Để có thể đạt được các chiến lược thu hút FDI thế hệ mới hiệu quả cũng như phát huy những cơ hội và hạn chế những thách thức, thời gian tới, chúng ta cần:
Một là, để thu hút có chọn lọc và tối đa hóa hiệu quả FDI, trước hết Việt
Nam cần tiếp tục nỗ lực tạo dựng một thể chế kinh tế thị trường hiện đại, định hướng XHCN, phù hợp với những chuẩn mực, thông lệ quốc tế về kinh tế, thương mại, đầu tư. Nhà nước cần tạo điểm nhấn trong đột phá thể chế, chẳng hạn như các tổ chức mơ hình các đặc khu kinh tế, đồng thời phải chuyển trọng tâm sang kiến tạo một môi trường kinh doanh minh bạch, cạnh tranh, tiên liệu được; thúc đẩy tinh thần kinh doanh khuyến khích đầu tư và đổi mới, chuyển giao cơng nghệ, nâng cao chuỗi giá trị và có sức lan tỏa trong nền kinh tế; cải thiện kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Hai là, tiếp tục tạo dựng, hồn thiện khung khổ pháp lý thích hợp cùng với
sự quyết liệt thực thi, đặc biệt liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh… Đồng thời, việc thu hút các dự án FDI có chọn lọc, đáp ứng cơng nghệ, phát
triển kỹ năng, kinh doanh bền vững, tác động lan tỏa và có sự kết nối với DN Việt Nam… phải được chuyển hóa thành chính sách, chiến lược cụ thể.
Ba là, hình thành các cụm liên kết ngành là một hướng đi chính sách cần đặc
biệt quan tâm. Nhiều nghiên cứu về cụm liên kết ngành cho thấy các nhân tố tạo ra sự phát triển cụm liên kết ngành bao gồm: môi trường thể chế chuyên nghiệp và thân thiện, thu dụng được nhân tài và một lực lượng lao động có kỹ năng; hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; sự có mặt của các doanh nghiệp tiên phong, trong đó có vai trị của FDI và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh thuận lợi. Thu hút FDI nhưng không gây bất ổn kinh tế là điều Việt Nam cần phát huy trong quá trình hội nhập sâu rộng của mình.
Bốn là, phát triển được ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ doanh nghiệp
FDI. Để giữ chân doanh nghiệp FDI, các cơ chế, chính sách chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là Việt Nam phải phát triển được ngành công nghiệp phụ trợ đủ mạnh, bảo đảm cung cấp nguyên liệu, phụ liệu, chi tiết, phụ tùng máy móc, thiết bị và tham gia vào chuỗi sản xuất, lưu thông của doanh nghiệp FDI. Khi làm được điều này, thì khả năng giữ chân doanh nghiệp FDI rất cao ngay cả trong trường hợp các nước đưa ra chính sách thu hút FDI hấp dẫn hơn.
Năm là, thu hút FDI thế hệ mới theo quy hoạch chung của các ngành, tập
trung vào các lĩnh vực công nghệ cao, thân thiện với môi trường và tiêu thụ ít năng lượng, phát triển và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, tạo giá trị gia tăng cao nhằm đạt được các mục tiêu phát triển…
Sáu là, phát triển FDI thế hệ mới bền vững với trọng tâm là chất lượng và
hiệu quả phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tăng cường liên kết với doanh nghiệp trong nước.