khả năng tiếp cận (phương pháp, điều kiện và cách tiếp cận) của Việt Nam trong việc tiếp nhận FDI từ các đối tác này, đồng thời duy trì và phát triển xu hướng đó theo định hướng của Chính phủ. Đồng thời, sẽ kiến nghị, đề xuất hoặc điều chỉnh chính sách thu hút và xúc tiến đầu tư đối với các đối tác chiến lược của Việt Nam trong thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, qua đó tạo nền tảng cho việc nghiên cứu xây dựng chiến lược xúc tiến và thu hút vốn đầu tư nước ngồi với tầm nhìn dài hạn.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới vào việt nam (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w