Xây dựng chiến lược FDI thế hệ mớ

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới vào việt nam (Trang 47 - 48)

Việt Nam đã phần nào bỏ lỡ cơ hội thu hút FDI sau khủng hoảng châu Á 1997-1998. Với VN-US BTA, sáng kiến Việt - Nhật sau đó, và nhất là việc gia nhập WTO 2007, làn sóng FDI đã thực sự trở thành bộ phần hữu cơ của nền kinh tế Việt Nam, song tác động FDI mang lại còn xa so với kỳ vọng.

Vấn đề thu hút FDI có chất lượng, cả về tạo giá trị gia tăng, lan tỏa công nghệ, kỹ năng cao, và phát triển bền vững, đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết.

Xây dựng khu công nghiệp và khu kinh tế được Việt Nam xem như một giải pháp hữu hiệu trong thu hút đầu tư nói chung và đặc biệt là FDI. Hàng trăm khu công nghiệp, hàng chục khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế được thành lập. Chúng góp phần có ý nghĩa đối với cơng cuộc cơng nghiệp hóa và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng chưa tạo được đột phá trong chuyển đổi mơ hình tăng trưởng.

Xây dựng chiến lược cụm liên kết ngành, nhiều làng nghề, các khu công nghiệp, khu kinh tế, với q trình chun mơn hóa và quần tụ của các hoạt động sản xuất kinh doanh tương tự và liên kết nhau, được hình thành và phát triển một cách tự nhiên chứ cơ bản không phải dưới sự can thiệp có chủ ý ban đầu của Chính phủ và chính quyền địa phương. Cụm liên kết ngành du lịch, dầu khí được hình thành, phân bổ tại các vùng được thiên nhiên ưu đãi, ví dụ như Cụm du lịch miền Trung,

Cụm dầu khí vùng Đơng Nam Bộ hay Cụm nơng sản vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Quan sát cũng cho thấy, các cụm ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu thường tập trung nhiều ở phía Nam, nhất là khu vực xung quanh Tp. Hồ Chí Minh (ví dụ như dệt may, da giày, điện tử,...); trong khi đó, các cụm ngành cơng nghiệp nặng, sử dụng nhiều vốn thường có xu hướng tập trung ở phía Bắc, khu vực xung quanh Hà Nội và các tỉnh lân cận (ví dụ cụm cơ khí ơ tơ, xe máy, điện tử điện lạnh,..).

Xây dựng chiến lược chuyển dịch trọng tâm từ thu hút nhà đầu tư phù hợp cho “sản phẩm” của Việt Nam sang phát triển sản phẩm phù hợp (tức là môi trường kinh doanh và điều kiện đầu tư phù hợp) cho loại hình đầu tư mà Việt Nam cần trong tương lai, nhờ đó có thể tăng tối đa hiệu ứng lan toả và giá trị gia tăng của FDI.

Xây dựng chiến lược khuyến khích và tạo thuận lợi đầu tư, tạo thuận lợi và thúc đẩy đầu tư tiếp tục là một phần quan trọng của các biện pháp chính sách đầu tư mới được thông qua.

(i) Triển khai các biện pháp xúc tiến mới: Nhiều quốc gia đã thực hiện các biện pháp mới để thúc đẩy đầu tư vào trong nước.

(ii) Khuyến khích tài khóa vẫn là một cơng cụ quan trọng thúc đẩy đầu tư: Một số quốc gia đã áp dụng các lợi ích thuế mới cho các nhà đầu tư.

(iii) Tinh giản hoặc đơn giản hóa thủ tục hành chính.

(iv) Thúc đẩy xu thế tự do hóa FDI: 29 biện pháp chính sách được áp dụng vào năm 2019 trong số đó khoảng 30% liên quan đến tự do hóa một phần hoặc tồn bộ đầu tư trong nhiều ngành khác nhau, bao gồm khai thác mỏ, dầu khí, hàng khơng, viễn thơng, giáo dục và quốc phòng. Những năm gần đây, các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á tích cực nhất trong việc tự do hóa FDI.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới vào việt nam (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w