Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thu hút FDI thế hệ mớ

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới vào việt nam (Trang 80 - 84)

Cần xác định nội dung, các hình thức trong tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát nhất là vấn đề xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý nhà nước như: các quy định về bảo vệ môi trường, việc thực hiện tiến độ đầu tư; việc thực hiện chế độ lao động, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động, vấn đề nhập khẩu lao động có chun mơn cao; vấn đề chuyển giao cơng nghệ từ nước ngồi vào Việt Nam; kiểm tra, giám sát tài chính của các doanh nghiệp, các dự án nhằm "chống chuyển giá".

Đó là nội dung đặc biệt quan trọng địi hỏi cán bộ quản lý về kiểm tra, thanh tra phải có trình độ chun mơn về kỹ thuật cao và có kinh nghiệm thì mới đáp ứng được u cầu đặt ra. Hồn thiện các quy trình quản lý, kiểm tra, thanh tra, giám sát xây dựng và thực hiện chính sách đối với các dự án đã được cấp phép đầu tư, trong đó cần chú ý quản lý, cơng tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ khâu đầu tư xây dựng cơ bản, việc thực thi các mục tiêu, hạng mục dự án, phát hiện xử lý kịp thời những vi phạm về xây dựng, thiết kế đã được duyệt. Thường xuyên kiểm tra, rà soát phân loại các dự án FDI đã được cấp giấy phép đầu tư.

Việc thường xuyên rà soát hoạt động FDI là một trong những giải pháp để xử lý và giải quyết các vấn đề phát sinh. Đối với các dự án FDI đã triển khai thực hiện hoặc đã đi vào sản xuất, các ban, ngành liên quan và Ủy ban đầu tư Việt Nam cần có những biện pháp để tạo thuận lợi và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp FDI. Đối với các dự án FDI chưa triển khai nhưng nếu xét thấy vẫn có khả năng thực hiện, cần thúc đẩy việc triển khai trong một khoảng thời gian nhất định và giúp giải quyết các vướng mắc, kể cả việc điều chỉnh mục tiêu và quy mô hoạt động dự án FDI. Đối với các dự án FDI chưa triển khai và xét thấy khơng có triển vọng thực hiện sản xuất kinh doanh, cơ quan có trách nhiệm cần kiên quyết thu hồi giấy phép đầu tư.

Tăng cường hướng dẫn, giúp đỡ hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngồi, các doanh nghiệp trong cơng tác kiểm tra, thanh tra, giám sát. Cơ quan quản lý nhà nước về FDI cần tìm ra tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khuyến khích hỗ trợ kịp thời đối với các nhà đầu tư nước ngồi. Cơng tác kiểm tra, thanh tra cần thực hiện chủ động, có kế hoạch, có phương pháp xử lý linh hoạt, mềm dẻo, tạo ra sự công bằng, minh bạch. Tránh các hoạt động dẫn đến sách nhiễu vì mục đích cá nhân.

Cơng tác kiểm tra, thanh tra, giám sát là một yêu cầu bắt buộc trong cơng tác quản lý KT-XH nói chung, quản lý nhà nước đối với FDI nói riêng. Chính vì đó,

địi hỏi phải nâng cao chất lượng kiểm tra, thanh tra, giám sát các cơ quan chức năng để kịp thời uốn nắn, khắc phục những tồn tại, hạn chế, vi phạm trong hoạt động FDI. Cơng tác này địi hỏi đảm bảo khách quan, đặc biệt không gây phiền hà cho nhà đầu tư nước ngồi, làm tốt cơng tác này sẽ góp phần quan trọng trong cơng tác quản lý nhà nước đối với FDI Việt Nam ngày càng hiệu quả.

KẾT LUẬN

Chiến lược thu hút đầu tư FDI thế hệ mới sẽ tập trung gần như hoàn toàn vào các hoạt động giá trị gia tăng cao, giới thiệu công nghệ mới, các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng chuyên sâu và hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ để giúp các doanh nghiệp trong nước hội nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu, cũng như là chất xúc tác để tạo ra một thế hệ mới các doanh nghiệp trong nước thành công. Trên thực tế, những nội dung này cho biết mục tiêu hướng đến của chiến lược này, nhưng ban đầu vẫn có cần phải có một số loại hình đầu tư FDI “thế hệ một” để tối đa hóa giá trị gia tăng từ đầu tư FDI thế hệ mới, khắc phục các điểm yếu trong chuỗi giá trị và tạo ra việc làm ở nhiều tỷnh thành mà đầu tư FDI thế hệ đầu vẫn cịn có vai trị quan trọng trong nhiều năm tới.

Thời gian qua, kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp. Xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn tiếp tục căng thẳng; đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng lớn đến dòng vốn đầu tư trên thế giới; các Tập đoàn đa quốc gia đang tái cơ cấu, định vị lại chuỗi cung ứng, đa dạng hóa đầu tư nhằm tránh phụ thuộc vào một thị trường, một đối tác. Các Hiệp định CPTPP và EVFTA đã có hiệu lực, Hiệp định RCEP và Hiệp định thương mại Việt Nam - Vương quốc Anh vừa được ký kết, cùng các Hiệp định thương mại tự do khác sẽ giúp Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư chiến lược trong quá trình tái cơ cấu đầu tư của các Tập đoàn quốc tế. Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để chủ động chọn lọc, thu hút dịng vốn đầu tư nước ngồi chất lượng cao.

Trên cơ sở rà soát thực tiễn và nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, luận văn đã đề xuất 6 giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút FDI thế hệ mới vào Việt Nam mà Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện trong giai đoạn tới gồm: Hồn thiện hệ thống, chính sách pháp luật cho thu hút FDI thế hệ mới; Xây dựng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới trong bối cảnh CMCN 4.0; Tạo môi trường mềm cho các nhà đầu tư FDI thế hệ mới; Tạo môi trường cứng cho các doanh nghiệp FDI thế hệ mới; Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho FDI thế hệ mới; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thu hút FDI thế hệ mới.

Vấn đề thu hút vốn FDI với trọng tâm FDI thế hệ mới trong những năm tới có ý nghĩa rất to lớn đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Trong điều kiện đó, nhà nước ta phải hồn thiện việc tổ chức và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước

ngồi, đáp ứng nhu cầu sử dụng có hiệu qủa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đúng chủ trương quan trọng của Đảng và nhà nước ta là xem nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng; kết hợp nội lực và ngoại lực thành sức mạnh tổng hợp trong xây dựng đất nước.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới vào việt nam (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w