Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho FDI thế hệ mớ

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới vào việt nam (Trang 78 - 80)

Đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay vừa có ý nghĩa cấp bách trước mắt và có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Trong những năm qua Việt Nam đã quan tâm đến việc xây dựng nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhưng chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là những lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI và một bộ phận cán bộ quản lý hoạt động trong khu vực này chưa đáp ứng được yêu cầu mà thực tế đặt ra. Hay nói cách khác đi là họ chưa được đào tạo để có đủ trình độ, năng lực.

Bản lĩnh thích ứng được mơi trường sản xuất, kinh doanh, quản lý mới, hiện đại hơn, chính vì vậy giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay là:

- Cần hồn thiện chính sách sử dụng lao động trong các doanh nghiệp FDI; trong đó cần chú ý các vấn đề như: tuyển dụng lao động; chế độ đãi ngộ với lao động (lương, thưởng, phụ cấp...); sa thải lao động; đình cơng; xử lý tranh chấp lao động...

- Đối với các doanh nghiệp của Nhà nước khi tham gia các liên doanh với nhà ĐTNN thì Nhà nước cần chú trọng đến việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý, phẩm chất chính trị... Mạnh dạn đưa họ đi đào tạo ở nước ngoài, hoặc thuê các chuyên gia nước ngoài đến đào tạo họ. Cần xây dựng qui chế đưa cán bộ công chức đại diện cho doanh nghiệp nhà nước tham gia Hội đồng quản trị, đảm nhận các chức vụ quản lý trong doanh nghiệp liên doanh.

Quy chế cần quy định rõ tiêu chuẩn (chun mơn, chính trị); nghĩa vụ và quyền hạn; thời gian làm việc; chế độ đại ngộ khi tham gia doanh nghiệp liên doanh.

- Chính phủ cần phải tăng tỷ lệ ngân sách dành cho giáo dục bao gồm tất cả các cấp từ mầm non, mẫu giáo đến trung học cơ sở; trung học chuyên nghiệp, trung học dạy nghề, đại học và sau đại học.

- Thiết lập các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong nước liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển các trường lành nghề hợp tác liên quốc tế có chất lượng, trình độ cao. Chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, phù hợp với yêu cầu thị trường.

- Đổi mới cơ chế để khuyến khích phát triển hệ thống các trường bán cơng dân lập và trường tư thục. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, từ bậc phổ thơng cho tới đào tạo nghề, đào tạo ở bậc đại học. Nhà nước cần xây dựng chế độ đãi ngộ nhằm khuyến khích “xã hội hóa” cơng tác giáo dục đào tạo.

- Ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA cho phát triển giáo dục và đào tạo.

- Khai thác các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế để đầu tư cho phát triển giáo dục.

- Thiết lập các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong và doanh nghiệp FDI phát triển quỹ R&D đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, cần quy hoạch đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển các ngành như dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nơng sản, thuỷ sản, ngành thủ cơng. Nguồn kinh phí theo địa phương cung cấp và các đơn vị sử dụng lao động tài trợ. Khuyến khích các doanh nghiệp tự tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn ngành nghề của doanh nghiệp.

Nguồn nhân lực có chất lượng là một yếu tố đạo đức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, là nhân tố để các dự án FDI phát huy hiệu quả kinh tế của mình.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới vào việt nam (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w